Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Bài 6. Khái lược tiến trình lịch sử trung quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX có đáp án
Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Bài 6. Khái lược tiến trình lịch sử trung quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX có đáp án
-
125 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quan sát hình 6.1 và trả lời các câu hỏi:
- Đặt những câu hỏi để tìm hiểu về bức tranh (gợi ý: các câu hỏi tập trung vào: người vẽ bức bích họa, nơi trưng bày, nội dung phản ánh,...).
- Đánh giá về tác phẩm nghệ thuật này.
- Yêu cầu số 1: Đặt các câu hỏi để tìm hiểu về bức tranh:
+ Ai là tác giả của bức tranh Thanh minh thượng hà đồ?
+ Bức tranh Thanh minh thượng hà đồ được ra đời vào thời gian nào?
+ Bức tranh Thanh minh thượng hà đồ được vẽ trên chất liệu gì? Kích thước của bức tranh này là bao nhiêu?
+ Bức tranh Thanh minh thượng hà đồ phản ánh về vấn đề gì?
+ Hiện nay, bức tranh Thanh minh thượng hà đồ được trưng bày ở đâu?
- Yêu cầu số 2: Đánh giá: Bức tranh Thanh minh thượng hà đồ là một trong những kiệt tác của hội họa Trung Hoa thời phong kiến
Câu 2:
Dựa vào đoạn tư liệu 6.2 dưới đây:
Hãy vẽ trục thời gian thể hiện tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh).
(*) Sơ đồ trục thời gian (tham khảo)
Câu 3:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
Bộ máy nhà nước thời Đường có điểm mới nào?
A. Thực hiện cha truyền con nối.
B. Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược đối với các nước láng giềng.
C. Quân đội tập trung trong tay vua.
D. Cử người thân tín đi cai quản các địa phương, mở nhiều khoa thi để chọn nhân tài.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Câu 4:
Dưới thời Đường đã thực hiện chính sách nào về ruộng đất để thúc đẩy nông nghiệp phát triển?
A. Chia lại ruộng đất công.
B. Thực hiện chế độ quân điền.
C. Khuyến khích phát triển ruộng đất tư.
D. Tăng cường khẩn hoang.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Câu 5:
Ở Trung Quốc, thuốc súng và la bàn được phát minh dưới thời
A. Đường.
B. Tống.
C. Minh.
D. Thanh.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Câu 6:
Chế độ “quân điền” ở Trung Quốc thời Đường là
A. lấy ruộng đất của quan lại, địa chủ chia cho nông dân.
B. lấy ruộng đất của nhà giàu chia cho nông dân nghèo.
C. lấy ruộng tịch điền chia cho nông dân.
D. lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Câu 7:
Chế độ phong kiến Trung Quốc đã phát triển tới đỉnh cao dưới triều đại nào?
A. Hán.
B. Đường.
C. Minh.
D. Thanh.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Câu 8:
Triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc đã thực hiện xoá bỏ các chức quan trung gian ở trung ương như Thừa tướng, Thái uý và thay vào đó là các Thượng thư phụ trách các bộ?
A. Nhà Đường.
B. Nhà Tống.
C. Nhà Minh.
D. Nhà Thanh.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Câu 9:
Quan sát hình 6.2 - trang 27 trong SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST) và hoàn thành các nội dung:
- Hình 6.2 phản ánh điều gì?
- Nêu những biểu hiện về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.
Yêu cầu số 1: Hình 6.2 phản ánh về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường
Yêu cầu số 2: Biểu hiện về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường
Về chính trị:
+ Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương
+ Nhiều khoa thi được mở ra để triều đình tuyển chọn người tài làm quan
+ Nhà Đường tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ. Đến cuối thế kỉ VII, lãnh thổ nhà Đường gần gấp đôi nhà Hán.
- Về kinh tế:
+ Nông nghiệp dưới thời Đường phát triển mạnh mẽ, thóc lúa đầy kho, trâu bò đầy đồng do nhà nước ban hành những chính sách phát triển nông nghiệp như: miễn giảm sưu thuế, lấy ruộng đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
+ Thủ công nghiệp phát triển: nhiều sản phẩm thủ công nổi tiếng thế giới, như: gốm sứ, tơ lụa
+ Buôn bán trong và ngoài nước phát triển. Con đường tơ lụa trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế với sự tham gia của thương nhân khắp thế giới.
- Về văn hóa: đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt là trên lĩnh vực thơ ca, với hơn 2000 nhà thơ và hơn 50.000 tác phẩm.
Câu 10:
Quan sát hình 6.6 - trang 29 SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST), dựa vào kiến thức đã học và hoàn thành các nội dung:
- Hình 6.6 cho biết điều gì về hoạt động thương mại ở Trung Quốc thời Thanh?
- Nêu những biểu hiện về sự phát triển kinh tế dưới thời Minh - Thanh.
Yêu cầu số 1: Bức tranh 6.6 cho thấy hoạt động thương mại ở Trung Quốc thời nhà Thanh phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều thương nhân trong và ngoài nước; nhiều thuyền buôn lớn, nhỏ đi lại tấp nập trên sông.
Yêu cầu số 2: Biểu hiện về sự phát triển kinh tế dưới thời Minh - Thanh
- Nông nghiệp
+ Sản xuất nông nghiệp gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
+ Các vua thường giảm thuế khóa, chia ruộng cho nông dân, đồng thời chú trọng công tác thủy lợi.
+ Việc áp dụng luân canh cây trồng, nhập nhiều giống cây trồng mới, xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh trồng ngũ cốc hoặc chè, bông…đã góp phần cho sự phát triển của nông nghiệp.
- Thủ công nghiệp:
+ Phát triển đa dạng với nhiều nghề như: dệt tơ lụa, làm đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy…
+ Các xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, phần lớn tập trung ở thành thị, hình thành nên những khu vực chuyên môn hóa sản xuất. Ví dụ: làm đồ sứ ở Cảnh Đức (Giang Tây); dệt lụa ở Tô Châu…
- Thương nghiệp:
+ Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh mẽ.
+ Quảng Châu trở thành thương cảng lớn nhất, thu hút thương nhân nhiều nước trên thế giới đến buôn bán.
+ Thương nhân Trung Quốc đem hàng hóa trao đổi buôn bán với nhiều nước trên thế giới như: Ấn Độ, Ba Tư, Ả-rập, Đông Nam Á…
Câu 11:
Hoàn thành bảng thống kê dưới đây về sự phát triển kinh tế thời Đường và thời Minh - Thanh.
Lĩnh vực |
Thời Đường |
Thời Minh - Thanh |
Nông nghiệp |
|
|
Thủ công nghiệp |
|
|
Thương nghiệp |
|
|
Lĩnh vực |
Thời Đường |
Thời Minh - Thanh |
Nông nghiệp |
- Nhà nước thi hành nhiều chính sách phát triển nông nghiệp. - Nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, thóc lúa đầy kho, trâu bò đầy đồng. |
- Nhà nước thi hành nhiều chính sách phát triển nông nghiệp. - Nhân dân Trung Quốc áp dụng luân canh cây trồng, nhập nhiều giống cây trồng mới, xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh trồng ngũ cốc hoặc chè, bông… |
Thủ công nghiệp |
- Nhiều sản phẩm thủ công nổi tiếng thế giới, như: gốm sứ, tơ lụa |
- Phát triển đa dạng. - Xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, hình thành nên những khu vực chuyên môn hóa sản xuất. |
Thương nghiệp |
- Buôn bán trong và ngoài nước phát triển. - Con đường tơ lụa trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế |
- Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ. |