Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 9 (có đáp án): Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiên Lê (phần 2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 9 (có đáp án): Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiên Lê (phần 2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiên Lê

  • 616 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước là gì?

Xem đáp án

Lời giải:

Năm 968, công cuộc thống nhất đất nước đã hoàn thành, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn).

Đáp án cần chọn là: A


Câu 2:

Triều đại phong kiến nào nối tiếp nhà Đinh?

Xem đáp án

Lời giải:

- Cuối năm 979, nội bộ triều Đinh xảy ra một số biến cố. Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị ám hại. Vua mới còn nhỏ, Lê Hoàn được cử làm phụ chính. Nhân cơ hội đó, nhà Tống lăm le xâm phạm bờ cõi Đại Cồ Việt.

- Trước tình thế hiểm nghèo, các tướng lĩnh và quân đội đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua để chỉ huy cuộc kháng chiến, nhà Tiền Lê được thành lập.

=> Như vậy, nối tiếp sự nghiệp của nhà Đinh là nhà Tiền Lê.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 3:

Thời Đinh – Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của bộ phận nào?

Xem đáp án

Lời giải:

Thời Đinh - Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng theo tập tục, chia ruộng cho nhau để cày cấy.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 4:

Tầng lớp thống trị thời Đinh- Tiền Lê bao gồm những bộ phận nào?

Xem đáp án

Lời giải:

Trong xã hội vua, các quan văn – võ cùng một số nhà sư tạo thành bộ máy thống trị.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 5:

Thời Đinh – Tiền Lê, những bộ phận nào thuộc tầng lớp bị trị?

Xem đáp án

Lời giải:

Những người bị trị gồm nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ. Đa số nông dân là những người dân tự do, cày ruộng công làng xã, có quyền lợi gắn bó với làng, với nước. Nô tì là tầng lớp dưới cùng của xã hội, số lượng không nhiều

Đáp án cần chọn là: C


Câu 6:

Đầu năm 981, quân Tống do ai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta?

Xem đáp án

Lời giải:

Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thuỷ, bộ tiến đánh nước ta: quân bộ theo đường Lạng Sơn, còn quân thuỷ theo đường sông Bạch Đằng.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 7:

Tại sao Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm kinh đô?

Xem đáp án

Lời giải:

Có hai lí do chính mà Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm kinh đô:

- Hoa Lư là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh.

- Hoa Lư được miêu tả là nơi núi non trùng điệp, núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước là đồng bằng, xa nữa là biển... thuận lợi để tạo thế phòng thủ đất nước

Đáp án cần chọn là: C


Câu 8:

Đâu không phải là nguyên nhân các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên làm vua?

Xem đáp án

Lời giải:

Sở dĩ Lê Hoàn được các tướng lĩnh suy tôn lên làm vua vì:

- Ông là người có tài thao lược, trí lớn và rất có uy tín trong triều đình nhà Đinh

- Khi Đinh Tiên Hoàng qua đời, vua Đinh Toàn còn quá nhỏ không đủ khả năng cáng đáng công việc quốc gia, trong khi quân Tống đang lăm le xâm lược Đại Cồ Việt

=> Đáp án D: sự ủng hộ của thái hậu Dương Vân Nga chỉ thể hiện sự thống nhất trong nội bộ triều đình

Đáp án cần chọn là: D


Câu 9:

Việc để quân địa phương đóng ở các lộ, luân phiên vừa luyện tập, vừa làm ruộng có tác dụng gì?

Xem đáp án

Lời giải:

- Quân đội gồm 10 đạo và hai bộ phận:

+ Cấm quân (quân của triều đình) bảo vệ vua và kinh thành.

+ Quân địa phương đóng tại các lộ, luân phiên nhau vừa luyện tập vừa làm ruộng.

=> Điều này có tác dụng vừa đảm bảo được sản xuất nông nghiệp ở các địa phương, binh lính vẫn sẽ được luyện tập võ nghệ, vừa tạo ra những phên dậu bảo vệ triều đình từ xa

Đáp án cần chọn là: A


Câu 10:

Hành động sai sứ sang Trung Quốc trao trả tù binh và đặt lại quan hệ bang giao của Lê Hoàn sau khi kháng chiến chống Tống thắng lợi thể hiện điều gì?

Xem đáp án

Lời giải:

Sau khi đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Tống năm 981, Lê Hoàn vẫn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đề nghị thiết lập lại quan hệ bang giao. Việc này thể hiện tinh thần nhân đạo và thiện chí hòa bình của Đại Cồ Việt

Đáp án cần chọn là: B

Chú ý

Sau này tinh thần nhân đạo và truyền thống nhân nghĩa này càng được củng cố và phát huy dưới thời Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược


Câu 11:

Kế cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc?

Xem đáp án

Lời giải:

Năm 981, nhà Tống xuất quân xâm lược Đại Cồ Việt. Lê Hoàn đã kế thừa kế sách đánh giặc của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938), đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền của địch

Đáp án cần chọn là: A


Câu 12:

Nội dung nào sau đây không phản ánh được tư tưởng trọng nông của nhà Đinh - Tiền Lê?

Xem đáp án

Lời giải:

Các biện pháp thể hiện tư tưởng trọng nông của nhà Đinh - Tiền Lê bao gồm: 

- Hàng năm vào mùa xuân, nhà vua thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất

- Việc khai khẩn đất hoang được đẩy mạnh

- Chú ý công tác thủy lợi như đào, vét kênh ngòi. 

=> Loại trừ đáp án: A

Đáp án cần chọn là: A


Câu 13:

Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê có điểm gì khác so với nhà Ngô?

Xem đáp án

Lời giải:

Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê:

+ Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự.

+ Giúp Lê Hoàn bàn việc nước có thái sư (quan đầu triều) và đại sư (nhà sư có danh tiếng).

+ Dưới vua là các chức quan văn, quan võ; các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu.

Tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô

+ Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc (chính trị, ngoại giao, quân sự).

+ Dưới vua có các quan văn, quan võ.

=> Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê tiếp tục được hoàn thiện chặt chẽ hơn, quyền lực tập trung vào trong tay nhà vua lớn hơn

Đáp án cần chọn là: D


Câu 14:

Lý do chính khiến các nhà sư được trọng dụng dưới thời Đinh - Tiền Lê là gì?

Xem đáp án

Lời giải:

Thời Đinh - Tiền Lê, nhà sư lại thuộc bộ máy thống trị và được trọng dụng do đạo Phật dưới thời Đinh – Tiền Lê có điều kiện được truyền bá rộng rãi hơn trước.  Giáo dục chưa phát triển nên số người được đi học rất ít, mà phần lớn người có học lại là các nhà sư nên họ được nhân dân và nhà nước rất quý trọng và trọng dụng.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 15:

Nhà sư nào đã cải trang làm người lái đò chở sứ giả Lý Giác nhà Tống qua sông và là tác giả của 4 câu thơ dưới đây khi vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước?
”Vận nước như mây cuốn
Trời Nam mở thái bình
Vô vi trên điện các
Xứ xứ hết đao binh”

Xem đáp án

Lời giải:

- Nhà sư Pháp Thuận là người đã được vua Lê Đại Hành rất tín nhiệm và được cử đi đón sứ giả Lý Giác của nhà Tống năm 987. Nhà sư đã cải trang làm người lái đò. Khi nhìn thấy một đôi ngỗng đang bơi trên sông, Lý Giác bất giác ngâm hai câu thơ:

“Song song ngỗng một đôi

Ngửa mặt ngó ven trời”

Nhà sư đang chèo đò bèn đối lại khiến Lý Giác vô cùng thán phục:

“Lông trắng phô dòng biếc

Sóng xanh chân hồng bơi”

- Trong một lần vua Lê Đại Hành hỏi về độ dài vận nước, ông đã tâu rằng

”Vận nước như mây cuốn

Trời Nam mở thái bình

Vô vi trên điện các

Xứ xứ hết đao binh”

Đáp án cần chọn là: B


Bắt đầu thi ngay