Giải SBT Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
-
7076 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hiểu thế nào là hôn nhân?
Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
Câu 2:
Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay được xây dựng theo những nguyên tắc cơ bản nào?
Nguyên tắc cơ bản của hôn nhân là :
1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng,vợ chồng bình đẳng.
2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
3. Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
4. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
5. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.
6. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ
Câu 3:
Pháp luật nước ta quy định thế nào về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân?
1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.
3. Bình đẳng có quyền và gnhĩa vụ ngang nhau về mọi mặt.
4. Tôn trọng danh dự nhân phẩm nghề nghiệp của nhau.
Câu 4:
Việc kết hôn sớm có tác hại như thế nào đối với cá nhân, gia đình và xã hội?
Đối với cá nhân: Ảnh hưởng tới sức khỏe, tới việc học hành của bản thân.
với gia đình: Không làm tròn và làm tốt trách nhiệm vợ chồng, trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ.
Đối với xã hội: Ảnh hưởng đến nòi giống của dân tộc.
Câu 6:
Tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật vê hôn nhân và gia đình là:
Đáp án đúng là: C
Câu 7:
Để xây dựng gia đình hạnh phúc, việc kết hôn phải dựa trên cơ sở.
Đáp án đúng là: A
Câu 10:
Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, những người nào sau đây không được kết hôn với nhau?
A. Công dân Việt Nam với người nước ngoài
B. Những người theo các tôn giáo khác nhau
C. Những người đang có vợ, chồng
D. Những người thuộc các dân tộc khác nhau
E. Những người cùng dòng máu về trực hệ
G. Những người có họ trong phạm vi 5 đời
Đáp án đúng là: C, E
Câu 11:
Lan và Tuấn yêu nhau đã lâu. Khi hai người thưa chuyện với gia đình thì mẹ Lan nhất định không đồng ý vì cho rằng Tuấn ít tuổi hơn Lan, nếu lấy nhau sau này Lan sẽ già hơn chồng và sẽ không hạnh phúc. Lan và Tuấn giải thích mãi nhưng mẹ Lan vẫn không đồng ý. Theo bà, con cái phải nghe lời cha mẹ. Bà còn doạ sẽ từ con nếu Lan cứ làm theo ý mình.
Câu hỏi:
1 / Mẹ Lan có quyền ngăn cản việc kết hôn của Lan và Tuấn không? Vì sao?
2/ Lan và Tuấn có thể làm gì để thực hiện được ý nguyện của mình?
1/ Theo em, Lan không có quyền ngăn cản việc kết hôn của Lan và Tuấn. Bởi vì, theo quy định của pháp luật hôn nhân được xây dựng trên cơ sở nam nữ tự nguyện, không bị ép buộc.
2/ Lan và Tuấn có thể nhờ sự can thiệp của pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Câu 12:
Anh K và chị H chưa đủ tuổi kết hôn nên không được đăng kí kết hôn. Thế nhưng, gia đình hai bên cứ quyết định tổ chức Lễ thành hôn cho anh chị, vì họ nghĩ trước sau gì thì hai anh chị cũng là vợ chồng của nhau. Sau Lễ thành hôn, anh K và chị H sống chung với nhau và mọi người đều thừa nhận họ là vợ chồng của nhau.
Câu hỏi:
1/ Việc tổ chức Lễ thành hôn và chung sống của anh K và chị H có được coi là đúng pháp luật không? Vì sao?
2/ Nếu muốn được là vợ chồng của nhau, anh K và chị H có cần phải đăng kí kết hôn khi đã đủ tuổi kết hôn hay không?
1/ Việc tổ chức Lễ thành hôn và chung sống của anh K và chị H không đúng pháp luật. Bởi vì, điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật là phải đủ độ tuổi kết hôn (nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi); phải đăng kí kết hôn.
2/ Nếu muốn là vợ chồng của nhau hợp pháp thì anh K và chị H phải đăng kí kết hôn sau khi đủ độ tuổi, như vậy mới được coi là pháp luật hợp pháp.
Câu 13:
Hãy sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm và quan hệ vợ chồng trong gia đình.
- Ép dầu, ép mỡ, ai nỡ ép duyên.
- May gặp duyên, chẳng may gặp nợ.
- Nhất duyên, nhì phận, tam phong thổ.
- Phải duyên thì dính như keo
Trái duyên chổng chểnh như kèo đục vênh.
- Lấy chồng cho đáng tấm chồng
Bỏ công trang điểm má hồng răng đen.