Trắc nghiệm Lịch sử 7 CTST Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) có đáp án
Trắc nghiệm Lịch sử 7 CTST Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) có đáp án
-
417 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ai là người lãnh đạo tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Đáp án đúng là: A
Đầu năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa chống quân Minh (SGK - Trang 82)
Câu 2:
Từ năm 1424 - 1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn từ
Đáp án đúng là: C
- Năm 1424 theo kế hoạch, Nguyễn Chích đề xuất, Lê Lợi chuyển địa bàn hoạt động, đưa quân tiến về phía Nam đánh chiếm Nghệ An. Chỉ trong vòng 10 tháng, nghĩa quân giải phóng một vùng rộng từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân.
Câu 3:
Cuối năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng ở
Đáp án đúng là: C
- Tháng 11/1426, Vương Thông chỉ huy viện binh tiến đánh vào thành Đông Quan và mở cuộc tấn công vào Cao Bộ, nơi quân chủ lực Lam Sơn đang đóng giữ.
- Nghĩa quân Lam Sơn bố trí mai phục ở Chốt động - Chúc động.
=> Quân Minh rơi vào trận địa, bị phục kích, tổn thất nặng nề.
Câu 4:
Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng ở
Đáp án đúng là: A
Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng ở Chi Lăng - Xương Giang.
Câu 5:
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra nhằm chống lại quân xâm lược nào?
Đáp án đúng là: D
- Sau khi chiếm được nước ta, nhà Minh nhanh chóng thiết lập bộ máy đô hộ, thẳng tay đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
- Đầu năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa (SGK - Trang 82)
Câu 6:
Ai là người đã cùng Lê Lợi lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn và viết ra tác phẩm Bình Ngô đại cáo?
Đáp án đúng là: B
Nguyễn Trãi đã cùng với Lê Lợi lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn và viết ra tác phẩm Bình Ngô đại cáo.
Câu 7:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục đích của Lê Lợi, Nguyễn Trãi khi tạm thời hòa hoãn với quân Minh (1423)?
Đáp án đúng là: B
- Năm 1423, Lê Lợi, Nguyễn Trãi quyết định tạm thời hòa hoãn với quân Minh nhằm: tranh thủ thời gian để: tích trữ lương thảo, tranh thủ sức dân; củng cố lực lượng, sức mạnh của nghĩa quân và tìm phương hướng mới cho cuộc khởi nghĩa.
Câu 8:
Tình hình của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động (1418 - 1423) như thế nào?
Đáp án đúng là: C
Trong những năm đầu hoạt động (1418 - 1423), nghĩa quân Lam Sơn gặp nhiều khó khăn, tổn thất, có lúc lực lượng chỉ còn hơn 100 người.
Câu 9:
Để tháo gỡ tình thế bị bao vây, năm 1424, Nguyễn Chích đã đề xuất chủ trương
Đáp án đúng là: A
Để tháo gỡ tình thế bị bao vây, năm 1424, Nguyễn Chích đã đề xuất chủ trương chuyển địa bàn hoạt động, tiến về phía nam, đánh chiếm Nghệ An.
Câu 10:
Từ tháng 9/1426, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã chuyển sang giai đoạn nào?
Đáp án đúng là: B
Tháng 9/1426, nghĩa quân Lam Sơn tiến ra Bắc, liên tiếp đánh thắng nhiều trận. Quân Minh buộc phải rút vào thành Đông Quan cố thủ và chờ viện binh. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công (SGK - Trang 83)
Câu 11:
Tại trận Chúc Động - Tốt Động, nghĩa quân Lam Sơn đã tổ chức đánh quân Minh như thế nào?
Đáp án đúng là: A
- Tháng 11/1426, Vương Thông chỉ huy viện binh tiến đánh vào thành Đông Quan và mở cuộc tấn công vào Cao Bộ, nơi quân chủ lực Lam Sơn đang đóng giữ.
- Nghĩa quân Lam Sơn bố trí mai phục ở Chốt động - Chúc động.
=> Quân Minh rơi vào trận địa, bị phục kích, tổn thất nặng nề.
Câu 12:
Năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn chuyển hướng vào phía nam, đánh chiếm Nghệ An, vì
Đáp án đúng là: D
Năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn chuyển hướng vào phía nam, đánh chiếm Nghệ An, vì Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông. Nghĩa quân Lam Sơn muốn chiếm giữ Nghệ An làm đất đứng chân, rồi dựa vào sức người và cảu cải đất ấy mà quay ra đánh Đông Đô (Hà Nội).
Câu 13:
Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:
1. Lê Lợi xưng Bình Định vương, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa.
2. Hội thề Đông Quan được tổ chức. Chiến tranh chấm dứt, quân Minh rút về nước.
3. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang,
4. Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động.
Sắp xếp theo trình tự thời gian:
Đán án đúng là: A
- Năm 1418, Lê Lợi xưng Bình Định vương, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa.
- Cuối năm 1426, quân Lam Sơn giành chiến thắng tại Tốt Động - Chúc Động.
- Tháng 10/1427, quân Lam Sơn giành chiến thắng tại Chi Lăng - Xương Giang
- Tháng 12/1427, Hội thề Đông Quan được tổ chức. Chiến tranh chấm dứt, quân Minh rút về nước.
Câu 14:
Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang của nghĩa quân Lam Sơn có điểm giống nhau trong cách đánh quân Minh?
Đáp án đúng là: C
Điểm giống nhau về cách đánh giặc của nghĩa quân Lam Sơn trong trận Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang là: bố trí mai phục, tấn công khi quân Minh rơi vào trận địa.
Câu 15:
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?
Khởi nghĩa thắng lợi đã lật đổ được ách thống trị tàn bạo của nhà Minh, khôi phục nền độc lập; mở ra thời kì phát triển mới của quốc gia Đại Việt - thời Lê sơ (SGK - Trang 85)