IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Văn Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê (có đáp án)

Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê (có đáp án)

Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê (có đáp án)

  • 445 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nội dung chính của hai câu thơ sau là:

“Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”

Xem đáp án

“Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”

=> Nội dung chính: Nỗi đau đột ngột khi mất bạn

Đáp án cần chọn là: A


Câu 2:

Câu thơ “Bác Dương thôi đã thôi rồi” được ngắt nhịp như thế nào?

Xem đáp án

Hai câu lục được ngắt nhịp 2/1/3 đọc lên nghe nhói đau, quặn thắt như những tiếng nấc tắc nghẹn trong nối đau đến quá đỗi bất ngờ.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 3:

Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở hai câu thơ đầu bài thơ "Khóc Dương Khuê"?

Xem đáp án

Cách dùng “Thôi đã thôi rồi”: cách nói giảm nói tránh để giảm bớt nỗi đau mất bạn, kết hợp với việc sử dụng các từ láy “man mác”, “ngậm ngùi” cùng với nhịp thơ 4/4 ở câu bát diễn tả nỗi đau kéo dài như vô cùng vô tận. Nỗi đau từ chính cõi lòng của nhà thơ lan tỏa ra cả không gian rộng lớn, bao la.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 4:

Câu thơ nào dưới đây trong bài "Khóc Dương Khuê" tác giả sử dụng điển tích của Trung Quốc?

Xem đáp án

Hai câu thơ sử dụng điển tích Trung Quốc:

“Giường kia treo cũng hững hờ / Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”

Đáp án cần chọn là: B


Câu 5:

“Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết ai đưa, ai biết mà đưa”

Bốn câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Xem đáp án

- Nghệ thuật được sử dụng: kết cấu trùng điệp, điệp ngữ.

=> Tác dụng: tạo cảm giác nức nở, sự trống vắng đến ngẹn ngào, chua xót , nỗi tiếc bạn không nguôi trong tâm trạng của Nguyễn Khuyến khi nghe tin bạn mất.

Đáp án: D


Câu 6:

Đâu không phải giá trị nghệ thuật bài thơ Khóc Dương Khuê?

Xem đáp án

 Đáp án cần chọn: D


Câu 7:

Ngôn ngữ trong bài thơ "Khóc Dương Khuê"? 

Xem đáp án

Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc mà chân thành, trân trọng.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 8:

Dòng nào sau đây là nhận định không chính xác về thơ văn của Nguyễn Khuyến?

Xem đáp án

Nội dung sai: Ông sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ

Sửa lại: Sáng tác của Nguyễn Khuyến bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn.

Đáp án cần chọn là: B


Bắt đầu thi ngay