Giải SBT Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
-
3112 lượt thi
-
3 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong chăn nuôi, vật nuôi thường bị các loại mầm bệnh nào gây bệnh, các điều kiện để gây bệnh là gì?
- Các mầm bệnh luôn tồn tại trong môi trường. Gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể vât nuôi và phát triển gây thành bệnh. Các mầm bệnh trong chăn nuôi gồm có:
+ Vi khuẩn: thường xâm nhập vào cơ thể lợn gây nên bệnh lợn đóng dấu, tụ huyết trùng…
+ Vi rút: thường xâm nhập vào cơ thể gia súc gây bệnh dịch tả, lở mồm long móng…
+ Nấm: một số loài nấm xâm nhập vào cơ thể gia súc rồi gây bệnh đường hô hấp (phổi).
+ Kí sinh trùng: một số loài nội kí sinh trùng xâm nhập vào bên trong cơ thể rồi gây bệnh (giun, sán). Một số ngoại kí sinh trùng bám vào da vật nuôi rồi gây bệnh (ve, ghẻ, mạt…).
- Các mầm bệnh nêu trên muốn được gây bệnh ở vật nuôi cần có các điều kiện sau:
+ Có đủ độc lực để gây bệnh.
+ Có số lượng đủ lớn để gây bệnh.
+ Có đường xâm nhập thích hợp.
Câu 2:
Theo em, người ta có thể làm gì để hạn chế sự phát sinh, phát triển của các mầm bệnh ở vật nuôi?
Để hạn chế sự phát sinh, phát triển của mầm bệnh trong chăn nuôi, cần thực hiện một số biện pháp sau:
Xây dựng chuồng trại, ao nuôi đúng yêu cầu kĩ thuật. Chuồng nuôi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Môi trường nước ao nuôi phải giữ sạch, không có khí độc và chất độc hại, đủ oxi, diệt tạp khuẩn, khử chua.
Đảm bảo cho vật nuôi ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, đủ tiêu chuẩn và khẩu phần thích hợp, không dùng thức ăn đã bị mốc, hư hỏng.
Quản lí, chăm sóc tốt, tạo điều kiện tốt nhất cho vật nuôi phát triển, từ đó tăng sức đề kháng của cơ thể với các loại mầm bệnh.