Thứ bảy, 20/04/2024
IMG-LOGO

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Môn thi: ĐỊA LÍ (Đề 1)

  • 2075 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển của nước ta là vùng

Xem đáp án

Đáp án C

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. (SGK/15 Địa lí 12)


Câu 2:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết vùng nào có giá trị sản xuất thủy sản trong tống giá trị sản xuất nông- lâm - thủy sản dưới 5% năm 2007?

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, vùng có giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản dưới 5% năm 2007 là Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ (kí hiệu nền màu vàng nhạt nhất).


Câu 3:

Khu công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta hình thành từ

Xem đáp án

Đáp án A

Khu công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta hình thành từ những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay (SGK/126 Địa lí 12)


Câu 4:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam( trang 21) cho biết tỉnh (TP ) nào sau đây có tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp so với cả nước thấp nhất ?

Xem đáp án

Đáp án C

Căn cứ  vào Atlat  Địa lí Việt Nam( trang 21), xác định kí hiệu thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp so với cả nước => Thanh Hóa là tỉnh có tỷ trọng  giá trị sản xuất công nghiệp so với cả nước thấp  nhất (ở mưc trên 0,5 – 1%).


Câu 5:

Khó khăn chủ yếu trong việc hình thành cơ cấu công nghiệp của Bắc Trung Bộ là

Xem đáp án

Đáp án D

Khó khăn chủ yếu trong việc hình thành cơ cấu công nghiệp của Bắc Trung Bộ là cơ sở vật chất hạ tầng còn nhiều hạn chế (về kĩ thuật, cơ sở năng lượng, giao thông vận tải…).


Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, tuyến đường bộ nối Hà Nội –Hải Phòng là quốc lộ số

Xem đáp án

Đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, tuyến đường bộ nối Hà Nội –Hải Phòng là quốc lộ số 5.


Câu 7:

Quá trình đô thị hóa của nước ta có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Quá trình đô thị hóa của nước ta có đặc điểm là diễn ra chậm chạp và trình độ đô thị hóa thấp.(SGK/77 Địa 12)


Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết tên 6 cao nguyên từ dãy Bạch Mã trở vào Nam theo thứ tự là:

Xem đáp án

Đáp án C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết tên 6 cao nguyên từ dãy Bạch Mã trở vào Nam theo thứ tự là: Kon Tum, PleiKu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.


Câu 9:

Ngành du lịch nước ta chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỷ 90 cho đến nay là nhờ

Xem đáp án

Đáp án A

Ngành du lịch nước ta chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỷ 90 cho đến nay là nhờ chính sách đổi mới của Nhà nước:  hình thành các vùng du lịch trọng điểm, đầu tư tôn tạo nhiêu di tích, công trình văn hóa, chú trọng vấn đề môi trường du lịch và bảo vệ thắng cảnh tự nhiên..., đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, mở rộng thị trường..


Câu 10:

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây trực tiếp làm cho sản lượng lúa nước ta tăng nhanh?

Xem đáp án

Đáp án C

Nguyên nhân chủ yếu trực tiếp làm cho sản lượng lúa nước ta tăng nhanh là việc sử dụng các giống lúa cho năng suất cao.

Chọn C.

Chú ý:

Chú ý từ khóa: ‘’trực tiếp” để phẩn biệt với đáp án D

 


Câu 11:

Căn cứ vào Át lát Địa lý Việt Nam trang 15, tỷ lệ lao động của nước ta trong khu vực dịch vụ năm 2007 là

Xem đáp án

Đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, tỷ lệ lao động của nước ta trong khu vực dịch vụ  năm 2007 là 26,1%.


Câu 12:

Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta thể hiện rõ nét nhất qua quá trình

Xem đáp án

Đáp án A

Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta thể hiện rõ nét nhất qua quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi (SGK/45 Địa lí 12)

- Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, mưa lớn có thể xảy ra hiện tượng đất trượt, đá lở.

- Vùng núi đá vôi hình thành các địa hình cax-tơ với hang động, suối cạn, thung khô.

- Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.


Câu 13:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết chè được trồng nhiều nhất ở các vùng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, xác định kí hiệu cây chè => chè được trồng nhiều nhất ở các vùng

Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.


Câu 14:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết đô thị nào sau đây ở vùng Bắc Trung Bộ có quy mô dân số dưới 100 000 người ?

Xem đáp án

Đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, xác định được đô thị  Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) thuộc vùng Bắc Trung Bộ có quy mô dân số dưới 100 000 người.

 


Câu 15:

Ý nào dưới đây đúng khi nói về sự chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực II (công nghiệp- xây dựng)?

Xem đáp án

Đáp án D

Sự chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực II (công nghiệp – xây dựng) được biểu hiện là: tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác. (SGK/83 Địa lí 12)


Câu 16:

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hướng

Xem đáp án

Đáp án B

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hướng tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối với các sản phẩm nông  nghiệp chủ yếu. Ví dụ: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đã trở thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn, ĐBSCL trở thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực của cả nước.(SGK/109 Địa lí 12)


Câu 17:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt nam trang 4,5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta vừa giáp với Lào, vừa giáp với Trung Quốc?

Xem đáp án

Đáp án A

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt nam trang 4,5, xác định khu vực đường biên giới trên đất liền với Lào và Trung Quốc => Điện Biên là tỉnh vừa giáp với Lào, vừa giáp với Trung Quốc.

 


Câu 18:

Các tổ chức liên kết khu vực được hình thành chủ yếu dựa trên cơ sở

Xem đáp án

Đáp án C

Các tổ chức liên kết khu vực được hình thành chủ yếu dựa trên cơ sở có chung mục tiêu lợi ích phát triển.(SGK/11 Địa lí 11)


Câu 19:

Cho biểu đồ :

CƠ CẤU SẢN LƯỢNG ĐƯỜNG KÍNH PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, NĂM 2010 VÀ 2016 (%)

 

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ trọng sản lượng đường kính phân theo thành phần kinh tế của nước ta từ năm 2010 đến năm 2016?

Xem đáp án

Đáp án B

Biểu đồ cho thấy:

- Tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh từ 53,4% (2010) lên 82,3% (2016)

- Tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước giảm rất nhanh: từ 23,2% (2010) xuống chỉ còn 1% (2016)

=> Nhận xét D: Kinh tế ngoài Nhà nước giảm , kinh tế Nhà nước tăng là không đúng


Câu 20:

Thị trường nhập khẩu lớn nhất hiện nay của nước ta là

Xem đáp án

Đáp án B

Thị trường nhập khẩu lớn nhất hiện nay của nước ta là Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu.(SGK/139 Địa 12)


Câu 21:

Ý nào sau đây đúng khi nói về hướng hoàn thiện cơ cấu công nghiệp nước ta ?

Xem đáp án

Đáp án C

Hướng hoàn thiện cơ cấu công nghiệp nước ta là: xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới (SGK/114 Địa 12)


Câu 22:

Năng suất lao động của ngành đánh bắt thủy sản nước ta còn thấp chủ yếu là do

Xem đáp án

Đáp án B

Năng suất lao động của ngành đánh bắt thủy sản nước ta còn thấp chủ yếu là do tàu thuyền và  phương tiện đánh bắt chậm đổi mới. (SGK/101 Địa 12)


Câu 23:

Trong những năm qua, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác là do

Xem đáp án

Đáp án A

Trong những năm qua, sản lượng  thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác là do các mặt hàng thủy sản nuôi trồng có sản lượng ổn định gần như quanh năm, mặt hàng thủy sản đẹp và đều...đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường hiện nay, ngoài ra phát triển nuôi trồng thủy sản cũng mang lại nhiều lợi nhuận lớn. Do vậy, hiện nay nuôi trồng thủy sản được đẩy mạnh phát triển hơn.


Câu 24:

Cây công nghiệp quan trọng nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

Xem đáp án

Đáp án D

Chè là cây công nghiệp quan trọng nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh và đất feralit đồi núi của vùng.

 


Câu 25:

Cho bảng số liệu : Chỉ số về tình hình dân số Nhật Bản.

Nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình dân số Nhật Bản giai đoạn 2010 -2017?

Xem đáp án

Đáp án D

Bảng số liệu cho thấy giai đoạn 2010 – 2017 dân số Nhật Bản có xu hướng giảm đều và liên tục từ 127,3 triệu người xuống còn 126,0 triệu người. Nhận định dân số Nhật Bản tăng chậm là không đúng.


Câu 26:

Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh là điều kiện sinh thái nông nghiệp của vùng

Xem đáp án

Đáp án B

Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh là điều kiện sinh thái nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đây là vùng duy nhất của nước ta có đầy đủ 3 đai cao với đai ôn đới gió mùa trên núi phân bố ở dãy Hoàng Liên Sơn.


Câu 27:

Yếu tố cho phép và đòi hỏi trong sản xuất nông nghiệp nước ta phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng lãnh thổ là

Xem đáp án

Đáp án D

Yếu tố cho phép và đòi hỏi trong sản xuất nông nghiệp nước ta phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng lãnh thổ là sự phân hóa của địa hình và đất trồng. (SGK/88 Địa lí 12)

- Vùng trung du và miền núi, đất feralit màu mỡ và các bề mặt đồi trung du là điều kiện để phát triển các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

- Ở đồng bằng, đất phù sa màu mỡ phân bố trên vùng đồng bằng rộng lớn, bẳng phẳng , các ao hồ sông suối, đầm phá....là điệu kiện để phát triển các cây trồng ngắn ngày, thâm canh tăng vụ và nuôi trồng thủy sản.


Câu 28:

Cho bảng số liệu :

GDP VÀ SỐ DÂN CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 1985- 2010

Để thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP, GDP/người và số dân của Trung Quốc giai đoạn 1985- 2010, thích hợp nhất là biểu đồ

Xem đáp án

Đáp án D

Đề bài yêu cầu thể hiện: tốc độ tăng trưởng; bảng số liệu có 5 năm

=> Để thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP GDP/người và số dân của Trung Quốc giai đoạn 1985- 2010, thích hợp nhất là biểu đồ đường. (cần xử lí số liệu: tính tốc độ tăng trưởng – lấy năm 1985 = 100% trước khi vẽ)


Câu 29:

Xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi nước ta không phải là

Xem đáp án

Đáp án B

Xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi nước ta là phát triển chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp; tăng tỷ trọng các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa); chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa.(SGK/96 Địa 12) => loại đáp án A, C, D Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi các loại gia súc lớn cho nhiều lợi nhuận không phải là xu hướng phát triển của chăn nuôi nước ta.


Câu 30:

Việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ không có ý nghĩa nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Hình thành cơ cấu nông – lâm- ngư ở BTB chủ yếu nhằm tạo thế liên hoàn phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian, phát huy hiệu quả các thế mạnh sẵn có của vùng, hình thành cơ cấu kinh tế chung. (SGK/ 156 Địa 12).=> loại A, B, D

Việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ không có ý nghĩa trong việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa.


Câu 31:

Định hướng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng là 

Xem đáp án

Đáp án A

Định hướng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng là: đối với khu vực II quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm để sử dụng có hiệu quả các thế mạnh về tự

nhiên và con người của vùng... (SGK/153 Địa 12)


Câu 32:

Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

Xem đáp án

Đáp án A

Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là thiếu vốn và hạn chế về kỹ thuật nên việc khai thác các mỏ khoáng sản phân bố ở sâu dưới lòng đất, tại những vùng địa hình hiểm trở là rất hạn chế và cho hiệu quả thấp.


Câu 33:

Đây không phải là biểu hiện chứng tỏ nước ta đang khai thác hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?

Xem đáp án

Đáp án C

Các biểu hiện chứng tỏ  nước ta đang khai thác hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới là (SGK/88 Địa lí 12)

      - Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp => loại D

      - Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản =>  loại A

      - Đẩy mạnh sản xuất các nông sản xuất khẩu ( gạo, cà phê, cao su, hoa quả…) => loại B

Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn là phương phướng phát triển của tổ chức lãnh thổ nôn nghiệp nước ta. Đây không phải là biểu hiện chứng tỏ nước ta đang khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.

 


Câu 34:

Thế mạnh về tự nhiên tạo điều kiện cho Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là

Xem đáp án

Đáp án A

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh, kéo dài tạo điều kiện cho Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông.


Câu 35:

Nhận định nào sau đây không đúng với tình hình phát triển ngành ngoại thương nước ta sau đổi mới đến nay?

Xem đáp án

Đáp án B

Tình hình phát triển ngành ngoại thương nước ta sau đổi mới đến nay là: trong cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu và tư liệu sản xuất; hàng tiêu dùng chiếm một phần nhỏ.(SGK/139  Địa 12)

=> Nhận định hàng tiêu dùng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng nhập khẩu nước ta là không đúng.


Câu 36:

Thế mạnh nổi bật của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta là

Xem đáp án

Đáp án D

Thế mạnh nổi bật của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta là có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú từ ngành nông – lâm – thủy sản.


Câu 37:

Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm

Xem đáp án

Đáp án A

Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 28-7-1995 và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này.


Câu 38:

Cho bảng số liệu sau : Dân số Việt Nam qua các năm( Nghìn người)

Để thể hiện cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị nông thôn giai đoạn 2000 - 2014 biểu đồ thich hợp nhất là

Xem đáp án

Đáp án C

- Đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu dân số => có 2 khả năng là biểu đồ tròn và miền.

- Tuy nhiên bảng số liệu có 4 năm (biểu đồ tròn chỉ thích hợp thể hiện 1 – 3 năm) do đó biểu đồ miền là thích hợp nhất.

=> Để thể hiện cơ cấu  dân số nước ta phân theo thành thị nông thôn  giai đoạn 2000  - 2014 biểu đồ thich hợp nhất là miền (cần xử lí số liệu ra tỷ trọng %)

 


Câu 39:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15,hãy cho biết hai đô thị có quy mô dân số lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?

Xem đáp án

Đáp án D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15,xác định tên hai đô thị có quy mô dân số lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là Thái Nguyên và Hạ Long (kí hiệu ô vuông màu trắng) với quy mô dân số từ 200 001 – 500 000 người.


Câu 40:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết sản lượng điện nước ta năm 2007 là bao nhiêu ?

Xem đáp án

Đáp án C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, sản lượng điện nước ta năm 2007 là bao nhiêu 64,1 tỷ kWh.


Bắt đầu thi ngay