Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO MÔN ĐỊA LÍ (ĐỀ SỐ 8)

  • 5237 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho biểu đồ sau:

Dựa vào biểu đồ trên cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỷ trọng dân nông thôn và dân thành thị của nước ta?

Xem đáp án

Đáp án A

Biểu đồ cho thấy năm 2014, tỉ trọng dân thành thị thấp hơn tỉ trọng dân nông thôn (31,5% < 68,5%)

=> Nhận xét A: năm 2014 tỉ trọng dân nông thôn thấp hơn thành thị là không đúng.


Câu 2:

Đặc điểm địa hình bờ biển của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ của nước ta là

Xem đáp án

Đáp án C

Đặc điểm địa hình bờ biển  miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta là bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ (sgk Địa 12 trang 54)


Câu 3:

Ở ven biển miền Trung, nhiều đồng bằng chia làm 3 dải, đi từ tây sang đông các dạng địa hình lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án C

Ở ven biển miền Trung, nhiều đồng bằng chia làm 3 dải, đi từ tây sang đông các dạng địa hình lần lượt là:  đồng bằng, vùng trũng thấp, cồn cát, đầm phá…


Câu 4:

Cho bảng số liệu:

SỐ KHÁCH DU LỊCH VÀ CHI TIÊU KHÁCH DU LỊCH Ở CHÂU Á NĂM 2014

(Trích số liệu từ quyển số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới – NXB Giáo Dục năm 2017)

Dựa vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về khách du lịch và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực châu Á?

Xem đáp án

Đáp án A

Bảng số liệu cho thấy số khách du lịch đến Đông  Nam Á cao hơn Tây Nam Á (97262 nghìn lượt người > 93016 nghìn lượt người)

=> Nhận xét số khách du lịch đến Đông Nam Á thấp hơn Tây Nam Á là không đúng


Câu 5:

Vào thời kỳ giữa và cuối mùa hạ, gió mùa tây nam di chuyển vào miền Bắc nước ta theo hướng

Xem đáp án

Đáp án A

Vào giữa và cuối mùa hạ, do áp thấp Bắc Bộ khơi sâu đổi hướng gió mùa tây nam di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” ở miền Bắc nước ta vào mùa hạ.


Câu 6:

Cho biểu đồ sau:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A                    

Dấu hiệu: biểu đồ cột ghép, kí hiệu một cột lượng mưa và một cột bốc hơi.

=> Biểu đồ đã cho thể hiện: Lượng mưa và lượng bốc hơi của một số địa điểm nước ta.


Câu 7:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây không có đường biên giới với Campuchia?

Xem đáp án

Đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, xác định vị trí các tỉnh và vị trí đường biên giới của tỉnh đó => tỉnh Quảng Trị có đường biên giới với Lào ở phía Tây => Quảng Trị không có đường biên giới với Campuchia.


Câu 8:

Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

Dựa vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm?

Xem đáp án

Đáp án A

Nhận xét: Tam Đảo có nhiệt độ trung bình  năm  là 180C:  thấp hơn Sơn La (210C) và cao hơn Sa Pa (15,20C)

=> Nhận xét A đúng


Câu 9:

Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho nước ta

Xem đáp án

Đáp án A

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt ẩm cao, có sự phân mùa tạo điều kiện cho nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng


Câu 10:

Địa hình nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Địa hình nước ta chịu tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động của con người như: con người đào hầm xuyên núi, làm công trình giao thông (đèo, đường ô tô, cầu…), xây dựng hồ thủy điện, cày xới đất đai, làm ruộng bậc thang….

=> Nhận xét địa hình nước ta ít chịu tác động của con người là không đúng


Câu 11:

Ở nước ta, khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất là

Xem đáp án

Đáp án A

Ở nước ta, khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất là vùng núi Tây Bắc


Câu 12:

Ở nước ta, loại đất đặc trưng ở đai nhiệt đới gió mùa là

Xem đáp án

Đáp án C

Ở nước ta, loại đất đặc trưng ở đai nhiệt đới gió mùa là đất feralit có mùn


Câu 13:

Có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các nước trong khu vực nên nước ta có điều kiện

Xem đáp án

Đáp án D

Vị trí liền kề với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội và mối giao lưu lâu đời đã tạo điều kiện thuận lợi để nước ta chung sống hòa bình, hợp tác, hữu nghị, cùng phát triển với các nước láng giềng và trong khu vực Đông Nam Á


Câu 14:

Vào thời kỳ nửa sau mùa đông ở nước ta có kiểu thời tiết đặc trưng là

Xem đáp án

Đáp án D

Thời kì nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc đi qua biển được tăng cường lượng hơi ẩm đã mang lại kiểu thời tiết lạnh ẩm vào cuối đông và xuất hiện mưa phùn ở miền Bắc nước ta


Câu 15:

Vùng phía Nam và ven biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tập trung phát triển các ngành công nghiệp

Xem đáp án

Đáp án D

Vùng phía Nam và ven biển Thái Bình Dương của Hoa Kì là khu vực công nghiệp mới, tập trung phát triển các ngành công nghiệp hiện đại như hóa dầu, hàng không – vũ trụ, cơ khí, điện tử, viễn thông.


Câu 16:

Sự khác nhau về thiên nhiên của sườn Đông Trường Sơn và vùng Tây Nguyên chủ yếu là do tác động của

Xem đáp án

Đáp án A

Sự khác nhau về thiên nhiên của sườn Đông Trường Sơn và vùng Tây Nguyên chủ yếu là do tác động của gió mùa với hướng của dãy núi Trường Sơn. Vào mùa hạ , gió mùa Tây Nam thổi vào lãnh thổ nước ta trực tiếp gây mưa cho vùng Tây Nguyên và Nam Bộ; gió này bị chặn lại ở dãy Trường Sơn tạo nên hiệu ứng phơn khô nóng cho sườn phía Đông (vùng đồng bằng ven biển phía đông) làm cho vùng này có mùa hè khô nóng, mưa lùi về thu đông.


Câu 17:

Phát biểu nào sau đây là đúng về đặc điểm của vùng biển thềm lục địa của nước ta?

Xem đáp án

Đáp án B

Vùng biển thềm lục địa nước ta là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển, thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa (sgk Địa 12 trang 15)


Câu 18:

Nguyên nhân chủ yếu gây mưa cho khu vực Trung Bộ của nước ta vào tháng IX là do:

Xem đáp án

Đáp án C

Nguyên nhân chủ yếu gây mưa cho khu vực Trung Bộ của nước ta vào tháng IX là do gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới.

- Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam bị chắn lại bởi dãy Trường Sơn Bắc, khi vượt qua dãy núi gió này bị biến tính trở nên khô nóng -> tạo hiệu ứng phơn, nắng nóng khô hạn cho vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ .

- Vào thời điểm tháng 9, dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh và quét qua khu vực Trung Bộ (kết hợp với bão) đã đem lại lượng mưa lớn cho khu vực này.

=> Do vậy, sự kết hợp giữa gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới đã khiến mùa mưa ở Trung Bộ lùi về thu đông.


Câu 19:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi Hoàng Liên Sơn có hướng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào Atlat Địa lí trang 13, dãy Hoàng Liên Sơn chạy hướng tây bắc – đông nam


Câu 20:

Hai vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay là:

Xem đáp án

Đáp án D

Hai vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trưởng ở nước ta hiện nay là mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường (sgk Địa 12 trang 62).


Câu 21:

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của khu vực đồng bằng nước ta đối với việc phát triển kinh tế - xã hội là:

Xem đáp án

Đáp án C

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của khu vực đồng bằng nước ta đối với việc phát triển kinh tế - xã hội là thường xảy ra các thiên tai bão lũ, hạn hán


Câu 22:

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nước ta nhằm

Xem đáp án

Đáp án B

Vùng Trung du và miền núi nước ta tập trung nguồn tài nguyên giàu có, nhưng lao động còn ít và có trình độ kĩ thuật thấp (chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp lạc hậu với thời gian nông nhàn lớn). Do vậy, việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở vùng trung du và miền núi nước ta góp phần khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động -> đem lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ tài nguyên và tạo việc làm nâng cao đời sống người dân.


Câu 23:

Các nước xếp theo thứ tự giảm dần về độ dài đường biên giới trên đất liền với nước ta là:

Xem đáp án

Đáp án D

Các nước xếp theo thứ tự giảm dần về độ dài đường biên giới trên đất liền với nước ta là: Lào (2100km), Trung Quốc (1400km),) và Campuchia (1100km).


Câu 24:

Đặc điểm giống nhau về địa hình của vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc nước ta là

Xem đáp án

Đáp án B

Đặc điểm giống nhau về địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc nước ta là thấp dần từ tây bắc xuống đông nam (có hướng nghiêng trùng với hướng nghiêng chung của địa hình nước ta).


Câu 25:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ 500 001 - 1 000 000 người?

Xem đáp án

Đáp án D

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị có quy mô dân số từ 500 001 – 1000 000 người là Đà Nẵng, Biên Hòa, Cần Thơ (các đô thị kí hiệu hình vuông có chấm tròn ở giữa)


Câu 26:

Sản phẩm cây công nghiệp được trồng ở các nước Đông Nam Á chủ yếu để

Xem đáp án

Đáp án A

Sản phẩm cây công nghiệp được trồng ở các nước Đông Nam Á chủ yếu để xuất khẩu thu ngoại tệ (cà phê, hồ tiêu, cao su…)


Câu 27:

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông không thể hiện

Xem đáp án

Đáp án C

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của biển Đông không thể hiện ở các dạng địa hình ven biển.


Câu 28:

Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long là do

Xem đáp án

Đáp án C

Đồng bằng sông Hồng là khu vực có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời (hơn 1000 năm), tập trung nhiều ngành sản xuất truyền thống, thu hút dân cư về đây sinh sống, phát triển kinh tế; trong khi đồng bằng sông Cửu Long mới chỉ khai thác sau này (khoảng 200 năm) nên dân cư thưa thớt hơn


Câu 29:

Ở Liên Bang Nga, vùng kinh tế sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Xem đáp án

Đáp án B

Ở Liên Bang Nga, vùng Viễn Đông sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương.


Câu 30:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng Bằng Sông Hồng?

Xem đáp án

Đáp án C

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, xác định được loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng Bằng Sông Hồng là đt phù sa sông (màu xanh lá).


Câu 31:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết cao nguyên Lâm Viên thuộc vùng núi nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, xác định được cao nguyên Lâm Viên thuộc vùng núi Trường Sơn Nam (vùng Tây Nguyên).


Câu 32:

Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm địa hình của Đồng bằng sông Cửu Long?

Xem đáp án

Đáp án A

- Đồng bằng sông Cửu Long có được tạo thành bởi phù sa sông Tiền và sông Hậu, địa hình thấp và khá bằng phăng, bề mặt có mạng lưới sồn ngòi kênh rạch chằng chịt.

- Ngược lại vùng đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê điều chằng chịt tạo nên những  ô trũng (vùng đất trong đê không được bồi đắp phù sa hằng năm. Đây là đặc điểm vùng đồng bằng sông Hồng, không phải là đặc điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.


Câu 33:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào sau đây có diện tích lưu vực lớn nhất ở phần lãnh thổ phía Bắc của nước ta?

Xem đáp án

Đáp án C

Dựa vào Atlat Địa lí trang 10, hệ thống sông Hồng có diện tích  lưu vực lớn nhất ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (22,91%). Sông Mê Công có lưu vực thuộc phần lãnh thổ phía Nam.


Câu 34:

Nguyên nhân chủ yếu gây ngập lụt cho Đồng bằng sông Cửu Long?

Xem đáp án

Đáp án A

Nguyên nhân chủ yếu gây ngập lụt cho vùng đồng bằng sông Cửu Long là do mưa lớn kết hợp với triều cường (sgk Địa 12 trangg 63).


Câu 35:

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ra được quy định bởi vị trí

Xem đáp án

Đáp án C

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi bị trí địa lý nằm trong khu vực nội chí tuyến. Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do góc nhập xạ lớn và ở mọi nơi trong năm đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh


Câu 36:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết thảm thực vật tiêu biểu của vườn quốc gia Bạch Mã là

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào Atlat Địa lí trang 12, thảm thực vật tiêu biểu của vường quốc gia Bạch Mã là rừng kín thường xanh (nền màu xanh lá cây đậm nhất)


Câu 37:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí hậu tiêu biểu có chế độ mưa vào thu đông là

Xem đáp án

Đáp án B

Biết khu vực có mưa lùi vào thu đông là vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ. Dựa vào Atlat Địa lí trang 9, trạm khí hậu tiêu biểu có chế độ mưa vào mùa thu đông (thuộc khu vực Trung Bộ) là Đồng Hới (Quảng Bình) -> có lượng mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 9, 10, 11.


Câu 38:

Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất nước ta là:

Xem đáp án

Đáp án D

Hai bề dầu khí có trữ  lượng lớn nhất nước ta là bề Nam Côn Sơn và Cửu Long.


Câu 39:

Lượng nước thiếu hụt trong mùa khô ở miền Bắc không lớn như ở miền Nam là do miền Bắc có

Xem đáp án

Đáp án C

Nửa cuối mùa đông miền Bắc có thời tiết lạnh ẩm, với đặc trưng là mưa phùn ẩm ướt khiến cho lãnh thổ miền Bắc không quá khô , lượng nước thiếu hụt trong mùa khô không lớn như ở miền Nam


Câu 40:

Biện pháp nào sau đây không phù hợp để bảo vệ đất ở khu vực đồi núi nước ta?

Xem đáp án

Đáp án B

Khu vực đồi núi có địa hình núi cao, độ dốc lớn nên khi mưa lớn dễ xảy ra hiện tượng xói mòn, sạt lở đất. Biện pháp phù hợp để bảo vệ ,đất ở vùng đồi núi là bảo vệ rừng và đất rừng, cỉa tạo đất hoang đồi núi trọc, áp dụng các biện pháp thủy lợi canh tác (như làm ruộng bậc thang) => loại đáp án A, C, D

Biện pháp chuyển sang đất chuyên dùng và đất thổ cư không phù hợp để bảo vệ đất ở vùng đồi núi nước ta


Bắt đầu thi ngay