Thi Online Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: Tuần 6 Tìm hiểu chung về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (có đáp án)
Thi Online Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: Tuần 6 Tìm hiểu chung về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (có đáp án)
-
621 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tác giả bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là ai?
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2:
Mục đích của tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là:
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:
"Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" ra đời vào khoảng thời gian nào?
Năm 1861, vào đêm 14 – 12, nghĩa quân tấn công vào đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định, gây tổn thất cho giặc nhưng cuối cùng lại thất bại. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, để tưởng nhớ công ơn những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
"Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" thuộc thể loại nào?
Thể loại của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là văn tế (ngày nay còn gọi là điếu văn). Văn tế là thể văn thường dùng để đọc khi tế, cúng người chết, nó có hình thức tế - tưởng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5:
Bài văn tế thường có bố cục gồm những phần nào?
Bố cục bài văn tế thường có các phần:
- Lung khởi: cảm tưởng khái quát về người chết
- Thích thực: hồi tưởng công đức của người chết
- Ai vãn: than tiếc người chết
- Kết: nêu lên ý nghĩa và lời mời của người đứng tế đối với linh hồn của người chết.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6:
Nhận định nào sau đây không đúng với tinh thần bài thơ "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"?
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không phải là tiếng khóc bi lụy của Nguyễn Đình Chiểu và nhân dân Nam Kì trước cái chết của những nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7:
Ý nào không phải nét đặc sắc nghệ thuật trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"?
Đáp án:
Giá trị nghệ thuật:
- Sử dụng lối văn biền ngẫu, uyển chuyển, giàu hình ảnh
- Ngôn ngữ chân thực, giàu cảm xúc
- Thủ pháp liệt kê, đối lập
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8:
Bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" viết về:
Bài văn tế tạc khắc nên hình tượng những người nông dân ở Cần Giuộc đứng lên chống Pháp, hào hùng mà bi tráng, tượng trưng cho tinh thần yêu nước, hào hùng của nhân dân ta.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9:
Đáp án nào không nói đúng ý nghĩa sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"?
Những người nghĩa sĩ Cần Giuộc hi sinh không phải để bảo vệ sự bền vững của triều đình. Khi thực dân Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn không có tinh thần phản kháng, bạc nhược, đặt lợi ích của dòng họ lên trên lợi ích của đất nước.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10:
Bài văn tế nào dưới đây có giọng điệu hài hước, dí dỏm, khác biệt so với những bài thơ khác?
Âm hưởng chung của các bài văn tế là bi thương, nhưng sắc thái biểu cảm của mỗi bài có thể khác nhau. Có bài chỉ thuần túy là một tiếng khóc Văn tế Trương Quỳnh Như nhưng cũng có bài mang tính sử thi bi tráng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Văn tế Phan Chu Trinh. Đặc biệt, có khi văn tế được viết trong những hoàn cảnh khác, nhằm mục đích khác. Tú Xương làm bài thơ Văn tế sống vợ với giọng điệu hài hước, hóm hỉnh.
Đáp án cần chọn là: C