Bài tập Tuần 7: Thầy cô của em có đáp án
-
232 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Gặp lại thầy
Con dừng lại phía hàng cây
Bồi hồi khi gặp dáng thầy hôm nao
Trường xưa vẫn nét ngày nào
Và đây vẫn dáng thầy cao cao gầy
Vẫn bao la một vòng tay
Đón con như thể chưa ngày cách xa
Kiềm lòng để lệ khỏi nhoà
Giọng thầy trầm ấm “Thật thà phải con?”
Cái tên thầy gọi riêng con
Đến giờ con thấy vẫn còn mới nguyên
Ước mong con mãi không quên
“Thật lòng vững trí đừng phiền nghe con”
Lợi danh - danh lợi sẽ mòn
Những điều thầy dạy còn hoài khắc tâm
Nhớ tóc thầy điểm hoa râm
Cùng lời chỉ dạy âm thầm con mang
Ai quên đi chuyến đò ngang
Quên sao người lái thuyền sang bến đời.
Sưu tầm
Trong bài thơ, tác giả đã được gặp lại ai?
Đáp án: A. Tác giả được gặp lại người thầy ngày xưa đã dạy mình.
Câu 2:
Tác giả nhớ những gì về thầy giáo của mình?
Đáp án: C. Dáng thầy cao, gầy. Giọng thầy trầm ấm. Tóc thầy đã điểm hoa râm.
Câu 3:
Từ “trầm ấm” cho em cảm nhận giọng nói của thầy như thế nào?
Đáp án: A. Giọng nói của thầy ấm áp, hiền lành, tác giả luôn lưu giữ mãi trong lòng.
Câu 4:
Câu thơ nào cho thấy tác giả là người luôn biết ơn thầy, cô giáo của mình?
Đáp án: D. Ai quên đi chuyến đò ngang Cùng lời chỉ dạy âm thầm con mang. Quên sao người lái thuyền sang bến đời.
Câu 5:
Dựa vào gợi ý trong sách giáo khoa tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều – trang 62, em hãy viết 4-5 câu kể về một tiết học mà em yêu thích.
Đáp án: Một tuần, chúng em có bốn tiết toán. Chúng em sẽ được tìm hiểu về hình và các phép tính. Mỗi tiết toán diễn ra đều rất vui vẻ, sôi động. Cô giáo thường tổ chức các trò chơi tập thể thú vị. Em rất thích học toán.
Câu 6:
Em hãy tìm từ ngữ trong bài thơ và viết 3 từ vào mỗi cột tương ứng:
Từ chỉ hoạt động của thầy giáo |
Từ chỉ hoạt động của học sinh |
|
|
Từ chỉ hoạt động của thầy giáo: đón, gọi, dạy.
Từ chỉ hoạt động của học sinh: dừng lại, gặp, kiềm lòng.
Câu 7:
Em hãy đáp lại lời yêu cầu, đề nghị tương ứng trong bức tranh dưới đây:
- Vâng ạ. Thưa cô em đọc bài ạ!
- Ừ! Mình viết ngay đây.
Câu 8:
Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng “r” hay “ch”, có nghĩa như sau:
- Một vật thể lớn có dạng hình cầu, trên đó có các lục địa và đại dương.
- Nơi xa tít tắp, tưởng như trời và đất giáp nhau ở đó.
Trái đất – Chân trời
Câu 9:
Điền “iên” hoặc “iêng” thích hợp vào ô trống:
Những từ cần điền: biển, điện, tiếng.
Câu 10:
Đáp án: Các bước bạn Nga thực hiện nội quy vệ sinh cá nhân tại trường học:
Bước 1: Mở vòi nước và rửa tay với nước sạch.
Bước 2: Lấy một lượng nước rửa tay vừa đủ vào tay.
Bước 3: Xoa đều hai bàn tay để tạo bọt.
Bước 4: Rửa tay với nước cho sạch hết bọt xà bông.
Bước 5: Tắt vòi nước.
Bước 6: Lau khô tay bằng khăn bông sạch.