Đề thi giữa kì 1 Địa Lí 10 (Đề 1) (có đáp án và thang điểm chi tiết)
-
923 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong phương pháp kí hiệu, các kí hiệu biểu hiện hiện tượng, đối tượng có đặc điểm
Đáp án là B
Trong phương pháp kí hiệu, các kí hiệu biểu hiện tượng, đối tượng được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ
Câu 2:
Trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là
Đáp án là C
Trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là hướng gió, các dòng biển,…
Câu 3:
Trên bề mặt Trái Đất nơi được Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm là
Đáp án là C
Trên bề mặt Trái Đất nơi được Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm là trong vùng nội chí tuyến
Câu 4:
Các hành tinh trong hệ Mặt Trời tự quay quanh mình theo hướng
Đáp án là C
Các hành tinh trong hệ Mặt Trời tự quay quanh mình theo hướng cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh
Câu 5:
Đặc điểm nào sau đây không thuộc tầng đá trầm tích
Đáp án là B
Đặc điểm của tầng đá trầm tích: Do các vật liệu vun, nhỏ bị nén chặt tạo thành, phân bố thành một lớp không liên tục, có nơi mỏng nơi dàyvà là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất
Câu 6:
Sự phân chia đá thành 3 nhóm (mắc ma, trầm tích, biến chất) chủ yếu dựa vào
Đáp án là A
Sự phân chia đá thành 3 nhóm (mắc ma, trầm tích, biến chất) chủ yếu dựa vào nguồn gốc hình thành của các loại đá
Câu 7:
Càng lên cao khí áp càng
Đáp án là A
Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ nên khí áp giảm (thấp)
Câu 8:
Kiểu khí hậu nào có diện tích nhỏ nhất trên các lục địa?
Đáp án là C
Kiểu khí hậu có diện tích nhỏ nhất trên các lục địa kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải
Câu 9:
Hãy xác định khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi hăm hai lần? Nơi nào chỉ một lần? Khu vực nào không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? Tại sao?
* Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh
- Khu vục có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần: giữa hai chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. (0,75 điểm)
- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm một lần: chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. (0,75 điểm)
- Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: Từ ngoài hai chí tuyến về hai cực. (0,5 điểm)
* Giải thích nguyên nhân
- Trái Đất đang chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng (23 độ 27’ với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất) và không đổi phương. Do đó, tia nắng vuông góc với tiếp tuyến ở một bề mặt Trái Đất sẽ lần lượt di chuvển từ 23 độ 27’ N lên 23 độ 27' B. Trong vòng 1 năm, các địa điểm nội chí tuyến đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. (0,5 điểm)
- Trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo Trái Đất) một góc bằng 66 độ 33'. Để tạo góc 90 độ thì góc phụ phải là 23 độ 27', trong khi đó các địa điểm ở ngoại chí tuyến đều có vĩ độ lớn hơn 23 độ 27’. (0,5 điểm)
Câu 10:
Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực?
- Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất. (0,5 điểm)
- Nguyên nhân sinh ra nội lực chủ yếu là các nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như: năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ, năng lượng của các phản ứng hoá học,... (1 điểm)
Câu 11:
Nói rõ vai trò cùa khí quyển đối với đời sống trên Trái Đất?
- Cung cấp ôxi và các loại khí cần thiết khác cho sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của sự sống trên Trái Đất. (0,75 điểm)
- Là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất khỏi các tác nhân gây hại từ bức xạ của Mặt Trời. (0,75 điểm)