Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Lịch sử Giải VTH Sử 7 Bài 17. Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527) có đáp án

Giải VTH Sử 7 Bài 17. Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527) có đáp án

Giải VTH Sử 7 Bài 17. Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527) có đáp án

  • 187 lượt thi

  • 21 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 9:

Hãy nối các ô chữ ở cột bên phải với cột bên trái sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.
Media VietJack
Xem đáp án

Lời giải:

Ghép nối: 1 – c);    2 – g);          3 – a);          4 – b);          5 – e)


Câu 11:

Thời Lê sơ, Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo được nhà nước đề cao và coi trọng.
Xem đáp án

Lời giải:

[ S ] Thời Lê sơ, Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo được nhà nước đề cao và coi trọng.


Câu 12:

Thời Lê sơ, do chính sách hạn điền nên giữa quý tộc và bình dân đã không còn sư phân biệt như trước.

Xem đáp án

Lời giải:

[ S ] Thời Lê sơ, do chính sách hạn điền nên giữa quý tộc và bình dân đã không còn sư phân biệt như trước.


Câu 13:

Thời Lê sơ, sản phẩm thủ công nghiệp được xuất khẩu nhiều nhất là gốm sứ.
Xem đáp án

Lời giải:

[ Đ ] Thời Lê sơ, sản phẩm thủ công nghiệp được xuất khẩu nhiều nhất là gốm sứ.


Câu 14:

Năm 1471, biên giới Đại Việt đã được mở rộng đến khu vực tỉnh Quảng Nam ngày nay.

Xem đáp án

Lời giải:

[ S ] Năm 1471, biên giới Đại Việt đã được mở rộng đến khu vực tỉnh Quảng Nam ngày nay.


Câu 15:

Hãy hoàn thành sơ đồ tổ chức nhà nước thời Lê Sơ dưới đây.
Media VietJack
Xem đáp án

Lời giải:

- Học sinh điền các thông tin sau vào sơ đồ:

(1) Các cơ quan trung ương

(2) Đạo / Thừa tuyên

(3) Huyện / châu

(4) Xã/ sách/ động

(5) Trung ương

(6) Địa phương


Câu 16:

Hãy hoàn thành bảng hệ thống sau về những nét chính của tình hình văn hoá thời Lê sơ.

Tình hình – thành tựu

Tư tưởng – tôn giáo:

Văn học:

Khoa học:

Kiến trúc – điêu khắc:

Xem đáp án

Lời giải:

Tình hình – thành tựu

Tư tưởng – tôn giáo:

+ Nho giáo được đề cao chiếm địa vị độc tôn

+ Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế.

Văn học:

+ Văn học chữ Hán tiếp tục phát triển và giữ ưu thế.

+ Văn học chữ Nôm phát triển, chiếm vị trí quan trọng.

Khoa học:

- Sử học và Địa lí: nhà Lê sơ coi trọng việc chép sử, biên soạn các bộ sách về địa lí, bản đồ, tiêu biểu như:

+ Lam Sơn thực lục (Nguyễn Trãi), Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sỹ Liên)

+ Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Hồng Đức bản đồ…

- Toán học: có Đại thành toàn pháp, Lập thành toán pháp

- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu,...

Kiến trúc – điêu khắc:

+ Kiến trúc: nhiều công trình kiến trúc được xây dựng.

+ Nghệ thuật điêu khắc trên đá, gỗ, gốm sứ,... tinh xảo.


Câu 17:

Hãy hoàn thành bảng so sánh về tình hình kinh tế giữa thời Trần với thời Lê sơ.

So sánh

Thời Trần

Thời Lê sơ

Giống nhau

 

Khác nhau

 

Nông nghiệp

 

 

Thủ công nghiệp

 

 

Thương nghiệp

 

 

Xem đáp án

Lời giải:

So sánh

Thời Trần

Thời Lê sơ

Giống nhau

- Coi trọng và khuyến khích sự phát triển của nông nghiệp

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng phát triển

Khác nhau

 

Nông nghiệp

Cho phép lập điền trang, thái ấp

Đặt phép quân điền, định kì chia đều ruộng công làng xã

Thủ công nghiệp

- Hình thành nhiều làng nghề, phường nghề

- Sản phẩm thủ công đa dạng nhưng chủ yếu chỉ buôn bán trong nước

- Thủ công nghiệp truyền thống phát triển nhanh, hình thành nhiều làng nghề chuyên nghiệp

- Nghề sản xuất gốm sứ xuất khẩu cũng phát triển

Thương nghiệp

- Hoạt động buôn bán diễn ra khắp nơi.

- Các cửa khẩu dọc biên giới và cửa biển trở thành nơi buôn bán tấp nập, thu hút nhiều thương nhân nước ngoài đến trao đổi hàng hóa.

- Triều đình khuyến khích lập chợ để thúc đẩy buôn bán giữa các địa phương.

- Vệc buôn bán với nước ngoài được duy trì và xuất khẩu được nhiều mặt hàng có giá trị


Câu 19:

Chủ trương của các vua thời Lê sơ về vấn đề chủ quyền lãnh thổ có giá trị như thế nào trong công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia ngày nay?
Xem đáp án

Lời giải:

- Yêu cầu Chủ trương của các vua thời Lê sơ về vấn đề chủ quyền lãnh thổ có giá trị quan trọng, là bài học kinh nghiệm quý báu cho công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia ngày nay.


Câu 20:

Đọc đoạn tư liệu sau và cho biết luật pháp thời Lê sơ có những điểm gì tiến bộ?

Tư liệu: Điều 388, trong gia đình, con gái được quyền thừa kế tài sản như con trai. Điều 374 và 375, khi gia đình phải phân chia tài sản thì tài sản do hai vợ chồng làm ra được chia đôi. Điều 308, người chồng ruồng bỏ và không đi lại với người vợ trong năm tháng thì người vợ có quyền bỏ chồng. (Luật Hồng Đức)

Xem đáp án

Lời giải:

- Thông qua tư liệu trên em thấy trong bộ luật Hồng Đức của nhà Lê Sơ đã tiến bộ trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nếu như trước đây, người phụ nữ gần như không có tiếng nói thì với nội dung trong bộ luật Hồng Đức, quyền lợi và địa vị  của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội đã được cải thiện: người phụ nữ có quyền thừa kế, quyền quyết định cuộc sống của chính mình.


Câu 21:

Khai thác tư liệu sau, hãy cho biết vì sao nhà Lê sơ chú trọng phát triển giáo dục, khoa cử.

Tư liệu. Năm 1484, khi Soạn bia Tiến sĩ đầu tiên. Thân Nhân Trung viết: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” (Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442, dịch nghĩa) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội)

Xem đáp án

Lời giải:

- Nhà Lê Sơ chú trọng giáo dục – khoa cử để tuyển chọn nhân tài cho đất nước, vì:

+ Người “hiền tài” ở đây được hiểu là những người vừa có tài, vừa có đức trong xã hội.

+ Những người “hiền tài” sẽ có những đóng góp lớn đối với sự phát triển cường thịnh của đất nước. 


Bắt đầu thi ngay