Thứ bảy, 04/05/2024
IMG-LOGO

Đề kiểm tra Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 5)

  • 2640 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.

Bài: Bốn anh tài – “Từ đầu ... đến đây để bắt yêu tinh đấy.”

Trang 13 – SGK Tiếng Việt 4 (T2)

Câu hỏi: Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khay gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào?

Xem đáp án
Đáp án: Tới nơi yêu tinh ở, bốn anh em Cẩu Khây gặp bà cụ già chăn bò cho yêu tinh. Bà cụ đã nấu cơm cho bốn anh em ăn no, canh giấc cho anh em ngủ và giục bốn anh em chạy trốn khi thấy yêu tinh đã trở về.

Câu 2:

Bài: Khuất phục tên cướp biển – “Từ Trông bác sĩ lúc này ... trong cổ họng.”

Trang 66 – SGK Tiếng Việt 4 (T2)

Câu hỏi: Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển?
Xem đáp án

Đáp án: Cặp câu sau đây khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển:

+ Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị.

+ Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ bị nhốt trong chuồng.


Câu 3:

Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 
Hoa tóc tiên

Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một mảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.

Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.

Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.

Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình. Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh. Hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình.
(Theo Băng Sơn)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Theo bạn nhỏ, tại sao người ta lại đặt tên là hoa tóc tiên? 

Xem đáp án
Đáp án: C. Vì hoa tóc tiên giống những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc.

Câu 4:

Vào buổi sáng, khi hoa tóc tiên nở rộ, tác giả so sánh nó với gì?
Xem đáp án
Đáp án: B. Như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen.

Câu 5:

Trong bài đọc trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Xem đáp án
Đáp án: A. So sánh.

Câu 6:

Câu văn nào nói đầy đủ cả về hoa, lá và hương thơm của hoa tóc tiên?
Xem đáp án
Đáp án: Hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh.

Câu 9:

Câu văn “Cuộc đời tôi rất bình thường.” là kiểu câu gì?
Xem đáp án
Đáp án: C. Ai thế nào?

Câu 12:

Em hãy đặt một câu để tả về loài hoa mà em yêu thích nhất.
Xem đáp án

Đáp án: Hoa cúc tròn, cuống hoa dài, đài hoa xanh và cứng cáp đỡ lấy những cánh hoa vừa dày vừa dài xếp thành từng lớp ở trên.


Câu 14:

Tập làm văn: Em hãy viết một bài văn tả về cây bàng.

Dàn ý gợi ý:

a) Mở bài: Giới thiệu về cây bàng em sẽ tả.

b) Thân bài:

- Tả bao quát:

+ Dáng cây to, cao, tán cây rộng. Cây bàng như một cụ già lom khom.

+ Cây bàng cao khoảng bao nhiêu?

- Tả chi tiết:

+ Cây bàng già nua, cao lêu nghêu, rễ ăn nổi trên mặt đất.

+ Thân cây: lớn, màu nâu, xù xì, thô ráp, nhiều mấu.

+ Cành cây: chĩa ngang và rất nhiều cành, tán lá phân ra từng tầng rất đẹp.

+ Lá bàng: lớn hơn bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hiện rõ những đường gân. Lá bàng mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng cho bóng mát.

+ Hoa bàng: hình ngôi sao, nhỏ li ti, màu trắng ngà, thơm dịu.

+ Trái bàng: hình thoi, màu xanh, lúc chín màu vàng, có vị ngọt béo.

- Kỉ niệm của em với cây bàng:

+ Chim chóc thường làm tổ trên tán lá.

+ Gốc bàng là nơi tránh nắng, vui chơi của chúng em

c) Kết bài:

- Nêu tình cảm, cảm xúc của em với cây bàng.
Xem đáp án

Đáp án: Học sinh hãy trả lời các câu hỏi gợi ý, sau đó ghép các câu trả lời thành một đoạn văn.

Đoạn văn tham khảo:

Trường em có rất nhiều cây tỏa bóng mát như: cây phượng vĩ, dàn phi lao,… Nhưng em vẫn rất thích một cái cây đã gắn bó với chúng em từ năm lớp một đến bây giờ, đó là cây bàng.

Nhìn cây bàng chắc cũng đã già rồi! Cây cao đến tận tầng hai của trường. Thân cây màu nâu, to phải chừng hai ba đứa như em ôm mới xuể.

Vỏ cây không nhẵn nhụi mà cũng không sần sùi. Cành cây mọc ra tứ phía. Lúc này, những cành cây như những cánh tay khẳng khiu mọc ra từ thân. Chùm lá bàng mọc gần ngọn của cành. Mỗi chùm lá lại có khoảng từ bảy đến tám lá. Lá bàng có hình bầu dục, mặt trên đậm hơn mặt dưới. Lá bàng như cái quạt ba tiêu được thu nhỏ của bà La Sát. Nhiều lúc có những cơn gió nhỏ thổi qua, lá bàng tạo ta tiếng xào xạc như đang khoe mình biết chơi đàn vi-ô-lông vậy.

Hoa bàng mọc thành chùm, có màu trắng sữa. hoa bàng mọc ở đầu cành. Quả bàng cũng có hình bầu dục như lá bàng. Khi quả còn non, vỏ quả màu xanh, không ăn được, nhưng vào lúc chín, vỏ quả màu vàng, ăn vào thì cảm thấy bùi bùi.

Vào những giờ ra chơi, ở dưới gốc cây bàng là nơi lý tưởng nhất để chúng em chơi đá cầu, đọc sách,… Cây bàng tỏa gần hai phần ba cái sân trường. Cây bàng thật “tốt bụng” khi cho sân trường của chúng em nhiều bóng mát đến như vậy.

Cây bàng đã trở thành người bạn thân thiết đối với em. Dù sắp phải rời xa mái trường thân yêu nhưng em vẫn sẽ nhớ mãi cây bàng thân thương này.

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương