Giải Toán học 7 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương 3 trang 59

Hamchoi.vn trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Toán học lớp 7 Bài tập cuối chương 3 trang 59 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán học 7 Bài tập cuối chương 3. Mời các bạn đón xem:

477 lượt xem


Giải bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 3 trang 59

Video giải bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 3 trang 59

Bài 3.32 trang 59 Toán 7 Tập 1: Chứng minh rằng: Cho điểm A và đường thẳng d thì có duy nhất đường thẳng đi qua A vuông góc với d, tức là nếu có hai đường thẳng đi qua A vuông góc với d thì chúng phải trùng nhau.

Lời giải:

GT

Hai đường thẳng a và b cùng đi qua A;

ad tại B; bd tại C;

KL

 b.

Tài liệu VietJack

Chứng minh (Hình vẽ trên):

Theo giả thiết ta có ad tại B nên ABd^=90°bd tại C nên ACd^=90°. 

 Do đó ABd^=ACd^=90°.

Mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên a // b (dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song).

Do hai đường thẳng a và b cùng đi qua A mà a // b nên hai đường thẳng này trùng nhau.

Vậy a  b. 

Bài 3.33 trang 59 Toán 7 Tập 1: Vẽ ba đường thẳng phân biệt a, b, c sao cho a // b, b // c và hai đường thẳng phân biệt m, n cùng vuông góc với a. Hỏi trên hình có bao nhiêu cặp đường thẳng song song, có bao nhiêu cặp đường thẳng vuông góc?

Lời giải:

Tài liệu VietJack

Áp dụng các tính chất của hai đường thẳng song song, ta có:

Vì a // b, b // c nên a // c. 

Do m ⊥ a, n ⊥ a nên m // n. 

Ta có: a // b, m ⊥ a nên m ⊥ b.

Có a // c, m ⊥ a nên m ⊥ c.

Vì a // b, n ⊥ a nên n ⊥ b. 

Lại có a // c, n ⊥ a nên n ⊥ c.

Vậy:

Trên hình vẽ trên có 4 cặp đường thẳng song song là: a // b; b // c; a // c; m // n.

Trên hình vẽ trên có 6 cặp đường thẳng vuông góc là: ma, mb, mc, na, nb, nc. 

Bài 3.34 trang 59 Toán 7 Tập 1Cho Hình 3.50, trong đó hai tia Ax, By nằm trên hai đường thẳng song song. Chứng minh rằng C^=A^+B^.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

GT

Ax và By nằm trên hai đường thẳng song song.

KL

 ACB^=xAC^+CBy^.

Tài liệu VietJack

Chứng minh (Hình vẽ trên):

Theo giả thiết Ax và By nằm trên hai đường thẳng song song nên Ax // By.

Qua C vẽ đường thẳng zt song song với đường thẳng chứa tia Ax.

Khi đó zt // By (hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau).

Từ zt // Ax ta có xAC^=ACz^ (hai góc so le trong).

Từ zt // By ta có zCB^=CBy^ (hai góc so le trong).

Suy ra ACB^=ACz^+zCB^=xAC^+CBy^.  (điều phải chứng minh)

Vậy ACB^=xAC^+CBy^.

Bài 3.35 trang 59 Toán 7 Tập 1Cho Hình 3.51, trong đó Ox và Ox' là hai tia đối nhau.

Tài liệu VietJack

a) Tính tổng số đo ba góc O1, O2, O3.

Gợi ý: O1^+O2^+O3^=O1^+O2^+O3^, trong đó O1^+O2^=x'Oy^.

x'Oy^,yOx^ là hai góc kề bù.

b) Cho O1^=60°,O3^=70°. Tính O2^.

Lời giải:

GT

Tia Ox và tia Ox' là hai tia đối nhau;

O1^=60°,O3^=70°. 

KL

a) Tính O1^+O2^+O3^.

b) Tính O2^.

Tài liệu VietJack

Chứng minh (Hình vẽ trên):

a) Theo giả thiết ta có Ox và Ox' là hai tia đối nhau nên x'Oy^,yOx^ là hai góc kề bù.

Suy ra x'Oy^+yOx^=180° (tính chất hai góc kề bù).

Hay x'Oy^+O3^=180°. 

Trong hình vẽ trên, tia Oz nằm giữa hai tia Ox' và tia Oy nên x'Oy^=x'Oz^+zOy^ hay x'Oy^=O1^+O2^. 

Do đó từ x'Oy^+O3^=180° suy ra O1^+O2^+O3^=180°.

Vậy O1^+O2^+O3^=180°.

b) Theo câu a ta có O1^+O2^+O3^=180°.

Suy ra O2^=180°O1^O3^. 

Mà O1^=60°,O3^=70°.

Do đó O2^=180°60°70°. 

O2^=120°70° 

O2^=50°. 

Vậy O2^=50°. 

Bài 3.36 trang 59 Toán 7 Tập 1Cho Hình 3.52, biết xOy^=120°,yOz^=110°. Tính số đo góc zOx.

(Gợi ý: Kẻ thêm tia đối của tia Oy).

Tài liệu VietJack

Lời giải:

GT

xOy^=120°,yOz^=110°; 

KL

Tính zOx.^ 

Tài liệu VietJack

Chứng minh (Hình vẽ trên):

Kẻ tia Oy' là tia đối của tia Oy.

+) Góc y'Ox và góc xOy là hai góc kề bù nên y'Ox^+xOy^=180° (tính chất hai góc kề bù).

Suy ra y'Ox^=180°xOy^

y'Ox^=180°120° 

y'Ox^=60°

+) Góc yOz và góc zOy' là hai góc kề bù nên yOz^+zOy'^=180° (tính chất hai góc kề bù).

Suy ra zOy'^=180°yOz^

zOy'^=180°110° 

zOy'^=70°

+) Tia Oy' nằm giữa hai tia Ox và Oz nên zOx^=zOy'^+y'Ox^. 

Mà zOy'^=70° và y'Ox^=60°.

Suy ra zOx^=70°+60° 

zOx^=130°. 

Vậy zOx^=130°. 

Bài viết liên quan

477 lượt xem