Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Lịch sử Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Chủ đề chung 2. Đô thị: lịch sử và hiện tại có đáp án

Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Chủ đề chung 2. Đô thị: lịch sử và hiện tại có đáp án

Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Chủ đề chung 2. Đô thị: lịch sử và hiện tại có đáp án

  • 146 lượt thi

  • 3 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Quan sát lược đồ 2.2 - trang 188 trong SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST), dựa vào thông tin trong SGK và hoàn thành các nội dung:

- Nêu điều kiện địa lí và lịch sử dẫn sự ra đời các đô thị ở phương Đông cổ đại.

- Hãy cho biết các đô thị ở phương Đông cổ đại có vai trò như thế nào đối với nền văn minh cổ đại.

Xem đáp án

- Yêu cầu số 1: Điều kiện địa lí và lịch sử

+ Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và quần tụ dân cư đông đúc.

+ Do sự phát triển của sản xuất, dân số tăng lên, những khu định cư nhỏ ban đầu đã dần mở rộng thành các khu dân cư đông đúc và có sự phân hóa lao động.

=> Trên những cơ sở đó, các đô thị cổ đại đã được hình thành, tiêu biểu như: Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà; Ma-phít ở Ai Cập; Mô-giô-pa-hít ở Ấn Độ…

- Yêu cầu số 2: Vai trò của các đô thị ở phương Đông cổ đại:

+ Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và điển hình cho trình độ phát triển của các quốc gia cổ đại.

+ Các đô thị gắn liền với sự hưng thịnh và suy tàn của các nền văn minh đầu tiên ở phương Đông.


Câu 2:

Đọc bảng thống kê 2.6 - trang 190 trong SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST), dựa vào thông tin trong SGK và hoàn thành các nội dung:

- Nêu sự ra đời của các đô thị châu Âu thời trung đại.

- Cho biết vai trò của thương nhân trong các đô thị châu Âu trung đại.

Xem đáp án

- Yêu cầu số 1: sự ra đời của các đô thị châu Âu thời trung đại.

+ Khoảng thế kỉ X – XI, sản xuất thủ công nghiệp trong các lãnh địa phát triển, dẫn đến nhu cầu trao đổi sản phẩm. Một số thợ thủ công đã tìm cách bỏ trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận tự do. Họ đến những nơi đông người qua lại để lập các xưởng sản xuất và bán hàng hóa. Từ đó, các thị trấn xuất hiện, sau đó trở thành thành phố, gọi là thành thị trung đại.

+ Đến thế kỉ XIV, châu Âu đã có hàng trăm đô thị.

- Yêu cầu số 2: Thương nhân có vai trò quan trọng và là lực lượng thúc đẩy sự phát triển của đô thị

+ Hoạt động của thương nhân và thương hội đã thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên, đóng kín trong các lãnh địa.

+ Hoạt động đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến của thương nhân đã góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, hình thành chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.

+ Nhu cầu tìm hiểu tri thức và giải trí của thị dân, đặc biệt là của thương nhân đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, khoa học – kĩ thuật tại các đô thị trung đại.


Câu 3:

Quan sát lược đồ 2.8 - trang 191 trong SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST), dựa vào đoạn tư liệu 2.1 và hoàn thành các nội dung:

Quan sát lược đồ 2.8 - trang 191 trong SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST) (ảnh 1)

- Nêu vai trò của hội chợ châu Âu thời trung đại.

- Tại sao hội chợ có từ thời trung đại vẫn được duy trì đến ngày nay?

Xem đáp án

- Yêu cầu số 1: Vai trò của hội chợ châu Âu thời trung đại:

+ Hội chợ là nơi giới thiệu, trao đổi – mua bán hàng hóa

+ Hội chợ kích thích thương mại, qua đó thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển.

+ Sự náo nhiệt của hội chợ cũng góp phần làm cho các hoạt động sinh hoạt văn hóa ở thành thị ngày càng sôi động.

- Yêu cầu số 2: Do có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa, nên hội chợ vẫn được duy trì từ thời trung đại đến ngày nay


Bắt đầu thi ngay