Bài 39: Ôn tập chương 2
-
4528 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Thế nào là sự sinh trường, phát dục của vật nuôi? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục? Ý nghĩa của việc nghiên cứu các quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi
- Sự sinh trưởng là sự tăng về lượng của vật nuôi, tức là sự tăng về khối lượng, kích thước của cơ thể.
- Sự phát dục là sự tăng về chất là sự phân hóa các cơ quan, hoàn thiện thực hiện các chức năng sinh lí.
- Nắm được quy luật sinh trưởng và phát dục để phát hiện được hiện tượng còi cọc do bệnh, hoặc suy thoái giống và cũng phát hiện được ra những giống tốt. Ngoài ra nắm được quy luật cũng giúp chúng ta lập được chế độ chăm sóc vật nuôi hợp lí, phát hiện ra bệnh sớm để giảm thiểu được thiệt hại.
Câu 2:
Người ta căn cứ vào những chỉ tiêu nào để chọn giống vật nuôi? Trình bày các phương pháp chọn giống.
- Những chỉ tiêu để chọn giống vật nuôi:
+ Chỉ tiêu về ngoại hình.
+ Chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng và phát dục.
+ Chỉ tiêu về sức sản xuất.
- Một số phương pháp chọn giống:
+ Chọn lọc hàng loạt.
+ Chọn lọc cá thể.
+ Chọn lọc tự nhiên.
+ Chọn lọc nhân tạo.
+ Chọn lọc theo nhóm.
Câu 3:
Phân biệt hai phương pháp nhân giống thuần chủng và lai giống. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa lai kinh tế và lai gây thành.
- Phân biệt hai phương pháp nhân giống thuần chủng và lai giống:
+ Nhân giống thuần chủng: Ghép đôi giữa 2 cá thể cùng giống, giữ lại toàn bộ đặc tính di truyền của giống đó.
+ Lai giống: Ghép đôi giữa các cá thể khác giống, con lai mang những tính trạng duy truyền mới, tốt hơn bố mẹ.
- Phân biệt giữa lai kinh tế và lai gây thành:
+ Lai kinh tế thì các con lai chỉ được nuôi để lấy sản phẩm, không được dùng để làm giống.
+ Lai gây thành các con lai có thể chọn lọc để nhân lên tạo thành nhóm mới.
Câu 4:
Trình bày cách tổ chức và đặc điểm của hệ thống nhân giống vật nuôi.
- Cách tổ chức: Người ta chia vật nuôi giống thành các đàn với số lượng tăng dần và giá trị giảm dần như sau:
+ Đàn hạt nhân: Có số lượng nhỏ nhất, phẩm chất cao nhất, được nuôi ở điều kiện tốt nhất.
+ Đàn nhân giống: Có số lượng lớn hơn, chất lượng, mức độ nuôi dưỡng, chọn lọc và tiến bộ di truyền thấp hơn.
+ Đàn thương phẩm: Có số lượng lớn nhất, chủ yếu sử dụng để sản xuất ra sản phẩm. Năng suất, mức độ nuôi dưỡng và chọn lọc thấp nhất.
- Đặc điểm:
+ Nếu đàn nhân giống và thương phẩm không phải là thuần chủng, thì năng suất của đàn nhân giống cao hơn đàn hạt nhân và thương phẩm.
+ Trong hệ thống nhân giống hình tháp, chỉ được phép đưa con giống từ đàn ở mức trên xuống mức dưới.
Câu 5:
Nêu mục đích, cơ sở khoa học và trình bày các bước cơ bản của quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò.
- Mục đích: Làm tăng nhanh về số lượng và chất lượng bò.
- Cơ sở khóa học: Phôi có thể phát triển bình thường nếu được chuyển giữa hai cá thể đồng pha, con người có thể điều khiển sinh sản vật nuôi theo ý muốn bằng cách sử dụng hoocmon.
- Các công đoạn của công nghệ cấy truyền phôi bò là:
+ Gây động dục của bò cho phôi và bò nhận phôi.
+ Gây rụng trứng nhiều ở bò cho phôi, gây động dục ở bò nhận phôi.
+ Phối giống bò cho phôi với đực giống tốt rồi thu hoạch phôi này rồi cấy phôi cho bò nhận.
+ Bò cho phôi trờ lại bình thường, còn bò nhận phôi có chửa.
+ Đàn con mang tiềm năng di truyền tốt cả bò cho phôi.
Câu 6:
Muốn vật nuôi sinh trưởng tốt và tạo ra nhiều sản phẩm, cần đáp ứng những nhu cầu gì về dinh dưỡng? Em hiểu như thế nào về mối liên quan giữa nhu cầu dinh dưỡng - tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của vật nuôi.
- Muốn vật nuôi sinh trưởng tốt và tạo ra nhiều sản phẩm: Đầu tiên cần đáp ứng được lượng chất dinh dưỡng tối thiểu để vật nuôi tồn tại, duy trì thân nhiệt và các hoạt động sinh lí (nhu cầu duy trì). Sau đó cần đáp ứng lượng dinh dưỡng để tăng khối lượng cơ thể và tạo ra sản phẩm (nhu cầu sản xuất).
- Mối liên quan giữa nhu cầu dinh dưỡng - tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của vật nuôi: Nhu cầu dinh dưỡng là nhu cầu cần phải cung cấp để vật nuôi tồn tại, tạo ra sản phẩm. Tiêu chuẩn là mức ăn của một vật nuôi trong một ngày đêm để đáp ứn nhu cầu dinh dưỡng. Khẩu phần là sự cụ thể hóa của tiêu chuẩn ăn.
- Ví dụ: Tiêu chuẩn ăn năng lượng 7000 kcal, protein 224g, Ca 16g, P 13g, NaCl 40g sẽ được cụ thể hóa bằng 1.7 kg gạo, 0.3 kg lạc, 2.8 kg rau xanh, 54g bột vỏ sò và 40g NaCl.
Câu 7:
Kể tên các loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi. Để phát triển chăn nuôi, cần phải áp dụng các biện pháp gì trong khâu sản xuất thức ăn cho vật nuôi?
- Các loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi:
+ Thức ăn tinh: Có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao.
+ Thức ăn xanh: Chứa nhiều các loại vitamin, carotene, chất khoáng.
+ Thức ăn thô: Dễ dự trữ, có tỉ lệ xơ cao, nghèo chất dinh dưỡng, khó tiêu hóa.
+ Thức ăn hỗn hợp: Thức ăn đáp ứng nhu cầu vật nuôi theo giai đoạn phát triển và mục đích sản xuất.
- Những biện pháp cần áp dụng trong khâu sản xuất thức ăn cho vật nuôi:
+ Sản xuất thức ăn phải đầy đủ, cân đối các thành phần dinh dưỡng.
+ Khuyến khích sử dụng thức ăn hỗn hợp để giảm chi phí, hạn chế dịch bệnh.
+ Tận dụng tối đa thức ăn có sẵn.
Câu 8:
Kể tên các loại thức ăn của cá. Làm thế nào để tăng nguồn thức ăn của cá?
- Các loại thức ăn cho cá:
+ Thực vật phù du, vi khuẩn, động vật phù du, động vật đáy, chất vẩn, thực vật bậc cao (thức ăn tự nhiên)
+ Cám, bã đậu, đỗ tương, phụ phẩm lò mổ (thức ăn tinh giàu đạm).
+ Các loại phân bón cá ăn trực tiếp (thức ăn thô).
+ Thức ăn hỗn hợp cho cá, tôm có thêm phụ gia (thức ăn hỗn hợp).
- Để tăng nguồn thức ăn cho cá ngoài việc cho ăn bằng các loại thức ăn nhân tạo, ta phải tăng nguồn thức ăn và tạo điều kiện phát triển cho những loại thức ăn tự nhiên cho cá như (thực vật phù du, động vật đáy,…). Tuy nhiên chú ý nếu lượng chất vẩn quá nhiều có thể làm cá ngộ độc và chết.
Câu 9:
Cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ sinh học để chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cho ví dụ cụ thể về những ứng dụng này.
- Cơ sở khoa học: Lợi dụng hoạt động sống và sự phát triển rất nhanh của các vi sinh vật để làm giàu thêm chất dinh dưỡng, ngăn chặn vi sinh vật có hại phát triển.
- Ví dụ: Việc chế biến bột sắn giàu protein từ bột sắn nghèo protein. Sau khi chế biến thì lượng protein của bột sắn tăng từ 1.7% lên 35%.
Câu 10:
Chuồng trại của vật nuôi cần đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật gì? Hãy nêu tầm quan trọng và lợi ích của việc xử lí chất thải chăn nuôi.
- Chuồng trại của vật nuôi cần đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật sau:
+ Yêu cầu kĩ thuật về địa điểm.
+ Yêu cầu kĩ thuật về hướng chuồng: Ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè, đủ ánh sáng.
+ Yêu cầu kĩ thuật về nền chuồng: Độ dốc vừa phải nhưng không gây đọng nước, bền, khô ráo.
+ Yêu cầu kĩ thuật về kiến trúc xây dựng: Thuận tiện chăm sóc, phù hợp với vật nuôi và có hệ thống xử lí chất thải.
- Tầm quan trọng và lợi ích của việc xử lí chất thải chăn nuôi: Ngăn chặn ô nhiễm môi trường, nguồn nước, không khí, không tạo điều kiện cho bệnh dịch lây lan ảnh hưởng đến sản xuất. Xử lí đúng cách còn mang lại hiệu quả kinh tế (như trong công nghệ bioga cung cấp nhiên liệu).
Câu 11:
Hãy nêu những yêu cầu kĩ thuật của ao nuôi cá. Mục đích của các công việc trong quy trình chuẩn bị ao nuôi cá.
- Yêu cầu kĩ thuật của ao nuôi cá: Diện tích ao càng lớn càng tốt, độ sâu từ 1.8 – 2 m, đáy ao bằng phẳng, có bùn dày từ 20 – 30 cm. Phải thuận tiện để bổ sung, tháo nước, nước phải phù hợp cho cá sống và phát triển.
- Mục đích của các công việc trong quy trình chuẩn bị ao cá:
+ Tu bổ ao: Chống rò rỉ nước.
+ Diệt tạp, khử chua: Làm cho bùn đáy xốp, thoáng khí, diệt vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh, tiêu diệt địch hại, cá tạp.
+ Bón phân gây màu nước: Tạo thức ăn cho cá, và những sinh vật làm thức ăn cho cá.
+ Lấy nước vào ao 2 lần: Đề phân chuồng, phân xanh phân hủy nhanh.
+ Kiểm tra nước và thả cá: Kiểm tra lại lần cuối trước khi thả cá vào để nuôi.
Câu 12:
Trình bày các điều kiện phát sinh và phát triển bệnh ở vật nuôi.
Điều kiện phát sinh và phát triển bệnh ở vật nuôi gồm 2 yếu tố:
- Điều kiện môi trường và điều kiện sống:
+ Yếu tố tự nhiên: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng không thích hợp cho vật nuôi và thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh.
+ Chế độ dinh dưỡng: Thiếu dinh dưỡng, thức ăn có độc hoặc bị hỏng.
+ Quản lí, chăm sóc: Bị độc vật cắn, chấn thương do các tác động vật lý.
- Điều kiện chính bản thân vật nuôi: Vật nuôi có sức đề kháng tự nhiên không mạnh.
Câu 13:
Phân biệt vai trò của vacxin và thuốc kháng sinh trong việc phòng, chống bệnh. Khi sử dụng thuốc kháng sinh cần chú ý những điều gì?
- Phân biệt vai trò của vacxin và thuốc kháng sinh trong việc phòng, chống bệnh:
+ Vacxin: Tác dụng phòng bệnh bằng cách đưa chế phẩm sinh học vào cơ thể vật nuôi nhằm kích thích khả năng miễn dịch của vật nuôi.
+ Thuốc kháng sinh: Thuốc đưa vào cơ thể để tiêu diệt vi khuẩn, nguyên sinh độc vật, nấm độc gây bệnh.
- Khi sử dụng thuốc kháng sinh cần chú ý đến những điều sau:
+ Mỗi loại kháng sinh chỉ có tác dụng với một số loại mầm bệnh nhất định.
+ Kháng sinh có thể gây mất cân bằng sinh học của tập đoàn vi sinh vật trong đường tiêu hóa.
+ Sử dụng kháng sinh không đủ liều thì vi khuẩn sẽ đột biến trở nên kháng thuốc.
+ Sử dụng kháng sinh phải đúng thuốc, đủ liều, phối hợp với các loại thuốc khác để đạt hiệu quả cao nhất.
Câu 14:
Trình bày mục đích và cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vacxin và thuốc kháng sinh.
- Mục đích: Sử dụng các phân tử ADN mang đoạn gen cần thiết để sử dụng vào những mục đích đã định như sản xuất vắc xin, thuốc kháng sinh,…
- Cơ sở khoa học: Cấy ADN tái tổ hợp vào tế bào vi khuẩn có đặc tính phát triển nhanh. Sự nhân lên của tế bào vi khuẩn cũng kéo theo sự nhân lên của những ADN tái tổ hợp. Nhờ vậy ta sẽ thu được rất nhiều phân tử ADN mang đoạn gen cần thiết.