Thứ năm, 09/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Công nghệ Giải SBT Công nghệ 10 Chương 2: Chăn nuôi, thủy sản đại cương

Giải SBT Công nghệ 10 Chương 2: Chăn nuôi, thủy sản đại cương

Giải SBT Bài 39: Ôn tập chương 2

  • 2450 lượt thi

  • 3 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Quá trình trưởng, dục của vật nuôi tuân theo mấy quy luật?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 2:

Quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi tuân theo những quy luật nào?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 3:

Ngày nay trong ngành chăn nuôi, người ta ứng dụng công nghệ sinh học vào những lĩnh vực nào? Nêu tóm tắt nội dung những ứng dụng đó và ý nghĩa thực tiễn của nó.

Xem đáp án

Ngày nay người ta đã ứng dụng công nghệ sinh học vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong ngành chăn nuôi, trong đó có ba lĩnh vực được áp dụng rộng rãi.

- Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống: Công nghệ cấy truyền phôi bò:

Công nghệ cấy truyền phôi bò dựa trên lí thuyết phôi được coi là một cơ thể độc lập trong quá trình phát triển vật nuôi. Nếu phôi được chuyển vào cơ thể khác có trạng thái sinh lí sinh dục phù hợp nó vẫn sống và phát triển bình thường (sự đồng pha). Mặt khác, hoạt động sinh dục của vật nuôi do các hoóc-môn hay hoóc-môn nhân tạo để điều khiển gây động dục đồng pha, gây rụng trứng hàng loạt.

Dựa vào cơ sở khoa học này, người ta đã cấy truyền phôi bò qua các bước sau:

   + Chọn bò cho phôi và một số bò nhận nuôi.

   + Gây động dục đồng loạt (cả bò cho và nhận phôi).

   + Gây rụng trứng nhiều ở bò cho phôi.

   + Phối giống bò cho phôi với bò đực giống tốt.

   + Thu hoạch phôi (nhiều phôi).

   + Cấy phôi vào bò nhận phôi.

   + Bò nhận phôi có chứa và sinh ra đàn bò con mang đặc tính tốt của bò cho phôi và bò đực giống.

Nhờ áp dụng công nghệ cấy truyền phôi bò đã góp phần phát triển nhanh về số lượng và chất lượng bò giống cho ngành chăn nuôi.

- Ứng dụng công nghệ vi sinh vào chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi:

Cơ sở khoa học của ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất, chế biến thức ăn gia súc là lợi dụng hoạt động sống của các vi sinh vật có ích để làm giàu thêm chất dinh dưỡng trong các loại thức ăn đã có, hoặc sản xuất ra các loại thức ăn mới. Cụ thể là:

Dùng các chủng nấm men hay vi khuẩn có ích ủ lên men thức ăn. Bằng phương pháp này vừa bảo quản tốt thức ăn, vừa tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn (tăng hàm lượng protein, axit amin, vitamin của thức ăn va các hoạt chất sinh học khác).

Người ta có thể sản xuất các loại thức ăn giàu protein, vitamin bằng cách nuôi cấy vi sinh vật (vi khuẩn, nấm men…) để tạo ra sinh khối (sinh khối là khối vật chất hữa cơ do một cơ thể hay một quần thể sinh vật sản sinh ra) với số lượng lớn từ những nguyên liệu rẻ tiền, dễ tìm kiếm hay các phế liệu.

- Ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất vac xin và thuốc kháng sinh dùng trong chăn nuôi:

Để sản xuất vac xin và thuốc kháng sinh, người ta đã dựa vào những thành tựu khoa học của công nghệ gen. Cụ thể là: công nghệ gen cho phép ta có thể cắt một đoạn gen cần thiết từ phân tử ADN này rồi nối ghép nó vào một phân tử ADN khác (được gọi là ADN tái tổ hợp).

ADN tái tổ hợp đưa vào tế bào vi khuẩn có đặc tính phát triển nhanh (tế bào chủ). Nhờ tế bào chủ phát triển nhanh, nên ADN tái tổ hợp cũng được nhân lên nhanh chóng và đoạn gen cần thiết cũng được nhân lên. Dùng kĩ thuật chiết, tách, tinh chế, người ta thu được những phân tử ADN mang gen cần thiết nay và sử dụng chúng vào sản xuất vac xin hay thuốc kháng sinh.

Ngày nay, nhờ công nghệ tái tổ hợp gen đã sản xuất nhiều loại vac-xin. Những vac-xin này được gọi là vac xin tái tổ hợp gen (vac-xin thế hệ mới). Sản xuất vac-xin bằng phương pháp này vừa tăng năng suất, vừa tạo được nhiều loại vac xin có chất lượng cao.

Thuốc kháng sinh được sản xuất bằng cách nuôi cấy vi sinh vật (nấm), rồi chiết xuất lấy các dịch do chúng tiết ra và tinh chế thành thuốc. Với công nghệ gen, không chỉ giúp cho sản xuất thuốc kháng sinh ngày càng nhanh, năng suất cao, mà còn có khả năng tạo ra được các loại kháng sinh mới.


Bắt đầu thi ngay