Bài tập Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng có đáp án
-
58 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Bề mặt của Trái Đất vô cùng phong phú, đa dạng. Nguyên nhân nào đã tạo nên điều đó? Bề mặt của Trái Đất có thay đổi như thế nào trong lịch sử phát triển Trái Đất?
Câu 2:
Đọc thông tin trong mục 1 và hình 6.1, hãy:
- Nêu khái niệm thạch quyển và giới hạn của thạch quyển.
- Phân biệt sự khác nhau giữa vỏ Trái Đất và thạch quyển.
- Bề mặt của Trái Thạch quyển gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của manti. Thạch quyền có độ dày khoảng 100 km, được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau.
- Ranh giới bên dưới của thạch quyển tiếp xúc với lớp quánh dẻo của manti, nên các mảng kiến tạo có thể di chuyển, trượt trên đó.
- Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí:
Tiêu chí |
Lớp vỏ Trái Đất |
Thạch quyển |
Chiều dày |
Dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). |
Khoảng 100 km. |
Thành phần vật chất |
Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan). |
Câu 3:
Dựa vào hình 6.2, hãy xác định các mảng kiến tạo của Trái Đất.
2. Dựa vào thông tin trong mục 2, hãy trình bày nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng.
1. Các mảng kiến tạo của Trái Đất
Mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Âu - Á, châu Phi, Nam Cực, Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a và Thái Bình Dương. Ngoài ra còn có một số mảng nhỏ: Cô-cốt, Ca-ri-bê, A-rập, Phi-lip-pin, Na-xca,…
2. Nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng
- Thuyết kiến tạo mảng đề cập đến sự chuyển động của các mảng kiến tạo (mảng thạch quyển).
- Theo thuyết kiến tạo mảng, nguyên nhân của các hiện - tượng kiến tạo (hình thành các nếp uốn, các đứt gãy,...) và động đất, núi lửa là do hoạt động chuyển dịch một số mảng kiến tạo của vỏ Trái Đất.
- Trong quá trình hình thành, thạch quyển bị gãy vỡ và tách ra thành những mảng cứng gọi là mảng kiến tạo. Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo của manti.
- Mỗi mảng kiến tạo thường bao gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đáy đại dương như mảng Thái Bình Dương. Trong khi di chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau.Câu 4:
Dựa vào thông tin trong mục 2 và các hình 6.3, 6.4, hãy mô tả kết quả khi các mảng kiến tạo xô vào nhau và tách xa nhau.
- Khi hai mảng lục địa xô vào nhau, chúng sẽ bị dồn ép, uốn nếp như trường hợp hình thành dãy Hi-ma-lay-a do hai mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a và Âu - Á xô vào nhau. Ở đó, vỏ lục địa bị nén ép mạnh và có sự hút chìm của vỏ lục địa dưới vỏ lục địa, làm hình thành các dãy núi lục địa cao, đồ sộ.
- Khi hai mảng kiến tạo tách xa nhau sẽ tạo ra vết nứt lớn, macma trào lên thành các dãy núi nằm dọc theo vết nứt, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa, như ở sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương.
-> Nhìn chung, vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là những nơi không ổn định, thường có hoạt động kiến tạo xảy ra, kèm theo động đất và núi lửa.
Câu 5:
Tìm hiểu về các vùng núi trẻ Hi-ma-lay-a, An-đét (vị trí, đặc điểm, sự hình thành,...).
- Học sinh tìm hiểu các dãy núi trẻ Hi-ma-lay-a, An-đét qua sách, báo hoặc internet,…
- Ví dụ một đoạn thông tin về dãy núi trẻ Hi-ma-lay-a
Dãy núi Himalaya trải khắp 7 quốc gia: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Myanma và Afghanistan.
Nó cũng là nơi khởi nguồn của 3 hệ thống sông lớn trên thế giới, đó là lưu vực các sông như sông Ấn, sông Hằng-Brahmaputra và sông Dương Tử. Khoảng 750 triệu người sống trên lưu vực của các con sông bắt nguồn từ dãy Himalaya, tính luôn cả Bangladesh.
Hệ động và thực vật của núi Himalaya biến đổi theo khí hậu, lượng mưa, cao độ, và đất. Khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ở chân núi đến băng và tuyết vĩnh cửu ở những đỉnh cao nhất. Lượng mưa hàng năm tăng từ tây sang đông dọc theo sườn phía nam của dải núi. Sự đa dạng về khí hậu, cao độ, lượng mưa, và đất đai tạo điều kiện cho nhiều quần xã động - thực vật phát triển.
Núi Himalaya là một trong những dãy núi trẻ nhất trên Trái Đất và bao gồm chủ yếu là các đá trầm tích và đá biến chất được nâng lên. Theo học thuyết kiến tạo mảng, sự hình thành của nó là kết quả của sự va chạm lục địa hoặc tạo núi dọc theo ranh giới hội tụ giữa mảng Ấn-Úc và mảng Á-Âu. Dải núi này được xem là núi nếp uốn.
Sự va chạm bắt đầu vào Creta thượng cách đây khoảng 70 triệu năm, khi mảng Ấn-Úc chuyển động về phía bắc với vận tốc khoảng 15cm/năm và va chạm với mảng Á-Âu.Cách đây khoảng 50 triệu năm, mảng Ấn-Úc này đã đóng kín hoàn toàn đại dương Tethys, sự tồn tại của đại dương này được xác định thông qua các đá trầm tích lắng đọng trên đáy đại dương, và các núi lửa ở rìa của nó. Vì các trầm tích này nhẹ nên nó được nâng lên thành núi thay vì bị chìm xuống đáy đại dương. Mảng Ấn-úc tiếp tục di chuyển theo chiều ngang bên dưới cao nguyên Thanh Tạng làm cho cao nguyên này nâng lên. Cao nguyên Arakan Yoma ở Myanmar và quần đảo Andaman và Nicobar thuộc vịnh Bengal cũng được hình thành do sự va chạm này.
Mặt phía bắc của Everest (thuộc dãy núi Himalaya) nhìn từ trại ở Tây Tạng