Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng
-
5575 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hãy cho biết tạc dụng của các biện pháp ngăn ngừa sự phát triển của sâu bệnh.
-Cày bừa, ngâm đất, phơi đất: Tạo điều kiện không thuận lợi cho sâu bệnh hại có sẵn trong đồng ruộng.
- Phát quang bờ ruộng: Phá bỏ nơi trú ẩn của sâu, loại bỏ những trứng, nhộng của bệnh tiềm ẩn trong bụi cây.
- Xử lí và sử dụng giống cây trồng sạch bệnh: Ngăn ngừa nguồn sâu, bệnh hại có sẵn trong hạt giống, cây.
Câu 2:
Khi gặp điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao, cần phải làm gì để hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh?
- Tăng sự chống chịu của cây, hạn chế sự thừa đạm bằng cách bón đủ đa vi lượng, đặc biệt là kali.
- Cắt tỉa cảnh để làm thoáng và tăng ánh sáng trực tiếp để hạn chế 1 số côn trùng ưa ánh sáng.
- Phun thuốc diệt sâu bệnh hại.
Câu 3:
Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện ổ dịch trên đồng ruộng?
Nguyên nhân xuất hiện ổ dịch trên đồng ruộng:
- Do nguồn bệnh tiềm ẩn trong đất, bụi cây cỏ, bờ ruộng mà không được cải tạo đúng cách.
- Sự di chuyển của nguồn nước đem theo 1 loại bệnh nào đó đến đồng ruộng.
- Sử dụng hạt giống, cây giống nhiễm bệnh.
Câu 4:
Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng?
- Mỗi loài sâu hại sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở một giới hạn nhiệt độ nhất định.
- Nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng đến sự xâm nhập và lây lan của sâu bệnh hại.
- Độ ẩm thấp sẽ gây cái chết cho côn trùng do lượng nước trong cơ thể côn trùng biến đổi theo độ ẩm.
- Độ ẩm và nhiệt độ còn ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát sinh do anh hưởng đến nguồn thức ăn của sâu, bệnh.
Câu 5:
Chế độ chăm sóc có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng? Cho ví dụ minh họa.
- Chế độ chăm sóc có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng.
- Ví dụ: Nếu ta bón thừa đạm cho cây lúa thì lá sẽ phát triển mạnh, các mô chứa nhiều nước nên sâu bệnh có cơ hội phát triển mạnh.