Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (có đáp án)
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (có đáp án)
-
586 lượt thi
-
29 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ngoại lực là
Đáp án D.
Ngoại lực là những nguồn lực ở bên ngoài trên bề mặt Trái Đất, nguồn năng lượng tạo ra ngoại lực chủ yếu là từ năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
Câu 2:
Nguồn năng lượng sinh ra ngoài lực chủ yếu là
Đáp án C.
Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là bức xạ Mặt Trời do dưới tác động của bức xạ Mặt Trời sẽ làm cho đá trên bề mặt thạch quyển sẽ bị phá hủy và năng lượng của các tác nhân ngoại lực như là nước chảy, gió thổi, băng tuyết,… Những tác động này dù là trực tiếp hay gián tiếp đều có liên quan đến bức xạ Mặt Trời. Vì vậy mà ta nói nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
Câu 3:
Tác nhân của ngoại lực là
Đáp án B.
Ngoại lực là các yếu tố sinh ra bên ngoài Trái Đất như khí hậu, con người, sinh vật, dòng chảy, gió…
Câu 4:
Quá trình phong hóa là
Đáp án A.
Phong hóa là quá trình phá hủy đất đá và các khoáng vật trong đó, dưới tác dụng của thời tiết, chủ yếu là không khí và nước. Phong hóa cơ học là quá trình phong hóa trong đó các tác nhân vật lý là tác nhân gây phong hóa. Phong hóa hóa học có sự tham gia của các chất trong môi trường không khí tác động lên đối tượng phong hóa. Có tác giả còn xếp thêm phong hóa sinh học cũng là quá trình phong hóa hóa học nhưng các tác nhân gây phong hóa là các chất có nguồn gốc sinh học.
Câu 5:
Cường độ phong hóa diễn ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất, vì đó là nơi
Đáp án D.
Cường độ phong hóa diễn ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất, vì đó là nơi trực tiếp nhận được năng lượng của bức xạ Mặt Trời; tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Đồng thời, bề mặt Trái Đất còn chịu tác động mạnh mẽ từ các hoạt động sản xuất của con người.
Câu 6:
Kết quả của phong hóa lí học là
Đáp án B.
Quá trình phong hóa
- Khái niệm: Phong hóa lí học là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau.
- Kết quả: Đá nứt vỡ, thay đổi kích thước, không thay đổi thành phần hóa học.
- Nguyên nhân: do thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng, tác động của sinh vật.
Câu 7:
Quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh nhất ở
Giải thích Phong hoá lí học xảy ra chủ yếu do sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối. Nên quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh nhất ở miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) và miền khí hậu lạnh.
Đáp án: C
Câu 8:
Phong hóa lí học xáy ra chủ yếu bởi tác động của
Đáp án D.
Nguyên nhân chủ yếu của phong hóa lí học là do: sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, tác động của con người hay sự kết tinh của muối,...
Câu 9:
Phong hóa hóa học là quá trình
Đáp án B.
Phong hóa là quá trình phá hủy đất đá và các khoáng vật trong đó, dưới tác dụng của thời tiết, chủ yếu là không khí và nước. Phong hóa gồm có phong hóa hóa học, sinh học và lý học. Phong hóa hóa học là quá trình phá hủy đá và khoáng vật nhưng chủ yếu làm biến đổi chúng về thành phần và tính chất hóa học.
Câu 10:
Những tác nhân chủ yếu của phong hóa hóa học là
Đáp án C.
Những tác nhân chủ yếu của phong hóa hóa học là nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cácbonic, oxi, axit hữu cơ.
Câu 11:
Tác động của nước trên bề mặt, nước ngầm, khí cacbonic tới các loại đá dễ thấm nước và dễ hòa tan đã hình thanh nên dạng địa hình các–xtơ (hang động,.. ). Ở nước ta, địa hình các–xtơ rất phát triển ở vùng
Giải thích Mục II, SGK/33 địa lí 10 cơ bản.
Đáp án: A
Câu 12:
Phong hóa sinh học là sự phá hủy đa và các khoang vật dưới tác động của sự
Giải thích Mục II, SGK/34 địa lí 10 cơ bản.
Đáp án: B
Câu 13:
Ở vùng khô, nóng (hoang mạc và bán hoang mạc), phong hóa lí học xảy ra mạnh do
Giải thích Phong hoá lí học xảy ra chủ yếu do sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối. Nên quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh nhất ở miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) chủ yếu do ở nơi này có sự chênh lệch giữa nhiệt độ ban ngày và đêm lớn.
Đáp án: D
Câu 14:
Ở miền khí hậu lạnh, phong hóa lí học xảy ra mạnh do
Giải thích Phong hoá lí học xảy ra chủ yếu do sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối. Nên quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh nhất ở miền khí hậu lạnh chủ yếu do nước trong các vết nứt của đá khi đóng băng sẽ tăng thể tích làm vỡ khối đá.
Đáp án: A
Câu 15:
Phong hóa hóa học diễn ra mạnh ở các vùng có khí hậu
Giải thích Những tác nhân chủ yếu của phong hoá hoá học là nước và các hợp chất hoà tan trong nước, khí cacbonic, ôxi và axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hoá học. Nước có tác động hoà tan nhiều loại đá và khoáng vật, nhiệt độ của nước càng cao thì sức hoà tan của nước càng mạnh. Vì vậy, phong hóa hóa học diễn ra mạnh ở các vùng có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
Đáp án: A
Câu 16:
Quá trình bóc mòn là
Đáp án C.
Bóc mòn hay bào mòn là quá trình di chuyển và phá huỷ các sản phẩm phong hoá đất đá, và quá trình xói mòn do nước, gió, băng hà và trọng lực, khiến trầm tích đọng ở nơi thấp hơn và đá gốc bị lộ ra. Trong điều kiện kiến tạo ổn định, kết quả của bóc mòn tạo ra những đồng bằng bóc mòn.
Câu 17:
Địa hình khối khoét mòn ở các hoang mạc là do
Đáp án C.
Địa hình khối khoét mòn ở các hoang mạc là do gió. Thổi mòn là quá trình bóc mòn do gió, thường xảy ra mạnh ở những vùng khí hậu khô hạn -> làm khoét mòn các khối đá, tạo thành những dạng địa hình độc đáo như cột đá, nấm đá…
Câu 18:
Quá trình bóc mòn do băng hà tác động tạo nên dạng địa hình
Đáp án A.
Trong địa lý, một fjord hay fiord (phi-o) hay vịnh hẹp băng hà là một vịnh nhỏ dài, hẹp, với những dốc đứng hay vách đá cao, do sông băng tạo ra. Địa hình phi-o phổ biến ở khu vực châu Âu. Đặc biệt là ở bờ biển Na Uy ước tính dài đến 29.000 kilômét (18.000 mi) khi tính cả 1.190 fjord, nhưng rút lại còn 2.500 kilômét (1.600 mi) khi không.
Câu 19:
Địa hình do nước chảy trên bề mặt tạo thành các rãnh nông, các khe rãnh xói mòn, các thung lũng sông suối,.. được gọi là
Giải thích: Mục 2, SGK/35 địa lí 10 cơ bản.
Đáp án: D
Câu 20:
Những cách đồng giữa núi của nước ta ở Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình được hình thành do quá trình
Giải thích: Do tác động của xâm thực với các dòng nước chảy trên mặt ở miền núi nước ta nên đã hình thành nên những cánh đồng giữa núi tương đối rộng lớn như Mường Thanh, Mường Lò, Sơn La, Hòa Bình,…
Đáp án: B
Câu 21:
Tác động của ngoại lực, một chu trình hoàn chỉnh nhìn chung diễn ra tuần tự theo các quá trình là
Giải thích: Tác động của ngoại lực, một chu trình hoàn chỉnh nhìn chung diễn ra tuần tự theo các quá trình từ phong hóa và bóc mòn các vật liệu trên bề mặt Trái Đất, sau đó các vật liệu sẽ vận chuyển dưới tác động của gió, dòng chảy,… với nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào kích thước vật liệu. Cuối cùng, các vật liệu sẽ được vận chuyển đến bồi tụ các vùng đồng bằng hoặc thường thì sẽ là những vùng thấp hơn.
Đáp án: C
Câu 22:
Nội lực và ngoại lực là hai lực
Giải thích: Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất. Nội lực có xu hướng tạo những dạng địa hình lớn làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề, còn ngoại lực thường có xu hướng san bằng các dạng địa hình,…
Đáp án: D
Câu 23:
Quá trình caxtơ không diễn ra ở vùng đá nào sau đây?
Đáp án D
Giải thích: Quá trình caxtơ không diễn ra ở vùng đá bazan.
Câu 24:
Dạng địa hình tiêu biểu hình thành do quá trình vận chuyển và bồi tụ của gió ở ven biển Nam Trung Bộ Việt Nam là
Đáp án B
Giải thích: Dạng địa hình tiêu biểu hình thành do quá trình vận chuyển và bồi tụ của gió ở ven biển Nam Trung Bộ Việt Nam là cồn cát, đụn cát.
Câu 25:
Nhận định nào sau đây là điểm khác nhau giữa quá trình mài mòn và thổi mòn?
Đáp án B
Giải thích: Điểm khác nhau giữa quá trình mài mòn và thổi mòn là quá trình mài mòn do nước, quá trình thổi mòn do gió.
Câu 26:
Nhận định nào sau đây không đúng về sự đa dạng của địa hình trên bề mặt Trái Đất?
Đáp án D
Giải thích: Lí giải không đúng về sự đa dạng của địa hình trên bề mặt Trái Đất là: Nội lực và ngoại lực tác động cùng hướng, hoặc là san bằng địa hình, hoặc là đội cao địa hình.
Câu 27:
Nhận định nào sau đây không đúng về mối quan hệ giữa các quá trình ngoại lực?
Đáp án D
Giải thích: Nhận định không đúng về mối quan hệ giữa các quá trình ngoại lực là: Các khu vực khác nhau, các quá trình ngoại lực có vai trò tương đương nhau.
Câu 28:
Nội lực và ngoại lực giống nhau ở điểm nào sau đây?
Đáp án B
Giải thích: Nội lực và ngoại lực giống nhau ở điểm là cùng làm thay đổi diện mạo Trái Đất.
Câu 29:
Nhận định nào sau đây đúng về mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực?
Đáp án D
Giải thích: Nhận định đúng về mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực là: Đối nghịch nhau, luôn tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.