Đề kiểm tra Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 2)
-
3791 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Bài: Chuyện cổ tích về loài người – Khổ 2,3 - Trang 9 – SGK Tiếng Việt 4 (T2)
Câu hỏi: Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần ngay người mẹ?Câu 2:
Bài: Hoa học trò – “Từ Nhưng hoa càng đỏ ... bất ngờ vậy?”
Trang 43 – SGK Tiếng Việt 4 (T2)
Câu hỏi: Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”?Đáp án: Hoa phượng gắn với tuổi thơ - tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường với những kỉ niệm sâu sắc. Hoa phượng nở là mùa thi đến, hoa phượng nở báo hiệu kì nghỉ hè sắp đến - kết thúc một năm học. Và cây phượng là loại cây thường trồng nhiều nhất ở các sân trường. Vì nó gắn với lứa tuổi học trò nên được gọi là “Hoa học trò”.
Câu 3:
- Cậu lắm tàn nhang thế, làm gì còn chỗ nào trên mặt mà vẽ! – Cô bé xếp hàng sau cậu bé nói to.
Ngượng ngùng, cậu bé cúi gằm mặt xuống. Thấy vậy, bà cậu ngồi xuống bên cạnh:
– Sao cháu buồn thế? Bà yêu những đốm tàn nhang của cháu mà! Hồi còn nhỏ, lúc nào bà cũng mong có tàn nhang đấy!
Rồi bà cụ đưa những ngón tay nhăn nheo lên vuốt má cậu bé.
– Tàn nhang cũng xinh lắm, chắc chắn chú hoạ sĩ sẽ thích những vết tàn nhang của cháu!
Cậu bé mỉm cười:
- Thật không bào
- Thật chứ! – Bà cậu đáp. Đấy, cháu thử tìm xem thứ gì đẹp hơn những đốm tàn nhang!
Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm:
- Những nếp nhăn, bà ạ!Câu 4:
Câu 5:
Câu 6:
Câu 7:
Câu 8:
Dùng kí hiệu // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu sau:
Bà cụ đưa những ngón tay nhăn nheo vuốt má cậu bé.Câu 9:
Tìm từ bắt đầu bằng âm trích để điền vào chỗ chấm ở đoạn hội thoại sau:
Miệng và chân .................... cãi rất lâu,................. nói:
– Tôi hết đi lại phải ................ bao điều đau đớn, nhưng đến đâu, cứ có gì ngon là anh lại được xơi tất. Thật bất công quá!
Miệng từ tốn .................. lời:
– Anh nói gì mà lạ thế! Nếu tôi ngừng ăn, thì liệu anh có bước nổi nữa không nào?Câu 10:
Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau:
Thật chứ! – Bà cậu đápĐáp án: Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.
Câu 11:
Đáp án:
Người ta là hoa đất
Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan
Câu 12:
Chính tả (Nghe – viết):
Sầu riêng
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy vá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm taCâu 13:
Tập làm văn: Em hãy viết một bài văn miêu tả cây bưởi.
Dàn ý gợi ý:
a) Mở bài: Giới thiệu loại cây định tả: Cây bưởi.
- Cây có từ bao giờ? Ai là người trồng cây?
b) Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Dáng của cây bưởi như thế nào? Giống bưởi này là giống gì?
- Tả các bộ phận của cây:
+ Dáng của thân cây màu gì? Thân cây to bằng gì? Thân cây nhẵn hay sần sùi?
+ Lá của cây bưởi màu gì? Lá có hình dáng gì?
+ Hoa của cây bưởi màu gì? Các cánh hoa và hương thơm của hoa như thế nào?
+ Quả bưởi trông như thế nào? Quả bưởi có màu gì? Quả bưởi ăn có vị gì?
- Lợi ích của cây bưởi là gì?
- Cách chăm sóc cho cây bưởi.
c) Kết bài:
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em với cây bưởi
- Nêu mong muốn hoặc lời hứa... của em với cây bưởi.Đáp án: Học sinh hãy trả lời các câu hỏi gợi ý, sau đó ghép các câu trả lời thành một đoạn văn.
Đoạn văn tham khảo:
Trước sân nhà em có một cây bưởi, khi em lớn thì thấy nó đã cao và cho quả rồi. Em nghe bà kể lại thì cây bưởi này được ông em trồng từ lúc em vẫn chưa được sinh ra.
Cây bưởi nhà em khá cao, thân cây không được thẳng đứng như một số loài cây khác. Rễ cây rất phát triển, nổi cả lên mặt đất. Phần thân cây có những lớp vỏ sần sùi và thỉnh thoảng có một lớp nhựa trong khá dính. Dọc thân cây có những cái nhánh chìa ra, nhờ những cái nhánh này mà việc trèo cây hái quả trở nên rất dễ dàng.
Trên cây chia ra thành nhiều các cành lớn, nhỏ khác nhau, mỗi cành lại có những cành con với những chiếc gai sắc nhọn. Lá bưởi có nhiều hình dáng khác nhau, nhưng chủ yếu là dài. Có vẻ như trên chiếc lá bị chia thành hai phần, giữa hai phần là một chỗ bị lõm lại.
Đến mùa, cây bưởi ra hoa trắng cả cây, những chùm hoa bưởi trắng muốt rụng kín cả sân nhà em. Hương hoa bưởi bay khắp nhà. Bà em hay lấy lá bưởi hơ vào bếp lửa cho nóng để nặn vào những chỗ bị đau ở chân, tay hay những ai bị bong gân hoặc trẹo tay, trẹo chân.
Rồi đến khi quả bưởi to bằng cái bát to, cây bưởi sai chĩu chịt quả. Đến lúc được ăn, mẹ em mang biếu bà ngoại và các cô bác hàng xóm. Nhà em có thói quen để một số quả to đẹp buộc túi bóng vào để đến Tết, khi đã chín thì trẩy về đặt lên bàn thờ làm thành trung tâm của mâm ngũ quả ngày Tết.
Cây bưởi được trồng từ khá lâu, vì vậy nó đã gắn bó được rất lâu với gia đình em, mang đến cho nhà em một bóng mát ở góc sân và những múi bưởi tươi mát trong những ngày hè nắng nóng.