Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Văn Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: Tuần 5 Phân tích Lẽ ghét thương (có đáp án)

Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: Tuần 5 Phân tích Lẽ ghét thương (có đáp án)

Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: Tuần 5 Phân tích Lẽ ghét thương (có đáp án)

  • 415 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nhân vật ông Quán là:

Xem đáp án

Nhân vật ông Quán (chủ quán rượu) thuộc lực lượng chính nghĩa hỗ trợ nhân vật chính ( trên đường đi tìm chính nghĩa). Ông Quán có phong thái của một nhà nho ở ẩn, am tường kinh sử, và quặn lòng với những kẻ làm băng hoại xã hội, đau khổ dân lành.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 2:

Câu thơ nào dưới đây chĩ rõ căn nguyên chuyện ghét thương của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?

Xem đáp án

 “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”

Biết ghét vì biết thương. Vì thương dân nên ghét những kẻ làm hại dân. Ông Quán bày tỏ thái độ thương ghét của mình.

=> Đây là câu nói có tính chất khái quát tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu trong cả đoạn trích. Tác giả lí giải căn nguyên chuyện ghét thương của mình.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 3:

Đâu là gốc rễ, nguyên nhân sâu xa của nỗi ghét thương của tác giả?

Xem đáp án

Xuất phát từ tấm lòng yêu thương dân sâu sắc nên ghét những kẻ làm hại dân.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 4:

Những triều đại mà ông Quán ghét, được liệt kê trong đoạn trích Lẽ ghét thương là:

Xem đáp án

Các thế lực cầm quyền bạo tàn:

- Đời Kiệt, Trụ mê dâm

- Đời U, Lệ đa đoan

- Đời Ngũ bá phân vân

- Đời thúc quý phân băng

Nhân dân khổ sở trăm bề

Đáp án E 


Câu 5:

Nghệ thuật không được sử dụng trong bốn câu thơ sau là :

 “Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,

Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang

Ghét đời U, Lệ đa đoan,

Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần”

Xem đáp án

Nghệ thuật được sử dụng:

- Điệp từ “ghét”, “đời”, “dân”.

- Liệt kê các điển cố : Kiệt, Trụ, U, Lệ

- Nghệ thuật đối giữa vua quan với dân

=> Tác dụng: Tác giả nhấn mạnh nỗi căm ghét những tên vua dâm ác, tàn bạo, những kẻ đã gây ra hệ lụy chiến tranh, loạn lạc và bộc lộ lòng thương xót sâu sắc đối với người dân vô tội

Đáp án cần chọn là: B


Câu 6:

Bốn dòng thơ “Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm”, “Ghét đời U, Lệ đa đoan”; “Ghét đời Ngũ bá phân vân”; “Ghét đời thúc quý phân băng”. Đó là những triều đại mà ông Quán ghét. Những triều đại đó giống nhau ở điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Điểm giống nhau: Vua chúa không chăm lo đến đời sống của nhân dân, khiến nhân dân lầm than.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 7:

Các nhân vật không được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Lẽ ghét thương là:

Xem đáp án

Vương Chiêu Quân và Tây Thi là hai trong bốn tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Quốc, gồm Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Qúy Phi.

Đáp án: B


Câu 8:

Những danh sĩ trong sử sách được tác giả nhắc đến, họ đều có đặc điểm chung là gì?

Xem đáp án

Điểm chung giữa các danh sĩ trong sử sách: Họ đều là những người có tài, có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng vì thời cuộc đều không đạt được sở nguyện.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 9:

“Các danh sĩ là những người đồng cảnh ngộ với Nguyễn Đình Chiểu”  Đúng hay sai?

Xem đáp án

- Đúng

- Các danh sĩ là những người cũng đồng cảnh ngộ với Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Đình Chiểu cũng muốn giúp đời, lập nên nhiều công danh nhưng cuộc đời đầy bất hạnh, lại thêm thời thế đầy nhiễu nhương.

=> Đáp án A


Câu 10:

Hai câu kết sử dụng nghệ thuật gì?

Xem đáp án

- Điệp ngữ “nửa phần”

- Nghệ thuật tiểu đối “thương”, “ghét”

=> Tuy nói chuyện sử sách nhưng ít nhiều đều phù hợp với chế độ thối nát của nhà Nguyễn và tâm sự của Nguyễn Đình Chiểu lúc bấy giờ.

Đáp án cần chọn là: C


Bắt đầu thi ngay