Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Bài 15. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009 - 1225) có đáp án
Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Bài 15. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009 - 1225) có đáp án
-
97 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hoàn thành Phiếu học tập dưới đây:
(*) Học sinh điền các thông tin dưới đây vào phiếu học tập
- K (KNOW)
+ Nhà Lý tồn tại khoảng 216 năm, trải qua 8 đời vua.
+ Năm 1010, vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên là Thăng Long.
+ Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước thành Đại Việt.
+ Nhân dân Đại Việt (dưới thời Lý) đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Tống
- W (WANT)
+ Vì sao vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La? Sự kiện này có ý nghĩa như thế nào?
+ Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077) có những nét gì độc đáo?
+ Sự chuyển giao quyền lực giữa nhà Lý với nhà Trần có phù hợp với quy luật lịch sử hay không?
- L (LEARN)
+ Tinh thần chủ động trong việc nhận định tình hình và đề ra các biện pháp ứng phó (rút ra từ cuộc kháng chiến chống Tống)
+ Tinh thần nhân đạo, yêu chuộng hòa bình (rút ra từ cuộc kháng chiến chống Tống)
Câu 2:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
Năm 1009 đánh dấu sự kiện quan trọng nào sau đây của triều Lý?
A. Nhà Lý đổi tên quốc hiệu là Đại Việt.
B. Nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La.
C. Lý Công Uẩn được suy tôn lên làm vua, nhà Lý thành lập.
D. Lý Thường Kiệt được giao trọng trách thống lĩnh quân đội nhà Lý.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Câu 3:
Năm 1010 đánh dấu sự kiện quan trọng nào sau đây của triều Lý?
A. Nhà Lý đổi tên quốc hiệu là Đại Việt, ban Chiếu dời đô.
B. Nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là Thăng Long.
C. Lý Công Uẩn lên làm vua, đặt niên hiệu là Thuận Thiên.
D. Lý Thường Kiệt được giao trọng trách thống lĩnh quân đội nhà Lý.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Câu 4:
Năm 1054 đánh dấu sự kiện quan trọng nào sau đây của triều Lý?
A. Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.
B. Nhà Lý xây dựng tượng đài Lý Thái Tổ.
C. Nhà Lý đổi tên Đại La thành Thăng Long.
D. Nhà Lý quyết định xây dựng kinh thành Thăng Long.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Câu 5:
“Ngụ binh ư nông” là chính sách của nhà Lý cho phép
A. quân sĩ được luân phiên về cày cấy ruộng vườn.
B. thành lập các đơn vị quân đội độc lập để làm kinh tế.
C. huy động người nông dân khoẻ mạnh tham gia vào quân đội.
D. các đơn vị quân đội vừa thực hiện sẵn sàng chiến đấu vừa làm kinh tế.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Câu 6:
Nhà Lý không thực hiện chính sách đối nội nào sau đây?
A. Thực hiện chính sách mềm mỏng, khôn khéo để đoàn kết dân tộc.
B. Kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt.
C. Bảo vệ quyền lợi của dòng họ, chủ trương gây chiến mở rộng lãnh thổ.
D. Gả con gái cho tù trưởng miền núi để giữ gìn phên dậu của Tổ quốc.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Câu 7:
Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, nhà Lý không thực hiện chính sách nào sau đây?
A. Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”.
B. Cho phép nhập các giống lúa mới có năng suất cao.
C. Nhà vua tổ chức lễ cày tịch điền khuyến khích sản xuất.
D. Ban hành luật bảo vệ trâu bò, khai hoang, đào kênh, đắp đê phòng lũ lụt.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Câu 8:
Sự phát triển của thương nghiệp thời Lý được đánh dấu bằng sự xuất hiện của
A. các xưởng thủ công lớn của nhà nước.
B. các chợ và trung tâm trao đổi hàng hoá.
C. các trung tâm trao đổi hàng hoá.
D. các làng nghề thủ công chuyên sản xuất một mặt hàng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Câu 9:
Dưới thời Lý, tôn giáo nào được tôn sùng và truyền bá rộng rãi trong nhân dân?
A. Nho giáo.
B. Phật giáo.
C. Đạo giáo.
D. Thiên Chúa giáo.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Câu 10:
Quan sát hình 15.1, dựa vào đoạn tư liệu 15.2 - trang 58 trong SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST) và hoàn thành các nội dung:
- Tại sao nhà Lý lại dời đô về Đại La?
- Việc đổi tên Đại La thành Thăng Long có ý nghĩa gì?
- Nêu nhận xét về kinh đô của nhà Lý.
Yêu cầu số 1: Nhà Lý quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La vì:
- Hoa Lư là nơi đồi núi, chỉ thuận lợi cho phùng thủ, không thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nước.
- Thành Đại La là nơi trung tâm trời đất được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi. Đây là vùng đất rộng, bằng phẳng, dân cư thuận lợi làm ăn, phát triển kinh tế, muôn vật hết sức tốt tươi, phồn thịnh
Yêu cầu số 2: Tên gọi “Thăng Long” có ý nghĩa là: “Rồng bay lên”. Việc đặt tên Thăng Long vừa để ghi lại sự kiện vua Lý Thái Tổ thấy rồng xuất hiện trên vùng đất được chọn làm kinh đô mới (Đại La); vừa thể hiện mong muốn về sự phát triển phồn thịnh của đất nước
Yêu cầu số 3: Nhận xét: Kinh đô Thăng Long là trung tâm, nơi thắng đị của đất nước
Câu 11:
Dựa vào thông tin trong bảng dưới đây và hoàn thành các nội dung:
- Kể tên chính sách của nhà Lý và nhận xét tác dụng tích cực/hạn chế (nếu có) đối với nền nông nghiệp nước ta lúc bấy giờ.
Thông tin |
Tên chính sách |
Nhận xét tác dụng tích cực/hạn chế (nếu có) |
Vua thân tế Thần Nông, tế xong tự cầm cày. Các quan tả, hữu có người can rằng: “Đó là của nông phu, bệ hạ việc gì làm , phu hỗ họ là công việc thế”. Vua nói: “Trẫm không tự mình cày cấy thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo. |
|
|
Bấy giờ, vua ra lệnh kẻ nào ăn trộm trâu, giết trâu, phạt 80 trượng, nhà láng giềng không cáo giác cũng bị phạt 80 trượng. |
|
|
Cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ huy động tham gia quân đội. |
|
|
- Nếu được đề xuất với vua Lý, em sẽ đề xuất thực hiện thêm chính sách nào để khuyến khích phát triển nông nghiệp?
- Hoàn thành bảng:
Thông tin |
Tên chính sách |
Nhận xét tác dụng tích cực/hạn chế (nếu có) |
Vua thân tế Thần Nông, tế xong tự cầm cày. Các quan tả, hữu có người can rằng: “Đó là của nông phu, bệ hạ việc gì làm , phu hỗ họ là công việc thế”. Vua nói: “Trẫm không tự mình cày cấy thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo. |
Lễ cày tịch điền |
- Thể hiện sự quan tâm của nhà nước tới đời sống sản xuất. - Khuyến kích nhân dân hăng say sản xuất nông nghiệp. |
Bấy giờ, vua ra lệnh kẻ nào ăn trộm trâu, giết trâu, phạt 80 trượng, nhà láng giềng không cáo giác cũng bị phạt 80 trượng. |
Cấm giết mổ trâu bò |
- Bảo vệ sức kéo cho sản xuất nông nghiệp |
Cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ huy động tham gia quân đội. |
Ngụ binh ư nông |
- Vừa đảm bảo sự phát triển kinh tế vừa đảm bảo lực lượng quân đội khi có chiến tranh. |
- Đề xuất:
+ Xây dựng các công trình đê điều, thủy lợi để điều tiết lượng nước, bảo vệ mùa màng
+ Du nhập các giống cây trồng, vật nuôi mới, cho năng xuất cao
Câu 12:
Dựa vào tư liệu 15.1, quan sát lược trong Phiếu học tập:
(*) Học sinh điền các thông tin sau vào phiếu học tập số 2
- Lý Thường Kiệt đề xuất chủ trương gì để tổ chức cuộc kháng chiến chống Tống?
=> Trả lời: Để tổ chức cuộc kháng chiến chống Tống, Lý Thường Kiệt đề xuất chủ trương: “Tiên phát chế nhân”.
- Mục đích của chủ trương đó là gì?
=> Trả lời: Xuất quân đánh trước chặn đứng thế mạnh của giặc, khiến cho giặc mất thế chủ động, lâm vào tình thế bị động.
- Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có tác dụng như thế nào?
=> Trả lời: Hạ được các cứ điểm Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu của nhà Tống, phá hủy được các kho tàng dự trữ lương thảo của quân địch, khiến nhà Tống mất thế chủ động.
Câu 13:
Quan sát lược đồ 15.3, dựa vào tư liệu 15.4 dưới đây và hoàn thành Phiếu học tập về cuộc kháng chiến chống Tống 1075 - 1077.
(*) Học sinh điền các thông tin sau vào phiếu học tập số 3
- Tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống?
=> Trả lời: Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống, vì:
+ Sông Như Nguyệt có vị trí chiến lược quan trọng (dòng sông chặn ngang con đường bộ mà quân Tống có thể vượt qua để tiến vào Thăng Long)
+ Địa hình bên bờ sông có nhiều thuận lợi cho việc bố trí lực lượng mai phục.
- Phòng tuyến sông Như Nguyệt có tác dụng gì đối với cuộc kháng chiến của quân dân nhà Lý?
=> Trả lời: Giúp quân dân nhà Lý dễ dàng phòng thủ, chặn đứng các đợt tiến công của quân Tống; bảo vệ vững chắc kinh đô Thăng Long.
- Việc Lý Thường Kiệt sử dụng bài thơ Nam quốc sơn hà có tác động như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Tống?
=> Trả lời: Kích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt; uy hiếp, làm lung lay tinh thần chiến đấu của quân Tống
Câu 14:
Hoàn thành sơ đồ tư duy dưới đây về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của nhà Lý bằng cách viết câu phù hợp vào mỗi ô trống:
(*) Học sinh điền các thông tin dưới đây vào sơ đồ:
- Why (nguyên nhân): Nền độc lập của Đại Việt bị đe dọa bởi dã tâm xâm lược của nhà Tống
- When (thời gian): 1075 - 1077
- What (đánh giặc gì?): Giặc Tống
- How (chiến thuật): “Tiên phát chế nhân”.
- Where (địa danh tiêu biểu): Phòng tuyến trên sông Như Nguyệt
- Who (người lãnh đạo): Lý Thường Kiệt
Câu 15:
Quan sát hình 15.12 - trang 63 trong SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST) và trả lời các câu hỏi:
- Nêu ý nghĩa của việc nhà Lý xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám và mở khoa thi đầu tiên.
- Trình bày những thành tựu văn hóa - giáo dục tiêu biểu thời Lý.
Yêu cầu số 1: Việc xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã:
+ Chứng tỏ bước phát triển của nền giáo dục nước ta thời bấy giờ.
+ Thể hiện sự quan tâm của nhà Lý đối với nền giáo dục của nước nhà
Yêu cầu số 2:
- Thành tựu về văn hóa
+ Văn học chữ Hán bước đầu phát triển
+ Một số tác phẩm vẫn còn giá trị giáo dục đến hiện nay như Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Nam quốc sơn hà, Cáo tật thị chúng (Mãn Giác Thiền sư)…
+ Vua quan nhà Lý đều tôn sùng đạo Phật, Nho giáo bước đầu có vai trò trong xã hội
+ Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, chùa Một Cột, Hoàng thành Thăng Long
+ Nghệ thuật điêu khắc đa dạng, độc đáo, tinh tế thể hiện trên các tượng phật, các bệ đá hình hoa sen
- Thành tựu về giáo dục:
+ Năm 1070, Lý Thánh Tông xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long
+ Năm 1075, triều đình tổ chức khoa thi đầu tiên
+ Năm 1076, mở Quốc Tử Giám để dạy học cho con em quan lại, quý tộc