Giải SBT Công nghệ 6 CTST Bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình có đáp án
Giải SBT Công nghệ 6 CTST Bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình có đáp án
-
134 lượt thi
-
29 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Điền từ/ cụm từ thích hợp dưới đây vào chỗ trống
vi sinh vật gây hại, hư hỏng, trạng thái, thích hợp, ngộ độc, mất mùi, chất dinh dưỡng, sức khỏe
Trong thực phẩm có chứa nhiều (1) …., là môi trường thích hợp cho các loại (2) ….. phát triển. Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm (3) …., vi sinh vật sẽ phát triển và phá hủy thực phẩm nhanh chóng.
Thực phẩm để lâu thường bị mất màu, (4) …, ôi thiu, biến đổi (5) ….., giảm lượng vitamin. Thực phẩm bị (6) ….. không chỉ giảm giá trị dinh dưỡng mà còn gây (7) ….., làm ảnh hưởng đến (8) ….. và tính mạng của con người.
Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống theo bảng sau:
Vị trí |
Điền từ |
1 |
Chất dinh dưỡng |
2 |
Vi sinh vật gây hại |
3 |
Thích hợp |
4 |
Mất mùi |
5 |
Trạng thái |
6 |
Hư hỏng |
7 |
Ngộ độc |
8 |
Sức khỏe |
Câu 2:
Ý nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc bảo quản thực phẩm?
A. Làm thực phẩm trở nên dễ tiêu hóa.
B. Làm tăng tính đa dạng của thực phẩm.
C. Tạo ra nhiều sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài.
D. Tạo sự thuận tiện cho việc chế biến thực phẩm thành nhiều món khác nhau.
Đáp án: A
Vì: các phương pháp bảo quản khác nhau tạo nên nhiểu sản phẩm thực phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài, làm tăng tính đa dạng của thực phẩm, tạo sự thuận tiện cho con người trong việc chế biến và sử dụng.
Câu 3:
Kể tên một số thực phẩm mà gia đình và địa phương em thường bảo quản bằng các phương pháp dưới đây
Phương pháp |
Thực phẩm được bảo quản |
Phơi khô |
|
Ướp đá |
|
Ướp muối |
|
Hút chân không |
|
Muối chua |
|
Ngâm giấm |
|
Ngâm đường |
|
Bảo quản trong tủ lạnh |
|
Một số thực phẩm mà gia đình và địa phương em thường bảo quản:
Phương pháp |
Thực phẩm được bảo quản |
Phơi khô |
Cá, củ cải, |
Ướp đá |
Thịt, cá, cua |
Ướp muối |
Cá |
Hút chân không |
Cá, thịt, tôm |
Muối chua |
Cà, rau cải |
Ngâm giấm |
Tỏi |
Ngâm đường |
Quất |
Bảo quản trong tủ lạnh |
Cá, cua, tôm, thịt, rau, … |
Câu 4:
Giải thích vì sao những phương pháp bảo quản dưới đây lại giúp thực phẩm lâu hư hỏng.
a. Ướp muối
b. Bảo quản trong tủ lạnh
c. Ngâm giấm
d. Phơi khô
Giải thích vì sao những phương pháp bảo quản dưới đây lại giúp thực phẩm lâu hư hỏng.
a. Ướp muối: Do môi trường nhiều muối khiến vi sinh vật bị hạn chế.
b. Bảo quản trong tủ lạnh: Do môi trường nhiệt độ thấp khiến vi sinh vật không thể hoạt động.
c. Ngâm giấm: Do môi trường nhiều muối, đường khiến vi sinh vật bị hạn chế hoặc không thể hoạt động.
d. Phơi khô: Do môi trường có độ ẩm thấp khiến vi sinh vật bị hạn chế.
Câu 5:
Nêu cách bảo quản thực phẩm được dán nhãn như sau
Sản phẩm |
Cách bảo quản |
|
Cách bảo quản thực phẩm được dán nhãn như sau:
Sản phẩm |
Cách bảo quản |
|
- Sản phẩm được bảo quản 6 tháng ở nhiệt độ 5oC. - Thời hạn sử dụng là + 45 ngày nếu bảo quản trong bao bì kín ở nhiệt độ mát. + 6 tháng nếu bảo quản ở nhiệt độ dưới 0oC |
Câu 6:
Điền các từ thích hợp dưới đây vào chỗ trống
Thịt, cá, thời gian, thực phẩm, hư hỏng, phát triển
Những thực phẩm như (1) …., …. tươi sống chưa qua chế biến chỉ giữ được trong ngăn đá tủ lạnh trong một khoảng (2) ….. cho phép. Nếu để quá thời gian đó thì (3) ……. sẽ bị giảm chất dinh dưỡng. Thực phẩm đã chế biến nếu để trong tủ lạnh quá lâu vẫn sẽ bị (4) …., vi khuẩn vẫn có thể (5) ….. làm giảm chất lượng của thực phẩm.
Điền các từ thích hợp theo bảng sau:
Vị trí |
Điền từ |
1 |
Thịt, cá |
2 |
Thời gian |
3 |
Thực phẩm |
4 |
Hư hỏng |
5 |
Phát triển |
Câu 7:
Giải thích lí do các thực phẩm đóng hộp có thể cất giữ được lâu dài
Lí do các thực phẩm đóng hộp có thể cất giữ được lâu dài là:
Thực phẩm đã được bảo quản theo quy trình, có chất phụ gia tránh làm thực phẩm hư hỏng, hao hụt chất dinh dưỡng hoặc nhiễm vi sinh vật gây hại.
Câu 8:
Nêu các biện pháp bảo quản giúp thức ăn tránh bị nhiễm vi sinh vật gây hại.
Các biện pháp bảo quản giúp thức ăn tránh bị nhiễm vi sinh vật gây hại là:
+ Sử dụng màng bọc thức ăn khi để trong tủ lạnh.
+ Cho thức ăn dư thừa vào hộp đựng thức ăn.
+ Không để gần thức ăn chín với thực phẩm chưa chế biến.
Câu 9:
Tại sao phải chế biến thực phẩm? Em hãy đánh dấu √ vào ô trống trước các ý trả lời đúng.
|
Để tạo nên những món ăn thơm ngon, hợp khẩu vị |
|
Để cất giữ thức ăn được lâu hơn |
|
Để thức ăn trở nên dễ tiêu hóa |
|
Để tiết kiệm chi tiêu trong ăn uống |
|
Để thay đổi trạng thái của thực phẩm |
|
Để tiêu diệt vi khuẩn và nấm có hại |
Phải chế biến thực phẩm vì:
√ |
Để tạo nên những món ăn thơm ngon, hợp khẩu vị |
|
Để cất giữ thức ăn được lâu hơn |
√ |
Để thức ăn trở nên dễ tiêu hóa |
|
Để tiết kiệm chi tiêu trong ăn uống |
√ |
Để thay đổi trạng thái của thực phẩm |
|
Để tiêu diệt vi khuẩn và nấm có hại |
Câu 10:
Kể tên các phương pháp chế biến thực phẩm thông dụng trong gia đình.
a. Các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt.
Kể tên các phương pháp chế biến thực phẩm thông dụng trong gia đình.
a. Các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt:
- Trộn hỗn hợp thực phẩm.
- Ngâm chua
Câu 11:
b. Các phương pháp làm chín thực phẩm trong nước:
- Luộc
- Nấu
- Kho
Câu 12:
c. Các phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo
- Rán
- Xào
- Rang
Câu 13:
d. Các phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước
- Hấp
- Chưng
Câu 14:
e. Các phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của nguồn nhiệt
- Nướng
Câu 15:
Trong các quy trình dưới đây, đâu là thứ tự các bước chính xác trong quy trình chung chế biến thực phẩm?
A. Chế biến thực phẩm → Sơ chế món ăn → Trình bày món ăn.
B. Sơ chế thực phẩm → Chế biến món ăn → Trình bày món ăn.
C. Lựa chọn thực phẩm → Sơ chế món ăn → Chế biến món ăn.
D. Sơ chế thực phẩm → Lựa chọn thực phẩm → Chế biến món ăn.
Đáp án: B
Vì: quy trình chung trong chế biến thực phẩm tuân theo ba bước:
+ Bước 1: Sơ chế
+ Bước 2: Chế biến
+ Bước 3: Trình bày
Câu 16:
Mô tả các bước thực hiện trong quy trình chung để trộn hỗn hợp thực phẩm.
Bước 1:…..
Bước 2: ….
Bước 3: …..
Các bước thực hiện trong quy trình chung để trộn hỗn hợp thực phẩm.
Bước 1. Sơ chế nguyên liệu: làm sạch các loại nguyên liệu và cắt, thái phù hợp.
Bước 2: Chế biến món ăn: pha hồn hợp nước trộn, sau đó trộn đều các nguyên liệu với hồn hợp nước trộn.
Bước 3: Trình bày món ăn: sắp xếp món ăn lên đĩa, trang trí đẹp mắt.
Câu 17:
Các hình ảnh dưới đây mô tả quy trình của phương pháp chế biến nào?
A. Trộn dầu giấm C. Ngâm chua thực phẩm
B. Luộc D. trộn nộm
Đáp án: C
Vì:
- Hình 1: Sơ chế nguyên liệu
- Hình 2, 3: Chế biến món ăn
- Hình 3: Trình bày món ăn
Câu 18:
Mô tả các bước để thực hiện món ăn theo những hình ảnh ở câu 13
Mô tả các bước để thực hiện món ăn theo những hình ảnh ở câu 13:
Bước 1. Sơ chế nguyên liệu: làm sạch các loại nguyên liệu và cắt, thái phù hợp.
Bước 2: Chế biến món ăn: pha hồn hợp nước ngâm, sau đó ngâm các nguyên liệu với hồn hợp nước ngâm
Bước 3: Trình bày món ăn: sắp xếp món ăn lên đĩa, trang trí đẹp mắt.
Câu 19:
Cho biết tên các phương pháp chế biến thực phẩm được minh họa bởi các hình ảnh sau
Tên các phương pháp chế biến thực phẩm được minh họa bởi các hình ảnh trên là:
Hình |
Phương pháp |
1 |
Nấu |
2 |
Luộc |
3 |
Rán |
Câu 20:
Điền thông tin vào bảng dưới đây để chỉ ra sự khác nhau giữa 2 phương pháp luộc và kho
Nội dung so sánh |
Luộc |
Kho |
Lượng nước |
|
|
Loại thưc phẩm thường dùng |
|
|
Gia vị |
|
|
Sự khác nhau giữa 2 phương pháp luộc và kho:
Nội dung so sánh |
Luộc |
Kho |
Lượng nước |
Nhiều nước |
Nước vừa phải |
Loại thưc phẩm thường dùng |
Thực phẩm động vật, thực phẩm thực vật. |
Thực phẩm động vật |
Gia vị |
Mì chính, muối |
Mì chính, muối và các gia vị khác tùy từng món cụ thể |
Câu 21:
Kể tên một số món ăn được chế biến bằng các phương pháp làm chín thực phẩm trong nước vào bảng sau
Phương pháp |
Tên món ăn |
Luộc |
|
Nấu |
|
kho |
|
Một số món ăn được chế biến bằng các phương pháp làm chín thực phẩm trong nước theo bảng sau:
Phương pháp |
Tên món ăn |
Luộc |
Thịt lợn luộc, thịt gà luộc, su su luộc, củ cải luộc, su hào luộc, trứng luộc, … |
Nấu |
Canh cà chua nấu thịt bằm, Canh cua nấu rau đay, canh chua nấu cá, canh cà rốt su su nấu sườn lợn, … |
Kho |
Thịt lợn kho tiêu, thịt lợn kho trứng, Cá kho, cá rô kho tộ, sườn lợn kho dứa, … |
Câu 22:
Cho biết điểm khác nhau giữa 2 phương pháp làm chín thực phẩm trong nước dưới đây
Phương pháp luộc |
Phương pháp nấu |
…………………………………. ………………………………….. |
……………………….. ………………………. |
Điểm khác nhau giữa 2 phương pháp làm chín thực phẩm trong nước:
Phương pháp luộc |
Phương pháp nấu |
|
- Chín mềm trong môi trường nhiều nước. - Sử dụng cả thực phẩm động vật và thực vật |
- Chín mềm trong lượng nước vừa phải. - Thường sử dụng thực phẩm động vật. |
Câu 23:
Điền tên các phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo vào từng mô tả dưới đây cho phù hợp.
………..là làm chín thực phẩm với lượng chất béo khá nhiều, đun với lửa vừa. Thực phẩm được tẩm ướp gia vị trước khi làm chín.
……….. là làm chín thực phẩm với lượng chất béo rất ít, đun với lửa vừa. Thực phẩm được nêm nếm gia vị cho vừa ăn trong khi làm chín.
……….. là làm chín thực phẩm với lượng chất béo vừa phải, đun với lửa to trong thời gian ngắn. Thực phẩm được nêm nếm gia vị cho vừa ăn trong khi làm chín.
Điền tên các phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo vào từng mô tả:
Rán là làm chín thực phẩm với lượng chất béo khá nhiều, đun với lửa vừa. Thực phẩm được tẩm ướp gia vị trước khi làm chín.
Rang là làm chín thực phẩm với lượng chất béo rất ít, đun với lửa vừa. Thực phẩm được nêm nếm gia vị cho vừa ăn trong khi làm chín.
Xào là làm chín thực phẩm với lượng chất béo vừa phải, đun với lửa to trong thời gian ngắn. Thực phẩm được nêm nếm gia vị cho vừa ăn trong khi làm chín.
Câu 24:
Đánh dấu √ vào những món ăn được chế biến bằng phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo.
|
Nem rán |
|
Thịt kho |
|
Mực xào rau củ |
|
Thịt bò xào hành tây |
|
Tôm rang thịt ba chỉ |
|
Bánh bao |
|
Trứng hấp thịt |
|
Canh cải nấu cá rô |
|
Cánh gà rán |
Những món ăn được chế biến bằng phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo được đánh dấu √ như sau:
√ |
Nem rán |
|
Thịt kho |
√ |
Mực xào rau củ |
√ |
Thịt bò xào hành tây |
√ |
Tôm rang thịt ba chỉ |
|
Bánh bao |
|
Trứng hấp thịt |
|
Canh cải nấu cá rô |
√ |
Cánh gà rán |
Câu 25:
Nối tên các phương pháp chế biến thực phẩm ở cột A với những mô tả ở cột B cho phù hợp
A |
|
B |
1. Nướng
|
|
a. Làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. Thực phẩm dạng lỏng thường được đặt trong bát hoặc thố. |
2. Chưng |
|
b. Làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của nguồn nhiệt. Thực phẩm sau khi tẩm, ướp gia vị được làm chín đều các mặt. |
3. Hấp |
|
c. Làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. Thực phẩm được đặt trên các vỉ có lỗ thoát hơi nước |
Nối tên các phương pháp chế biến thực phẩm ở cột A với những mô tả ở cột B như sau:
A - B |
1. Nướng b. Làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của nguồn nhiệt. Thực phẩm sau khi tẩm, ướp gia vị được làm chín đều các mặt. |
2. Chưng a. Làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. Thực phẩm dạng lỏng thường được đặt trong bát hoặc thố. |
3. Hấp c. Làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. Thực phẩm được đặt trên các vỉ có lỗ thoát hơi nước |
Câu 26:
Cho biết các dụng cụ dưới đây được dùng để chế biến thực phẩm theo phương pháp nào
Các dụng cụ trên được dùng để chế biến thực phẩm theo phương pháp thể hiện trong bảng sau:
Hình |
Phương pháp chế biến |
a |
Phương pháp hấp |
b |
Phương pháp nướng |
c |
Phương pháp chưng |
Câu 27:
Hỗn hợp nước trộn trong món trộn dầu giấm gồm những nguyên liệu nào dưới đây?
A. Giấm, đường, nước mắm, ớt, tỏi, chanh.
B. Nước mắm, đường, tỏi, ớt, chanh.
C. Giấm, đường, dầu ăn, chanh, tỏi phi.
D. Chanh, dầu ăn, đường, nước mắm.
Đáp án: C
Vì: sốt dầu giấm nên phải có gia vị dầu và giấm. Như vậy trong các đáp án trên, chỉ có đáp án C là đủ cả hai gia vị trên.
Câu 28:
Điền từ Nên/ Không nên vào chỗ trống trong những phát biểu sau cho phù hợp.
a. ……………… mua thực phẩm tươi sống.
b. ……………… dùng thực phẩm quá hạn sử dụng.
c. ………………. dùng khoai tây, khoai lang đã mọc mầm.
d. ……………….. sử dụng nước sạch để chế biến thực phẩm.
e. ……………….. sử dụng thực phẩm biến chất, bị biến đổi màu sắc, ôi thiu.
f. ……………….. rửa kĩ các loại thực phẩm tươi sống trước khi chế biến.
Điền từ Nên/ Không nên vào chỗ trống:
a. ……Nên………… mua thực phẩm tươi sống.
b. ……Không nên………… dùng thực phẩm quá hạn sử dụng.
c. ……Không nên…………. dùng khoai tây, khoai lang đã mọc mầm.
d. ………Nên……….. sử dụng nước sạch để chế biến thực phẩm.
e. ………Không nên……….. sử dụng thực phẩm biến chất, bị biến đổi màu sắc, ôi thiu.
f. ………Nên……….. rửa kĩ các loại thực phẩm tươi sống trước khi chế biến.
Câu 29:
Hãy tìm hiểu giá mua các nguyên liệu cần dùng và tính chi phí để chế biến một món rau trộn dầu giấm cho 4 người ăn.
Giá mua các nguyên liệu cần dùng và tính chi phí để chế biến một món rau trộn dầu giấm cho 4 người ăn.
STT |
Nguyên liệu |
Chi phí (đồng) |
1 |
Xà lách |
1 lạng x 5 000 = 5 000 |
2 |
Giá đỗ |
1 lạng x 2 000 = 2 000 |
3 |
Trứng gà |
1 quả x 3 000 = 3 000 |
4 |
Hành tây |
1 củ x 3 000 = 3 000 |
5 |
Dưa chuột |
1 quả x 3 000 = 3 000 |
6 |
Cà chua |
1 quả x 2 000 = 2 000 |
|
Tổng |
5 000 + 2 000 + 3 000 + 3 000 + 3 000 + 2 000 = 18 000 đồng |