Giải Toán học 7 Kết nối tri thức Bài 5: Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn

Hamchoi.vn trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Toán học lớp 7 Bài 5: Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn  sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán học 7 Bài 5. Mời các bạn đón xem:

472 lượt xem


Giải bài tập Toán 7 Bài 5: Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn 

Video giải bài tập Toán 7 Bài 5: Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn 

Mở đầu

Mở đầu trang 26 Toán 7 Tập 1Hình vuông: Tớ thực hiện phép chia để viết 45 dưới dạng số thập phân được kết quả bằng 0,8.

Hình tròn: Mình cũng đặt tính chia 518 mà sao mãi không ra kết quả nhỉ?

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Bạn Hình vuông đã thực hiện đặt phép chia như sau:

Hình vuông: Tớ thực hiện phép chia để viết 4/5 dưới dạng số thập phân (ảnh 1)

Suy ra 45=4:5=0,8.

Bạn Hình tròn đã thực hiện đặt phép chia như sau:

Tài liệu VietJack

Suy ra 518=5:18=0,2777...

Nhận xét:

Phép chia 4 cho 5 sau khi đặt phép chia ta thấy đây là phép chia hết được thương 0,8 là số thập phân hữu hạn.

Khi thực hiện đặt phép tính chia 5 cho 18 ta thấy phép chia này là một phép chia không bao giờ chấm dứt và nếu cứ tiếp tục thực hiện chia thì trong thương nhận được quan sát thấy chữ số 7 được lặp lại mãi. Ta nói phân số 518 viết được dưới dạng số thập phân 0,2777… và đây là số thập phân vô hạn tuần hoàn. 

Số thập phân vô hạn tuần hoàn

Câu hỏi trang 27 Toán 7 Tập 1Kết quả của phép chia 1 cho 9 là số thập phân hữu hạn hay vô hạn tuần hoàn?

Lời giải:

Ta thực hiện đặt phép tính chia như sau:

Tài liệu VietJack

Suy ra 19=1:9=0,1111 

Nhận xét: Khi thực hiện phép tính chia 1 cho 9, ta thấy phép chia này là phép chia không bao giờ chấm dứt và nếu cứ tiếp tục thực hiện chia thì thương nhận được là 0,1111… với chữ số 1 được lặp lại mãi mãi. Vậy kết quả của phép chia 1 cho 9 được viết dưới dạng số thập phân là 0,1111… Đây là số thập phân vô hạn tuần hoàn. 

Luyện tập 1 trang 27 Toán 7 Tập 1Viết các phân số 14;211 dưới dạng số thập phân rồi cho biết số nhận được là số thập phân hữu hạn hay vô hạn tuần hoàn.

Chỉ ra chu kì rồi viết gọn nếu đó là số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Lời giải:

+) Sau khi thực hiện đặt phép tính chia ta có: 14=0,25. 

Vậy phân số 14 viết dưới dạng số thập phân là 0,25; đây là số thập phân hữu hạn.

+) Sau khi thực hiện đặt phép tính chia ta có: 211=0,1818181818... 

Vậy phân số 211 viết dưới dạng số thập phân là 0,1818181818…

Nhận thấy đây là số thập phân vô hạn tuần hoàn với chu kì là 18.

Do đó ta có thể viết rút gọn như sau: 211=0,1818181818...= -0,(18)

Làm tròn số thập phân căn cứ vào độ chính xác cho trước

Luyện tập 2 trang 28 Toán 7 Tập 1Làm tròn số 3,14159 với độ chính xác 0,005.

Lời giải:

Để kết quả làm tròn có độ chính xác 0,005 thì hàng làm tròn ta cần thực hiện làm tròn là hàng phần trăm.

Áp dụng quy tắc làm tròn ta được kết quả là: 3,14159 ≈ 3,14. 

Vận dụng trang 28 Toán 7 Tập 1: Ước lượng kết quả phép tính 31,(81).4,9 bằng cách làm tròn hai thừa số đến hàng đơn vị.

Lời giải:

+) Làm tròn hai thừa số đến hàng đơn vị:

Số 31,(81) là số thập phân vô hạn tuần hoàn có chu kì là 81 nên 31,(81) = 31,818181… Do đó khi làm tròn đến hàng đơn vị ta được kết quả là: 32

Số 4,9 khi làm tròn đến hàng đơn vị ta được kết quả là 5.

+) Ước lượng kết quả phép tính 31,(81).4,9

Sau khi làm tròn ta được phép tính mới là: 32.5.

Khi đó ước lượng kết quả phép tính là: 31,(81) . 4,9 ≈ 32.5 = 160.

Vậy kết quả của phép tính 31,(81).4,9 xấp xỉ 160. 

Bài tập

Bài 2.1 trang 28 Toán 7 Tập 1Trong các số thập phân sau, số nào là số thập phân hữu hạn? Số nào là số thập phân vô hạn tuần hoàn?

0,1; –1,(23); 11,2(3); –6,725.

Lời giải

Ta thấy:

+) Số –1,(23) được viết dưới dạng rút gọn có chu kì là 23 nên là số thập phân vô hạn tuần hoàn.

+) Số 11,2(3) được viết dưới dạng rút gọn có chu kì là 3 nên là số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Vậy trong các số thập phân trên thì:

- Các số thập phân hữu hạn là: 0,1;  –6,725.

- Các số thập phân vô hạn tuần hoàn là: –1,(23); 11,2(3). 

Bài 2.2 trang 28 Toán 7 Tập 1Sử dụng chu kì, hãy viết gọn số thập phân vô hạn tuần hoàn 0,010101…

Lời giải:

Ta nhìn số 0,010101… thì số 01 được lặp lại mãi nên chu kì của số thập phân vô hạn tuần hoàn này là 01.

Viết gọn số thập phân vô hạn tuần hoàn ta được: 0,010101… = 0,(01). 

Bài 2.3 trang 28 Toán 7 Tập 1: Tìm chữ số thập phân thứ năm của số 3,2(31) và làm tròn số 3,2(31) đến chữ số thập phân thứ năm.

Lời giải:

Ta thấy số 3,2(31) là số thập phân vô hạn tuần hoàn có chu kì là 31 nên ta có:

3,2(31) = 3,2313131…

Do đó chữ số thập phân thứ năm của số 3,2(31) là 1.

Áp dụng quy tắc làm tròn để làm tròn số 3,2(31) đến chữ số thập phân thứ năm ta được kết quả là: 3,23131. 

Bài 2.4 trang 28 Toán 7 Tập 1Số 0,1010010001000010… (viết liên tiếp các số 10, 100, 1 000, 10 000, … sau dấu phẩy) có phải là số thập phân vô hạn tuần hoàn hay không?

Lời giải:

Quan sát số 0,1010010001000010… (viết liên tiếp các số 10, 100, 1 000, 10 000, … sau dấu phẩy) ta không tìm được chu kì của số này.

Do đó số 0,1010010001000010… không phải là số thập phân vô hạn tuần hoàn. 

Bài 2.5 trang 28 Toán 7 Tập 1Làm tròn số 3,14159…

a) đến chữ số thập phân thứ ba;       

b) với độ chính xác 0,005.

Lời giải:

a) Áp dụng quy tắc làm tròn để làm tròn số 3,14159… đến chữ số thập phân thứ ba ta được kết quả là 3,142.

b) Làm tròn số 3,14159… với độ chính xác 0,005 tức là làm tròn số tới hàng phần trăm.

Áp dụng quy tắc làm tròn ta được kết quả là 3,14. 

Bài viết liên quan

472 lượt xem