Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Công nghệ Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 21: Ôn tập chương 1 (có đáp án)

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 21: Ôn tập chương 1 (có đáp án)

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 21 (Phần 1): Ôn tập chương 1 (có đáp án)

  • 1220 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một trong những phương hướng và nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay là:

Xem đáp án

Đáp án: B. Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái

Một trong những phương hướng và nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay là: Xây dựng một nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái – SKG trang 8


Câu 2:

Thành tựu nổi bật nhất của ngành nông, lâm, ngư nghiệp nước ta trong những năm gần đây là:

Xem đáp án

Đáp án: A. Sản xuất lương thực tăng liên tục

Thành tựu nổi bật nhất của ngành nông, lâm, ngư nghiệp nước ta trong những năm gần đây là: Sản xuất lương thực tăng liên tục – SGK trang 7


Câu 3:

Tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân:

Xem đáp án

Đáp án: C. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.

Tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân: Ngành nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến – SGK trang 6


Câu 4:

Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế?

Xem đáp án

Đáp án: A. Trên 50%

Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế: Trên 50% - hình 1.2 SGK trang 6


Câu 5:

Những tồn tại, hạn chế của ngành nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án: D. Tất cả các ý trên

Những tồn tại, hạn chế của ngành nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay: Năng suất và chất lượng còn thấp. Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi; cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Xuất khẩu còn hạn chế, giá rẻ do chế biến kém, chủ yếu bán sản phẩm thô – SGK trang 7


Câu 6:

Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng?

Xem đáp án

Đáp án: D. Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng.

Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng là: đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng – SGK trang 9


Câu 7:

Công tác xem xét, theo dõi các đặc điểm sinh học, kinh tế, kĩ thuật canh tác để đánh giá xác nhận cây trồng là:

Xem đáp án

Đáp án: A. Khảo nghiệm giống cây trồng

Khảo nghiệm giống cây trồng là công tác xem xét, theo dõi các đặc điểm sinh học, kinh tế, kĩ thuật canh tác để đánh giá xác nhận cây trồng


Câu 8:

Khảo nghiệm giống cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa giống mới vào:

Xem đáp án

Đáp án: D. Sản xuất đại trà.

Để đưa giống mới vào sản xuất đại trà cần khảo nghiệm giống cây trồng


Câu 9:

Giống mới nếu không qua khảo nghiệm sẽ như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án: C. Không biết được những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác.

Giống mới nếu không qua khảo nghiệm sẽ không biết được những thông tin về đặc tính và yêu cầu kĩ thuật của giống – SGK trang 9


Câu 10:

Quy trình thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng:

Xem đáp án

Đáp án: B. TN so sánh giống →TN kiểm tra kĩ thuật →TN sản xuất quảng cáo.

Quy trình thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng: TN so sánh giống →TN kiểm tra kĩ thuật →TN sản xuất quảng cáo – SGK trang 10, 11


Câu 11:

Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng:

Xem đáp án

Đáp án: D. Tạo ra số lượng lớn cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà

Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng: Tạo ra số lượng lớn cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà – SGK trang 12


Câu 12:

Quá trình hạt giống được cơ quan chọn tạo giống nhà nước cung cấp đến khi nhân được số lượng lớn hạt giống phục vụ cho sản xuất đại trà phải trải qua các giai đoạn sản xuất hạt giống sau:

Xem đáp án

Đáp án: D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng →hạt xác nhận

Quá trình hạt giống được cơ quan chọn tạo giống nhà nước cung cấp đến khi nhân được số lượng lớn hạt giống phục vụ cho sản xuất đại trà phải trải qua các giai đoạn sản xuất hạt giống sau: Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng →hạt xác nhận – SGK trang 12


Câu 13:

Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, mục đích tạo ra hạt giống xác nhận là:

Xem đáp án

Đáp án: D. Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà

Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, mục đích tạo ra hạt giống xác nhận là: Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà – SGK trang 13


Câu 14:

Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo cần loại bỏ cây xấu khi:

Xem đáp án

Đáp án: B. Hoa đực chưa tung phấn.

Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo cần loại bỏ cây xấu khi hoa đực chưa tung phấn – SGK trang 15


Câu 15:

Đối với giống cây trồng do tác giả cung cấp giống hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng thì quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ?

Xem đáp án

Đáp án: D. Duy trì

Đối với giống cây trồng do tác giả cung cấp giống hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng thì quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ duy trì – SGK trang 13


Câu 16:

Nuôi cấy mô, tế bào là phương pháp

Xem đáp án

Đáp án: B. Tách rời tế bào TV nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh.

Nuôi cấy mô, tế bào là phương pháp tách rời tế bào TV nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh. – SGK trang 19


Câu 17:

Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào là........của tế bào thực vật.

Xem đáp án

Đáp án: D. Tính toàn năng.

Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào là tính toàn năng của tế bào thực vật _ SGK trang 19


Câu 18:

Tế bào phôi sinh là:

Xem đáp án

Đáp án: C. Những tế bào hình thành ở giai đoạn đầu của hợp tử chưa mang chức năng chuyên biệt.

Tế bào phôi sinh là những tế bào hình thành ở giai đoạn đầu của hợp tử chưa mang chức năng chuyên biệt – SGK trang 20


Câu 19:

Mỗi một hạt keo đất có cấu tạo như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án: A. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán.

Mỗi 1 hạt keo có 1 nhân. Lớp phân tử nằm phía ngoài của nhân phân li thành các ion và tạo ra lớp ion quyết định điện. Phía ngoài là lớp ion bù (gồm lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán) mang điện tích trái dấu – Hình 7 SGK trang 22


Câu 20:

Thành phần nào của keo đất có khả năng trao đổi ion với các ion trong dung dịch đất:

Xem đáp án

Đáp án: C. Lớp ion khuếch tán.

Keo đất có khả năng trao đổi ion ở lớp ion khuếch tán với các ion của dung dịch đất – SGK trang 22


Câu 21:

Ở Việt Nam, có khoảng bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên ở vùng đồi núi?

Xem đáp án

Đáp án: D. 70%.

Ở Việt Nam, có khoảng 70% diện tích đất tự nhiên ở vùng đồi núi – SGK trang 27


Câu 22:

Tác dụng của biện pháp bón vôi ở cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá?

Xem đáp án

Đáp án: A. Giảm độ chua của đất

Biện pháp bón vôi ở cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá giúp giảm độ chua của đất


Câu 23:

Tác dụng của biện pháp cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học hợp lí ở cải tạo đất xám bạc màu?

Xem đáp án

Đáp án: B. Cung cấp chất dinh dưỡng và tăng vi sinh vật trong đất

Biện pháp cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học hợp lí ở cải tạo đất xám bạc màu giúp cung cấp chất dinh dưỡng và tăng vi sinh vật trong đất.)


Câu 24:

Quá trình hình thành S  F e S2  H2 S O4  của đất phèn cần chú ý đến điều kiện:

Xem đáp án

Đáp án: A. Yếm khí, thoát nước, thoáng khí.

Quá trình hình thành SFeS2H2SO4 của đất phèn cần chú ý đến điều kiện: yếm khí, thoát nước, thoáng khí – SGK trang 33


Câu 25:

Đất phèn có thành phần cơ giới nặng, đất rất chua và có:

Xem đáp án

Đáp án: B. pH < 4.

Đất phèn có thành phần cơ giới nặng, đất rất chua và có pH < 4 – SGK trang 33


Câu 26:

Sau khi sử dụng phân hữu cơ cần chú ý điểm gì?

Xem đáp án

Đáp án: C. Phải ủ trước khi bón

Sau khi sử dụng phân hữu cơ cần chú ý phải ủ trước khi bón để cho phân hoại mục – SGK trang 40


Câu 27:

Phân hữu cơ có đặc điểm:

Xem đáp án

Đáp án: C. Khó hoà tan, có chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Phân hữu cơ có đặc điểm khó hoà tan, có chứa nhiều chất dinh dưỡng


Câu 28:

Loại phân nào dùng để bón lót là chính:

Xem đáp án

Đáp án: B. Phân chuồng.

Loại phân nào dùng để bón lót là chính là phân hữu cơ-phân chuồng – SGK trnag 40


Câu 29:

Phân có tác dụng cải tạo đất:

Xem đáp án

Đáp án: B. Phân hữu cơ, phân vi sinh.

Phân có tác dụng cải tạo đất là phân hữu cơ và phân vi sinh – SGK trang 39


Câu 30:

Phân hữu cơ trước khi sử phải ủ cho hoai mục nhằm:

Xem đáp án

Đáp án: D. Cây hấp thụ được.

Phân hữu cơ trước khi sử phải ủ cho hoai mục nhằm để hoại mục để cây hấp thụ được – SGK trang 39


Câu 31:

Phân VSV phân giải chất hữu cơ có tác dụng gì?

Xem đáp án

Đáp án: B. Phân giải chất hữu cơ →chất khoáng đơn giản.

Phân VSV phân giải chất hữu cơ có tác dụng phân giải chất hữu cơ → chất khoáng đơn giản – SGK trang 43


Câu 32:

Để tăng độ phì nhiêu của đất chúng ta cần:

Xem đáp án

Đáp án: D. Làm đất, tưới tiêu hợp lí, bón phân hữu cơ.

Để tăng độ phì nhiêu của đất chúng ta cần phải làm đất, tưới tiêu hợp lí, bón phân hữu cơ


Câu 33:

Thành phần chính của xác thực vật là:

Xem đáp án

Đáp án: D. Xenlulô

Thành phần chính của xác thực vật là xenlulô –SGK trang 43


Câu 34:

Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ là:

Xem đáp án

Đáp án: A. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.

Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ là loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ –SGK trang 43


Câu 35:

Phân vi sinh vật cố định đạm là:

Xem đáp án

Đáp án: B. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định nitơ tự do sống cộng sinh hoặc hội sinh.

Phân vi sinh vật cố định đạm là loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định nitơ tự do sống cộng sinh hoặc hội sinh – SGk trang 42


Câu 36:

Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch:

Xem đáp án

Đáp án: A. Có ổ dịch, đủ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm.

Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch là có ổ dịch, đủ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm – SGK trang 49


Câu 37:

Điều kiện để sâu, bệnh phát sinh:

Xem đáp án

Đáp án: A. Có nguồn bệnh, đủ thức ăn, khí hậu thuận lợi, chăm sóc mất cân đối.

Điều kiện để sâu, bệnh phát sinh là có nguồn bệnh, đủ thức ăn, khí hậu thuận lợi, chăm sóc mất cân đối – SGK trang 49


Câu 38:

Nguồn sâu bệnh hại:

Xem đáp án

Đáp án: D. Trứng, bào tử, Nhộng, VSV.

Nguồn sâu bệnh hạ gồm trứng, bào tử, Nhộng, VSV – SGK trang 47


Câu 39:

Bệnh hại cây trồng do:

Xem đáp án

Đáp án: D. Nấm, Vi khuẩn, Vi rút.

Bệnh hại cây trồng do: Nấm, Vi khuẩn, Vi rút


Câu 40:

Tác dụng của việc ngâm đất trong công tác ngăn ngừa sâu, bệnh hại cây trồng?

Xem đáp án

Đáp án: D. Diệt sâu non, trứng, nhộng,...

Tác dụng của việc ngâm đất trong công tác ngăn ngừa sâu, bệnh hại cây trồng là Diệt sâu non, trứng, nhộng,...


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương