Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Lịch sử Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Bài 3. Sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở tây âu trung đại có đáp án

Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Bài 3. Sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở tây âu trung đại có đáp án

Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Bài 3. Sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở tây âu trung đại có đáp án

  • 117 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Quan sát hình 3.1 - trang 17 trong SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST) và hoàn thành các nội dung:

- Cảng biển Li-xbon ở Bồ Đào Nha tấp nập vào thế kỉ XVI phản ánh điều gì?

- Trình bày những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu trung đại.

Xem đáp án

Yêu cầu số 1: Cảng biển Li-xbon ở Bồ Đào Nha tấp nập vào thế kỉ XVI đã cho thấy:

- Sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu;

- Hoạt động trao đổi – mua bán hàng hóa giữa các vùng, các quốc gia,… diễn ra nhộn nhịp

Yêu cầu số 2:

- Biến đổi về kinh tế:

+ Sau cuộc phát kiến địa lí, một bộ phận quý tộc, thương nhân giàu lên nhanh chóng, tích lũy được vốn ban đầu.

+ Sản xuất hàng hóa và thương mại của Tây Âu phát triển.

+ Nhiều cảng biển, xưởng sản xuất, các công ty thương mại, trang trại ra đời với quy mô lớn.

- Biến đổi về xã hội:

+ Tầng lớp thương nhân, chủ xưởng, ngân hàng ngày càng giàu lên, chi phối toàn bộ xã hội. Họ có quyền công dân, giàu có và xa hoa.

+ Đa số dân thành thị hay nông dân bị mất đất không có quyền công dân, nghèo đói và bị bần cùng hóa.


Câu 2:

Quan sát các hình 3.4, 3.5 - trang 18, 19 trong SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST) và hoàn thành các nội dung:

- Em hiểu thế nào về công trường thủ công?

- Nêu những biểu hiện về sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến ở Tây Âu.

Xem đáp án

Yêu cầu số 1:

- Công trường thủ công là hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp, gồm: công trường thủ công phân tán và công trường thủ công tập trung.

- Sự phân công lao động trong công trường thủ công đã đạt đến mức tỉ mỉ, ở đó, mỗi người thợ chỉ làm một thao tác trong một dây chuyền sản xuất.

Yêu cầu số 2:

- Biểu hiện trong nông nghiệp:

+ Chủ đất ở nông thôn cũng chuyển sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa, lập đồn điền, trang trại lớn, thuê mướn nhân công, trở thành tư sản nông nghiệp.

+ Nông dân mất đất, vào làm thuê trong các đồn điền, trang trại, trở thành công nhân nông nghiệp.

- Biểu hiện trong công nghiệp:

+ Từ thế kỉ XVI, trong các thành thị Tây Âu, tổ chức phường hội dần được thay thế bằng các công trường thủ công.

+ Quan hệ giữa chủ và thợ được thay thế bằng quan hệ giữa chủ xưởng (tư sản) và người lao động (vô sản).

- Biểu hiện trong thương nghiệp:

+ Thương nhân, chủ ngân hàng trở thành những nhà tư bản có thế lực.

+ Các công ty thương mại ra đời, thúc đẩy buôn bán giữa các quốc gia.


Câu 3:

Sử dụng các từ khoá dưới đây để viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 từ) giới thiệu về sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu.

Sử dụng các từ khoá dưới đây để viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 từ) (ảnh 1)
Xem đáp án

(*) Tham khảo

Sau các cuộc phát kiến địa lí, giới quý tộc và thương nhân châu Âu đầy mạnh cướp bóc của cải, tài nguyên từ các nước thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mỹ đem về châu Âu. Hàng triệu người da đen ở châu Phi bị bắt để bán cho các chủ đồn điền, hầm mỏ ở Mỹ để làm nô lệ. Ở trong nước, họ dùng bạo lực và nhiều thủ đoạn đề tước đoạt ruộng đất của nông dân, tư liệu sản xuất của thợ thủ công,... Hàng vạn nông dân mất đất, thợ thủ công phá sản đã trở thành những người lang thang, cuối cùng buộc phải vào làm thuê trong các công xưởng tư bản.

Nhờ đó, tư sản ở Tây Âu đã tích luỹ được một nguồn vốn ban đầu và tập hợp được đội ngũ đông đảo những người làm thuê. Họ ra sức mở rộng kinh doanh, lập các công trường thủ công, những đồn điền quy mô lớn và cả các công ti thương mại.

Hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa xuất hiện.

Quan hệ giữa chủ công trường thủ công, chủ đồn điền,... với những người làm thuê (công nhân) là quan hệ chủ - thợ. Toàn bộ nhà xưởng, ruộng đất, công cụ và nguyên liệu,... đều là của chủ, còn công nhân thì phải bán sức lao động của mình và nhận về đồng lương ít ỏi. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã hình thành trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu.


Câu 4:

Dựa vào thông tin trong SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST) và đoạn tư liệu 3.1 dưới đây để hoàn thành Phiếu học tập về sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.

Tư liệu: “Từ cuối thế kỉ XV, trong lòng xã hội phong kiến châu Âu bắt đầu xuất hiện những tiền đề cho sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa... Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa muốn ra đời được cần phải có hai điều kiện là tư bản (vốn đầu tư vào một ngành kinh doanh nào đó để mua tư liệu sản xuất, mua nguyên vật liệu và thuê nhân công) và công nhân làm thuê... Việc tước đoạt tư liệu sản xuất của nông dân và thợ thủ công trong nước, và việc xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa ở bên ngoài, đã mang lại cho giai cấp tư sản châu Âu rất nhiều của cải, vàng bạc và một đội ngũ lao động làm thuê đông đảo”.

(PGS. Đặng Đức An (Chủ biên), Đại cương lịch sử thế giới trung đại, Tập I: Phương Tây, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 168)

PHIẾU HỌC TẬP

SỰ NẢY SINH QUAN HỆ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở TÂY ÂU

Thời gian

 

Điều kiện

 

Giai cấp mới

 

Biểu hiện

 

Mặt tích cực/Hạn chế của sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa

 

Xem đáp án

SỰ NẢY SINH QUAN HỆ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở TÂY ÂU

Thời gian

Cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI

Điều kiện

Vốn đầu tư và nhân công

Giai cấp mới

Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

Biểu hiện

- Xuất hiện các: công trường thủ công, đồn điền quy mô lớn, các công ti thương mại

- Quan hệ giữa chủ công trường thủ công, chủ đồn điền,… với công nhân là quan hệ: chủ - thợ

Mặt tích cực/Hạn chế của sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa

- Tích cực:

+ Thúc đẩy sự phát triển của sản xuất;

+ Mở rộng thị trường thế giới.

- Hạn chế:

+ Phát sinh mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

+ Mâu thuẫn giữa các nước thực dân với nhân dân thuộc địa ngày càng sâu sắc.


Câu 5:

Hãy cho biết những giai cấp mới trong xã hội Tây Âu. Địa vị của các giai cấp này trong xã hội như thế nào?

Xem đáp án

- Những giai cấp mới: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

- Địa vị:

+ Giai cấp tư sản nắm giữ nhiều của cải, có thế lực lớn về kinh tế.

+ Giai cấp vô sản không có tư liệu sản xuất, bị giai cấp tư sản bóc lột.


Bắt đầu thi ngay