Đề thi Sinh học lớp 11 Giữa kì 1 có đáp án (Đề 4)
-
594 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ở thực vật trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào của rễ?
Đáp án c. Miền lông hút
Câu 3:
Vì sao nói thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ?
Đáp án b. Vì thoát hơi nước tạo ra lực hút, giúp vận chuyển nước, muối khoáng,… từ rễ lên các bộ phận phía trên của cây.
Câu 4:
Ở thực vật, nguyên tố nào dưới đây không phải là nguyên tố đại lượng?
Đáp án b. B (nguyên tố vi lượng)
Câu 5:
Ở thực vật, nguyên tố sắt có vai trò nào sau đây?
Đáp án a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 6:
Nhóm vi khuẩn nào dưới đây có khả năng cố định nitơ và sống cộng sinh trong nốt sần của rễ cây họ Đậu?
Đáp án c. Rhizobium
Câu 7:
Dưới tác động của vi khuẩn phản nitrat hóa thì nitrat trong đất sẽ được chuyển hóa thành
Đáp án b. nitơ phân tử
Câu 8:
Sắc tố quang hợp nào tham gia trực tiếp vào việc chuyển hóa quang năng (năng lượng ánh sáng) thành hóa năng (năng lượng trong các liên kết hóa học)?
Đáp án d. diệp lục a
Câu 9:
Ôxi được giải phóng trong pha sáng của quang hợp có nguồn gốc từ các phân tử
Đáp án b. nước (nhờ quá trình quang phân li nước diễn ra trên màng tilacôit của lục lạp)
Câu 11:
Trình bày vai trò của quá trình thoát hơi nước và hai con đường thoát hơi nước qua lá
A. Vai trò của quá trình thoát hơi nước:
- Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, tạo lực hút giúp vận chuyển nước và muối khoáng cũng như các chất tan khác từ rễ lên các bộ phận phía trên của cây
- Tạo môi trường liên kết các bộ phận trong cây và tạo độ cứng cho cây thân thảo
- Trong quá trình thoát hơi nước, khí khổng mở và nhờ đó mà khí có cơ hội khuếch tán vào trong lá, làm nguyên liệu cho quá trình quang hợp diễn ra
- Giúp hạ nhiệt bề mặt lá và điều hòa không khí.
B. Hai con đường thoát hơi nước qua lá:
- Có 2 con đường thoát hơi nước qua lá: thoát hơi nước qua khí khổng và thoát hơi nước qua cutin. Trong đó, thoát hơi nước qua khí khổng đóng vai trò trọng yếu.
- Thoát hơi nước qua khí khổng được điều tiết qua sự đóng mở khí khổng (chịu sự chi phối của hàm lượng nước, ánh sáng, nhiệt độ, sự có mặt của ion khoáng…). Khí khổng nằm ở phần biểu bì lá, được tạo thành do hai tế bào khí khổng nằm sát nhau. Khi no nước, thành mỏng của khí khổng cong làm thành dày cong theo và làm khí khổng mở. Khi mất nước, thành mỏng xẹp nằm duỗi thẳng nên khí khổng đóng lại. Tuy nhiên, khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn
- Thoát hơi nước qua cutin diễn ra với cường độ cao hay thấp phụ thuộc vào độ dày của lớp cutin. Lớp cutin càng mỏng thì thoát hơi nước qua cutin diễn ra càng mạnh mẽ và ngược lại
Câu 12:
Vì sao cần phải bón phân hợp lý, tùy vào loại phân bón, loại đất, giống và loại cây trồng?
Khi bón phân cho cây trồng, chúng ta cần phải bón hợp lí (đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng loại, đúng giai đoạn phát triển của cây) vì:
- Mỗi loại cây trồng cần thành phần ion khoáng khác nhau với hàm lượng khác nhau. Đặc biệt trong mỗi giai đoạn, cây trồng cũng có nhu cầu khoáng (về thành phần, hàm lượng) hoàn toàn khác nhau. Và nếu tuân thủ đúng điều này thì sẽ vừa bảo đảm an toàn vệ sinh, vừa tiết kiệm chi phí đồng thời cây trồng sẽ sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao.
- Nếu bón phân mà không chú ý đến chủng loại cây, lượng phân bón, thành phần phân bón thì trước tiên, cây trồng sẽ cho năng suất kém vì nguồn dinh dưỡng khoáng không đảm bảo (ion này thừa, ion kia thiếu). Thứ hai, sự tồn dư hóa chất có thể gây chết cây hoặc dẫn đến sự mất an toàn về sức khỏe khi chúng ta sử dụng thành phẩm của chúng làm thức ăn. Thứ ba, sự tồn dư phân bón ở môi trường ngoài sẽ gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người cũng như hệ sinh vật có liên quan.