Đề kiểm tra Học kì 1 Địa 10 có đáp án (Đề 2)
-
719 lượt thi
-
26 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 6:
Nhận định nào sau đây đúng với hoạt động của các nhân tố hình thành đất?
Đáp án: C
Câu 10:
Đáp án: A
Câu 11:
Đáp án: A
Câu 13:
Nguyên nhân chính làm cho các hoang mạc lớn trên thế giới thường phân bố ở khu vực cận chí tuyến là do
Đáp án: C
Câu 22:
Trình bày tính chất của nước biển và đại dương.
Hướng dẫn giải:
* Độ muối
- Nước biển có nhiều chất hoà tan, nhiều nhất là các muối khoáng.
- Độ muối trung bình của nước biển là 35%o.
- Độ muối tăng hay giảm phụ thuộc vào lượng bốc hơi, lượng mưa và lượng nước sông đổ vào.
- Độ muối còn thay đổi theo vĩ độ.
- Độ muối cũng thay đổi khá phức tạp theo độ sâu, tuỳ thuộc vào các điều kiện khí tượng, thuỷ văn.
* Nhiệt độ
- Chế độ nhiệt của nước biển điều hoà hơn chế độ nhiệt của không khí.
- Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là khoảng 17°C.
- Nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa trong năm. Nhiệt độ nước biển mùa hạ cao hơn mùa đông.
- Nhiệt độ nước biển giảm dần từ Xích đạo về hai cực. Nhiệt độ nước biển cũng giảm dần theo độ sâu.Câu 23:
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
Hướng dẫn giải:
Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa là khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình.
- Khí áp: Vùng áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, gây mưa. Vùng áp thấp thường có lượng mưa lớn, như vùng Xích đạo. Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa như vùng cực, vùng chí tuyến.
- Frông: Dọc các frông nóng hay lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị lạnh đi, gây ra mưa. Miền có frông hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều.
- Gió: Vùng nằm sâu trong lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít. Vùng có gió Mậu dịch hoạt động sẽ ít mưa, vùng có gió mùa hoạt động sẽ mưa nhiều.
- Dòng biển: Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều. Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít.
- Địa hình: Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, nhưng tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa. Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít và khô ráo.