Giải Toán học 7 Kết nối tri thức Bài 7: Tập hợp các số thực
Hamchoi.vn trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Toán học lớp 7 Bài 7: Tập hợp các số thực sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán học 7 Bài 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán 7 Bài 7: Tập hợp các số thực
Video giải bài tập Toán 7 Bài 7: Tập hợp các số thực
1. Khái niệm số thực và trục số thực
Luyện tập 1 trang 33 Toán 7 Tập 1:
a) Cách viết nào sau đây là đúng:
b) Viết số đối của các số: 5,08(299);
Lời giải:
a)
+) Ta có … là số vô tỉ nên
Vậy cách viết là cách viết sai.
+) Ta có … là số vô tỉ nên .
Vậy cách viết là cách viết đúng.
+) Ta có số 15 là số hữu tỉ nên
Vậy cách viết là cách viết đúng.
b) Số đối của số 5,08(299) là –5,08(299).
Số đối của số là
Câu hỏi trang 34 Toán 7 Tập 1: Điểm nào trong Hình 2.4 biểu diễn số Em có nhận xét gì về điểm biểu diễn của hai số đối nhau?
Lời giải:
Quan sát Hình 2.4 ta thấy số được biểu diễn bởi điểm N.
Nhận xét:
Số đối của số là số , số được biểu diễn bởi điểm M.
Điểm M và điểm N là hai điểm cách đều gốc O một khoảng bằng
Do vậy điểm biểu diễn của hai số đối nhau cách đều gốc O.
Luyện tập 2 trang 34 Toán 7 Tập 1: Cho biết nếu một tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng 1 và 3 thì cạnh huyền của tam giác bằng Em hãy vẽ điểm biểu diễn số trên trục số.
Lời giải:
Vẽ hình chữ nhật OABC có 2 cạnh bằng 3 và 1 như hình vẽ dưới đây.
Theo bài, cạnh huyền OB của tam giác vuông OBC (có hai cạnh góc vuông là 3 và 1) có độ dài là tức là OB =
Trên cạnh OC vẽ trục số với gốc là điểm O có độ dài đơn vị là OC = 1.
Ta vẽ đường tròn tâm O (O là gốc trục số), bán kính OB cắt tia Ox tại điểm D.
Khi đó OD = OB =
Ở bên trái gốc O lấy điểm E sao cho OE = OD =
Do đó điểm E là điểm biểu diễn số -
2. Thứ tự trong tập hợp các số thực
Luyện tập 3 trang 35 Toán 7 Tập 1: So sánh:
a) 1,313233… và 1,(32);
b) và 2,36 (có thể dùng máy tính cầm tay để tính ).
Lời giải:
a) Ta có: 1,(32) là dạng viết rút gọn của số thập phân vô hạn tuần hoàn có chu kì là 32.
Do đó 1,(32) = 1,323232…
Vì 1,313233… < 1,323232… nên 1,313233… < 1,(32).
Vậy 1,313233… < 1,(32).
b) Sử dụng máy tính cầm tay tính ta được kết quả hiện trên màn hình là 2,236067977.
Áp dụng quy tắc làm tròn để làm tròn kết quả với độ chính xác 0,0005 được
Vì 2,236 < 2,36 nên
Vậy
3. Giá trị tuyệt đối của một số thực
HĐ 1 trang 35 Toán 7 Tập 1: Biểu diễn các số 3 và –2 trên trục số rồi cho biết mỗi điểm ấy nằm cách gốc O bao nhiêu đơn vị.
Lời giải:
Các số 3 và –2 được biểu diễn lần lượt bởi điểm A và điểm B trên trục số như hình dưới đây:
Điểm A nằm sau gốc O (nằm bên phải gốc O) và cách gốc O một khoảng bằng 3 đơn vị.
Điểm B nằm bên trước gốc O (nằm bên trái gốc O) và cách gốc O một khoảng bằng 2 đơn vị.
HĐ 2 trang 35 Toán 7 Tập 1: Không vẽ hình, hãy cho biết khoảng cách của mỗi điểm sau đến gốc O: –4; –1; 0; 1; 4.
Lời giải:
Khoảng cách từ điểm –4 đến gốc O là 4 đơn vị.
Khoảng cách từ điểm –1 đến gốc O là 1 đơn vị.
Khoảng cách từ điểm 0 đến gốc O là 0 đơn vị.
Khoảng cách từ điểm 1 đến gốc O là 1 đơn vị.
Khoảng cách từ điểm 4 đến gốc O là 4 đơn vị.
Câu hỏi trang 35 Toán 7 Tập 1: Từ HĐ1 và HĐ2, hãy tìm giá trị tuyệt đối của các số: 3; –2; 0; 4 và –4.
Lời giải:
Giá trị tuyệt đối của 3 là khoảng cách từ điểm 3 đến gốc O, do đó |3| = 3.
Giá trị tuyệt đối của –2 là khoảng cách từ điểm –2 đến gốc O, do đó |–2| = 2.
Giá trị tuyệt đối của 0 là khoảng cách từ điểm 0 đến gốc O, do đó |0| = 0.
Giá trị tuyệt đối của 4 là khoảng cách từ điểm 4 đến gốc O, do đó |4| = 4.
Giá trị tuyệt đối của –4 là khoảng cách từ điểm –4 đến gốc O, do đó |–4| = 4.
Câu hỏi trang 36 Toán 7 Tập 1: Minh viết |–2,5| = –2,5 đúng hay sai?
Lời giải:
Vì –2,5 < 0 nên |–2,5| = –(–2,5) = 2,5.
Vậy Minh viết |–2,5| = –2,5 là sai.
Luyện tập 4 trang 36 Toán 7 Tập 1: Tính:
a) |–2,3|; b)
c) |–11|; d)
Lời giải:
a) Ta có: –2,3 < 0 suy ra |–2,3| = –(–2,3) = 2,3.
Vậy |–2,3| = 2,3.
b) Ta có: suy ra
Vậy
c) Ta có: –11 < 0 suy ra |–11| = –(–11) = 11.
Vậy |–11| = 11.
d) Ta có: < 0 suy ra
Vậy
Thử thách nhỏ trang 36 Toán 7 Tập 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp
Lời giải:
Vì |x| < 5, mà |x| ≥ 0 nên 0 ≤ |x| < 5.
Suy ra |x| {0; 1; 2; 3; 4}.
Lại có .
Suy ra x {–4; –3; –2; –1; 0; 1; 2; 3; 4}.
Do đó A = {–4; –3; –2; –1; 0; 1; 2; 3; 4}.
Vậy A = {–4; –3; –2; –1; 0; 1; 2; 3; 4}.
Bài tập
Bài 2.13 trang 36 Toán 7 Tập 1: Xét tập hợp A = {7,1; –2,(61); 0; 5,14; }. Bằng cách liệt kê các phần tử, hãy viết tập hợp B gồm các số hữu tỉ thuộc tập A và tập hợp C gồm các số vô tỉ thuộc tập A.
Lời giải:
+) Số 7,1 viết được dưới dạng phân số: nên là số hữu tỉ.
+) Số –2,(61) viết dưới dạng rút gọn của số thập phân vô hạn tuần hoàn có chu kì là 61 nên –2,(61) là số hữu tỉ.
+) Số 0 là số hữu tỉ.
+) Số 5,14 viết được dưới dạng phân số: nên là số hữu tỉ.
+) Số viết dưới dạng phân số nên là số hữu tỉ.
+) Sử dụng máy tính cầm tay ta được kết quả của hiện trên màn hình máy tính là 3,872983346 hay nên là số vô tỉ.
+) Ta có 81 = 92 và 9 > 0 nên suy ra là số hữu tỉ.
Khi đó các số hữu tỉ thuộc tập A là: 7,1; –2,(61); 0; 5,14;
Các số vô tỉ thuộc tập A là:
Vậy B = {7,1; –2,(61); 0; 5,14; } và
Bài 2.14 trang 36 Toán 7 Tập 1: Gọi A' là tập hợp các số đối của các số thuộc tập hợp A trong Bài tập 2.13. Liệt kê các phần tử của A'.
Lời giải:
Tập hợp A = {7,1; –2,(61); 0; 5,14; }.
Số đối của 7,1 là –7,1.
Số đối của –2,(61) là (2,61.)
Số đối của 0 là 0.
Số đối của 5,14 là –5,14.
Số đối của là
Số đối của là
Số đối của là
Vậy tập hợp các số đối của các số thuộc tập hợp A là:
Bài 2.15 trang 36 Toán 7 Tập 1: Các điểm A, B, C, D trong hình sau biểu diễn những số thực nào?
a)
b)
Lời giải:
a) Quan sát hình ta thấy đoạn thẳng đơn vị (từ gốc O đến số 1) được chia thành 10 đoạn bằng nhau, mỗi đoạn đó lại được chia thành 2 đoạn bằng nhau, như vậy đoạn thẳng đơn vị được chia thành 20 đoạn đơn vị mới có độ dài bằng nhau và bằng độ dài đoạn thẳng đơn vị cũ.
Điểm A nằm bên phải gốc O (nằm sau gốc O) và cách O một khoảng bằng 13 đoạn đơn vị mới nên điểm A chỉ số .
Điểm B hai nằm ở bên phải gốc O (nằm sau gốc O) và cách O một khoảng bằng 19 đoạn đơn vị mới nên điểm B chỉ số .
b) Ta có 4,7 – 4,6 = 0,1.
Trên hình ta thấy đoạn thẳng từ 4,6 đến 4,7 (có độ dài 0,1) được chia thành 10 đoạn bằng nhau, ta sẽ chia mỗi đoạn đó thành 2 đoạn bằng nhau, khi đó đoạn thẳng từ 4,6 đến 4,7 đã được chia thành 20 phần bằng nhau, mỗi đoạn bằng
Điểm C nằm ở bên phải điểm 4,6 (nằm sau điểm 4,6) và cách điểm 4,6 một khoảng bằng 3 đoạn 0,005 nên điểm C chỉ số 4,6 + 3.0,005 = 4,615.
Điểm D nằm ở bên phải điểm 4,6 (nằm sau điểm 4,6) và cách điểm 4,6 một khoảng bằng 10 đoạn 0,005 nên điểm D chỉ số 4,6 + 10.0,005 = 4,65.
Bài 2.16 trang 36 Toán 7 Tập 1: Tính:
a) |–3,5|; b)
c) |0|; d) |2,0(3)|.
Lời giải:
a) Vì –3,5 < 0 nên |–3,5| = –(–3,5) = 3,5.
Vậy |–3,5| = 3,5.
b) Vì nên
Vậy
c) Vì giá trị tuyệt đối của số 0 bằng chính nó nên |0| = 0.
Vậy |0| = 0.
d) Do 2,0(3) > 0 nên |2,0(3)| = 2,0(3).
Vậy |2,0(3)| = 2,0(3).
Bài 2.17 trang 36 Toán 7 Tập 1: Xác định dấu và giá trị tuyệt đối của các số sau:
a) a = 1,25;
b) b = –4,1;
c) c = –1,414213562…
Lời giải:
a) Vì a = 1,25 > 0 nên dấu của a là dấu dương. Do đó |a| = |1,25| = 1,25.
Vậy |a| = 1,25.
b) Vì b = –4,1 < 0 nên dấu của b là dấu âm. Do đó |b| = |–4,1| = –(–4,1) = 4,1.
Vậy |b| = 4,1.
c) Vì c = –1,414213562… < 0 nên dấu của c là dấu âm.
Do đó |c| = |–1,414213562…| = –(–1,414213562…) = 1,414213562…
Vậy |c| = 1,414213562…
Bài 2.18 trang 36 Toán 7 Tập 1: Tìm tất cả các số thực x thỏa mãn điều kiện |x| = 2,5.
Lời giải:
+) Nếu x ≥ 0 thì |x| = x.
Mà theo bài ta có |x| = 2,5 nên x = 2,5.
+) Nếu x < 0 thì |x| = –x.
Mà theo bài ta có |x| = 2,5 nên –x = 2,5 suy ra x = –2,5.
Vậy x = –2,5 hoặc x = 2,5.
Bài viết liên quan
- Giải Toán học 7 Kết nối tri thức Bài 5: Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn
- Giải Toán học 7 Kết nối tri thức Bài 6: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học
- Giải Toán học 7 Kết nối tri thức Luyện tập chung trang 38
- Giải Toán học 7 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương 2 trang 39
- Giải Toán học 7 Kết nối tri thức Bài 8: Góc ở vị trí đặc biệt. Tia phân giác của một góc