Giải SGK Công nghệ 7 Phần 1- Chương 2: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt
Bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản
-
2442 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hãy giải thích ý nghĩa của yêu cầu phải tiến hành thu hoạch đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận.
- Vì nếu thu hoạch quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng nông sản.
- Ví dụ:
+ Khi thu hoạch lúa quá chín dẫn đến hao hụt hạt bị rụng quá nhiều.
+ Thu hoạch sớm quá, lúa còn xanh, chất lựơng không tốt.
- Do đó cần phải thu hoạch đúng độ chín.
- Nếu thời gian thu hoạch kéo dài và không cẩn thận sẽ làm giảm chất lượng và sản lượng nông sản.
Câu 2:
Hãy điền vào vở bài tập tên các phương pháp thu hoạch vào dưới các hình 31a, b, c, d và cho ví dụ loại cây trồng nào được thu hoạch the phương pháp trên.
- Thu hoạch bằng cách hái. (Áp dụng cho: Đậu, cam, quýt,...).
- Thu hoạch bằng nhổ. (Áp dụng cho: Su hào, cà rốt, sắn,...).
- Thu hoạch bằng cách đào. (Áp dụng cho: Khoai lang, khoai tây,...).
- Thu hoạch bằng cách cắt. (Áp dụng cho: Các loại hoa, lúa,...).
Câu 3:
Hãy kể tên các loại rau, quả, củ thường được sấy khô.
- Nho, vải, chuối, mít,.. thường được sấy khô.
Câu 4:
Tại sao phải thu hoạch đúng lúc, nhanh, gọn và cẩn thận?
- Thu hoạch không đúng lúc: Sẽ làm giảm chất lượng và sản lượng nông sản. (Khi thu hoạch lúa quá chín dẫn đến hao hụt hạt bị rụng quá nhiều. Thu hoạch sớm quá, lúa còn xanh, chất lựơng không tốt).
- Nhanh gọn để tránh thời kỳ cây trồng qua đợt thu hoạch sẽ cho sản lượng thấp
- Trong quá trình thu hoạch cần cẩn thận để đạt được sản lượng tối đa cho cây, thu hoạch cẩu thả sẽ làm thất thoát về số lượng, giảm chất lượng.
Câu 5:
Bảo quản nông sản nhằm mục đính gì và bằng cách nào?
- Mục đích của bản quản nông sản: Hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng của nông sản. Ví dụ: Rau, hoa quả nếu bảo quản không tốt hoặc không bảo quản sẽ bị mọt, mốc phá hại hư thối….
- Một số cách bảo quản:
+ Bảo quản thông thoáng: Nông sản được để trong kho những vẫn tiếp xúc với không khí bên ngoài.
+ Bảo quản kín: Bảo quản trong kho, phương tiện kín không cho không khí xâm nhập.
+ Bảo quản lạnh: Đưa nông sản vào kho lạnh giảm sự hoạt động của vi sinh vật.
Câu 6:
Người ta thường chế biến nông sản bằng cách nào? Cho ví dụ?
- Sấy khô: Như mít sấy, chuối sấy, vải khô, nho khô,...
- Chế biến thành tinh bột hay bột mịn: Sắn, khoai, ngô,...
- Muối chua: Dưa chua, bắp cải,...
- Đóng hộp: Dưa chuột, rau cải,...