Giải SGK Công nghệ 7 Phần 1- Chương 2: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt
Ôn tập phần 1: Trồng trọt
-
2443 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt.
- Vai trò:
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
+ Cung cấp thức ăn cho gia súc.
+ Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
+ Cung cấp nông sản để xuất khẩu.
- Nhiệm vụ: Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, tăng trưởng kinh tế và tạo ra sản phẩm để xuất khẩu.
Câu 2:
Đất trồng là gì? Hãy trình bày thành phần và tính chất chính của đất trồng?
- Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
- Thành phần của đất trồng: có 3 thành phần:
+ Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng.
+ Phần khí: Chưa Oxi và Cacbonic cung cấp cho cây.
+ Phần lỏng: Cung cấp nước cho cây.
- Tính chất chính của đất:
+ Thành phần cơ giới của đất.
+ Độ chua, độ kiềm.
+ Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.
+ Độ phì nhiêu của đất.
Câu 3:
Nêu vai trò và cách sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp.
- Vai trò: Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
- Cách sử dụng: Tuỳ theo từng thời kì mà người ta có cách sử dụng phân bón khác nhau như bón lót hay bón thúc.
Câu 4:
Nêu vai trò của giống? Và phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
- Giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng suất, chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng.
- Phương pháp chọn tạo giống cây trồng: Phương pháp chọn lọc, phương pháp lai, phương pháp gây đột biến và phương pháp nuôi cấy mô.
Câu 5:
Trình bày khái niệm sâu, bệnh hại và các biện pháp phòng trừ.
- Sâu bệnh hại cây là sâu, côn trùng, điều kiện sống không bình thường, vi khuẩn gây ra sự bất thường về sinh lí cấu tạo và hình thái của cây.
- Các biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống chịu sâu bệnh.
+ Biện pháp thủ công.
+ Biện pháp hoá học.
+ Biện pháp sinh học.
+ Biện pháp kiểm dịch thực vật.
Câu 6:
Em hãy giải thích tại sao biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh để phòng trừ sâu, bệnh lại ít tốn công, dễ thực hiện, chi phí ít nhưng mang lại nhiều kết quả.
- Sử dụng biện pháp canh tác: Diệt mầm mống sâu bệnh trong đất, tránh thời kì sâu bệnh phát triển mạnh, thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn
- Sử dụng giống chống sâu bệnh: Hạn chế sâu bệnh phát triển, cây có sức để kháng cao.
- Do những nguyên nhân trên 2 biện pháp này có hạn chế được sâu bệnh rất nhiều, thực hiện lại ít tốn công hơn so với các biện pháp khác.
Câu 7:
Hãy nêu tác dụng của các biện pháp làm đất và bón phân lót đối với cây trồng?
- Tác dụng của làm đất: Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
- Tác dụng của bón phân lót: Bón phân vào đất trước khi gieo trồng, để phân có thời gian phân hủy thành các chất tan thì cây mới hấp thụ được. Bón phân lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con khi nó mới mọc, mới bén rễ.
Câu 8:
Tại sao phải tiến hành kiểm tra, xử lí hạt giống trước khi gieo trồng cây nông nghiệp?
Kiểm tra, xử lí hạt giống trước khi gieo trồng giúp chúng ta phát hiện ra mầm mống sâu bệnh có trong hạt hay giống có lẫn hạt khác hoặc cỏ dại không. Ngoài ra còn làm kích thích hạt nảy mầm nhanh và diệt trừu sâu bệnh có ở hạt.
Câu 9:
Em hãy nêu lên ưu, nhược điểm của các cách gieo trồng bằng hạt.
- Gieo vãi:
+ Ưu điểm: Nhanh, ít tốn công.
+ Nhược điểm: Số lượng hạt nhiều, chăm sóc khó khăn, các cây không đều nhau, tỉ lệ nảy mầm thấp do thất thoát.
- Gieo hàng, hốc:
+ Ưu điểm: Tiết kiệm hạt giống, chăm sóc dễ dàng.
+ Nhược điểm: Tốn nhiều công.
Câu 10:
Hãy nêu tác dụng của các công việc chăm sóc cây trồng. Giải thích câu tục ngữ: ”Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”.
- Tác dụng của các công việc chăm sóc cây trồng:
+ Tỉa, dặm cây: loại bỏ cây yếu, bệnh, sâu và dặm cây khoẻ vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết để đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng.
+ Làm cỏ, vun xới: Diệt cỏ dại, làm cho đất tơi xốp, chống đổ, hạn chế bốc hơi nuớc.
+ Tưới, tiêu nước: đảm bảo lượng nước cho cây trồng.
+ Bón phân thúc: nhằm tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
- Giải thích câu tục ngữ “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”: câu tục ngữ này nói lên lợi ích của việc làm cỏ trên những thửa ruộng đã cấy. Nếu chỉ cấy mà không làm cỏ thì cỏ phát triển mạnh hơn nên khi bón phân cỏ ăn nhiều chất dinh dưỡng hơn.nên cây trồng phát triển kém, năng suất thấp.
Câu 11:
Hãy nêu tác dụng của việc thu hoạch đúng thời vụ, bảo quản và chế biến kịp thời đối với nông sản. Liên hệ với địa phương em đã thực hiện thế nào?
- Thu hoạch đúng thời vụ, bảo quản và chế biến kịp thời đối với nông sản để giảm hao hụt, giữ được chất lượng sản phẩm, sử dụng được lâu dài…
- Ở địa phương em đa số là trồng lúa: Nên song song với việc thu hoạch đúng thời hạn là sự kết hợp với phương pháp bảo quản kín. Thóc sau khi phơi khô sẽ được đóng bao tải và cho vào kho.
Câu 12:
Em hãy nêu ảnh hưởng của phân bón đến môi trường sinh thái.
- Ảnh hưởng của phân bón đến môi trường sinh thái:
+ Nếu bón phân cân đối, hợp lý, đúng theo quy định: giúp cho môi trường tốt hơn, giúp cải tạo đất chua, màu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc
+ Nếu bón quá nhiều hay quá ít và không hợp lí: môi trường bị ô nhiễm, đất bạc màu, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Câu 13:
Hãy nêu tác hại của thuốc hóa học trừ sâu, bệnh đối với môi trường, con người và các sinh vật khác.
- Đối với môi trường: gây ô nhiểm môi trường (nước, đất, không khí), ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người.
- Đối với sinh vật: gây chết hàng loạt sinh vật như: cá, tôm, các loài thiên địch,...