Giải SBT Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
-
7083 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Thế nào là bảo vệ Tổ quốc?
Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN và Nhà nước CHXHCNVN.
Câu 2:
Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung gì?
Bảo vệ Tổ quốc bao gồm thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện chính sách hậu phương quân đội, bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
Câu 3:
Em hãy nêu ví dụ cụ thể về việc làm / hoạt động bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Thực hiện chính sách hậu phương quân đội - Bảo vệ trật tự an ninh xã hội.
Câu 4:
Hiến pháp và Luật Nghĩa vụ quân sự nước ta quy định như thế nào về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?
Tại Điều 45 xác định: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân”. Đồng thời, “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng” (Điều 46) (Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 2013)
Câu 6:
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ và trách nhiệm của ai?
(Chọn một phương án đúng nhất)
Đáp án đúng là: D
Câu 7:
Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ đối với công dân nam trong thời bình là?
Đáp án đúng là: C
Câu 8:
Bảo vệ Tổ quốc gồm những nội dung nào dưới đây?
A. Xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng của địa phương
B. Tham gia bảo vộ trật tự, an ninh nơi cư trú
C. Phát triển kinh tế địa phương
D. Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa ở địa phương
E. Thực hiện tốt chính sách dân số, việc làm ở địa phương
G. Thực hiện nghĩa vụ quân sự
H. Tham gia xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
Đáp án đúng là: B, D, G, H
Câu 9:
Nam (18 tuổi) có tên trong danh sách đăng kí nghĩa vụ quân sự ở địa phương. Mỗi lần có đợt tuyển quân ở địa phương Nam thường lấy lí do ốm, bệnh để không phải đi nghĩa vụ, có lần Nam bỏ trốn đến nhà bà cô ở tỉnh khác. Thấy các bạn cùng tuổi hăng hái thực hiện nghĩa vụ quân sự, Nam cho họ là những người “hâm” không biết hưởng thụ cuộc sống.
Câu hỏi:
1 / Cho biết ý kiến của em về suy nghĩ và việc làm của Nam.
2/ Theo em, vì sao Hiến pháp quy định công dân có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?
1/ Suy nghĩ của Nam là không đúng. Việc làm đó là ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết hưởng thụ.
2/ Bởi vì, mỗi công dân có quyền được hưởng cuộc sống hòa bình thì cũng có nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
Câu 10:
Khi bàn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, có bạn nói: Bảo vệ Tổ quốc là phải trực tiếp cầm súng đánh giặc, bây giờ hoà bình rồi, việc thực hiện nehĩa vụ bảo vệ Tổ quốc thực là khó.
Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
Nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc còn có những hoạt động bảo vệ trật tự trị an, chống lại các âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, làm tốt các công tác về tư tưởng, giáo dục...
Câu 11:
Hãy kể lại một tấm gương chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc mà em biết và nêu cảm nghĩ của em trước tấm gương đó.
Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi dướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Tấm gương của đại anh hùng suốt cuộc đời thế hệ mai sau khắc ghi tên anh và là tấm gương sáng cho nghị lực sống phi thường.
Câu 12:
Theo em, học sinh trung học có thể thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc bằng những việc làm nào?
- Cố gắng học thật tốt, không chỉ là kiến thức mà còn rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.
- Vâng lời thầy cô, cha mẹ.
- Lao động, tôn trọng lao động.
- Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa ở địa phương...
Câu 13:
Em đã tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa nào do nhà trường hoặc địa phương tổ chức? Hãy kể lại hoạt động đó và nói lên cảm nghĩ của em khi tham gia hoạt động đó.
- Em hãy kể các hoạt động em đã tham gia.
- Cảm xúc của em thế nào khi tham gia nó. Ví dụ như: vui vẻ, hòa đồng, biết thấu cảm cho mất mát hi sinh của thế hệ trước...