Giải SBT Hoạt động trải nghiệm 6 có đáp án - Bộ sách Chân trời sáng tạo
Giải SBT Hoạt động trải nghiệm 6 CTST Chủ đề 1: Khám phá lứa tuổi và môi trường học tập mới có đáp án
-
887 lượt thi
-
19 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Viết vào chỗ trống người mà em có thể chia sẻ những băn khoăn khi bước vào trường trung học cơ sở
TT |
Băn khoăn của em |
Người mà em chia sẻ |
1 |
Kiến thức của các môn học rất nhiều, em sợ không hoàn thành được hết bài vở. |
Giáo viên, anh chị |
2 |
Em chưa có bạn thân trong lớp. |
Ba mẹ, anh chị hoặc những người mà em tin tưởng |
3 |
Em nói năng chưa lưu loát. |
Giáo viên, bố mẹ |
4 |
Em chưa tự tin khi tiếp xúc với thầy cô và bạn mới. |
Ba mẹ, những người em cảm thấy tin tưởng |
Câu 2:
Em không biết rằng đến với môi trường mới mình sẽ thay đổi như thế nào? – người em chia sẻ là bố mẹ.
Không biết thầy cô có còn như cấp 1 không? – người em chia sẻ là bố mẹ, anh chị trong nhà.
Em sẽ làm quen các bạn mới như thế nào? – người em chia sẻ là bố mẹ, anh chị.
Em sợ mình không theo kịp kiến thức - người chia sẻ là thầy, cô giáo.
Câu 3:
Tìm hiểu sự thay đổi của bản thân
a.
- Học sinh đánh dấu X vào những thay đổi của cá nhân.
- Những thay đổi của cơ thể em: cao lên, nặng hơn, vỡ giọng.
b.
- Nổi mụn trứng cá
- Mùi cơ thể
- Tâm lý bất
Những biện pháp phù hợp để phát triển vóc dáng của bản thân là:
- Tập thể dục, thể thao thường xuyên.
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Ngủ đủ giấc.
- Nghỉ ngơi hợp lí.
c.
Những biện pháp phù hợp để phát triển vóc dáng của bản thân là:
- Tập thể dục, thể thao thường xuyên.
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Ngủ đủ giấc.
- Nghỉ ngơi hợp lí.
Câu 4:
Tìm hiểu những mong muốn của bản thân.
a. Đánh dấu X vào mức độ phù hợp nhất với mong muốn của em.
b. Đánh dấu X vào dưới những biện pháp em đã thực hiện để giúp mọi người đều vui vẻ.
a.
Rất đúng: 1,3,4,5,8
Gần đúng: 2,6,7
Không đúng:
b.
Những biện pháp em đã thực hiện để giúp mọi người đều vui vẻ là:
- Luôn tươi cười với bạn.
- Biết khen và động viên bạn.
- Hoà đồng với tất cả các bạn.
- Hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ bạn.
- Yêu thương bạn và không bắt nạt.
- Sẵn sàng tha thứ, khoan dung với bạn.
- Đối xử công bằng với tất cả mọi người.
Câu 5:
Học sinh kể tên một số nét đặc trưng ở bản thân mình.
Ví dụ:
Câu 6:
Dựa vào tình huống sau, em hãy:
- Đánh dấu X vào nếu là đặc điểm của A.
- Đánh dấu X vào nếu là đặc điểm của em.
STT |
Biện pháp |
Kết quả rèn luyện |
1 |
Luôn nghĩ đến điều tích cực của người khác. |
Em không giận giữ vô cớ với mọi người xung quanh. |
2 |
Không giữ suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực trong mình. |
Em vui vẻ và có thời gian để làm những công việc mình yêu thích. |
3 |
Hít thật sâu và thở ra chậm để giảm tức giận. |
Em đã bình tĩnh hơn, không còn cáu giận mọi người xung quanh. |
4 |
Không phản ứng, không nói khi đang bực tức. |
Em đã bình tĩnh hơn, không còn cáu giận mọi người xung quanh. |
5 |
Mở lòng chia sẻ khi mình đã có đủ bình tĩnh. |
Em đã hiểu và chia sẻ với mọi người xung quanh, tránh việc cáu giận với mọi người xung quanh. |
Câu 7:
Viết lí do những việc làm trong bảng dưới đây giúp em trở nên tự tin hơn. Chia sẻ kết quả rèn luyện của em.
STT |
Việc em làm |
Lí do giúp em tự tin |
Kết quả rèn luyện |
1 |
Luôn giữ quần áo gọn gàng, sạch sẽ. |
Tạo vẻ ngoài chỉn chu, dễ gây thiện cảm với mọi người xung quanh. |
Em cảm thấy yên tâm trong môi trường mới. |
2 |
Tập nói to, rõ ràng. |
Để giao tiếp tự tin, cần có ngôn ngữ lưu loát và diễn đạt rõ ràng. Với những người hạn chế về ngôn ngữ thì việc rèn luyện này rất tốt để tự tin hơn trong giao tiếp,… |
Em tự tin hơn trong giao tiếp. |
3 |
Tập thể dục, thể thao. |
Làm cho cơ thể khoẻ mạnh, khắc phục được những nhược điểm của cơ thể; khoẻ mạnh thường tạo cho tâm hồn vui vẻ nên dễ lấy được sự tự tin. |
Em khắc phục được những nhược điểm của cơ thể; khoẻ mạnh và từ đó tâm hồn vui vẻ. |
4 |
Thể hiện năng khiếu. |
Tạo sự tự tin, khẳng định năng lực và giá trị của bản thân; tạo động lực phát triển cho bản thân. |
Em tự tin khẳng định giá trị bản thân; tạo động lực phát triển cho bản thân. |
5 |
Đọc sách về khám phá khoa học. |
Tăng sự hiểu biết, tạo khả năng khác biệt để có thể tự tin chia sẻ và yêu bản thân mình hơn,… |
Em hiểu biết hơn, tự tin chia sẻ với mọi người xung quanh. |
6 |
Tích cực tham gia hoạt động chung. |
Tạo các mối quan hệ, mạnh dạn trong công việc và tự tin trong xử lí tình huống có vấn đề. |
Em có nhiều bạn hơn. |
Câu 8:
Đánh dấu X vào chỗ trống phù hợp với việc thực hiện các hướng dẫn để học tốt hơn ở trung học cơ sở.
- Luôn luôn: 1, 2, 3
- Thỉnh thoảng: 4
- Hiếm khi:
Câu 9:
Câu 10:
Viết các thông tin vào bảng dưới đây để thực hiện ba sở thích của em.
Sở thích |
Thời gian thực hiện |
1. Đá bóng |
Sau giờ học (16h30 – 17h30) hàng ngày |
2. Đọc sách |
Mỗi ngày 30 phút sau giờ tự học (21h30 – 22h) |
3. Nghe nhạc |
Cuối tuần |
Câu 11:
Đánh dấu X vào mức độ tương ứng với việc thực hiện các hướng dẫn của em để thích ứng tốt hơn với sự thay đổi của bản thân và môi trường học tập mới.
Luôn luôn: 1, 3, 5
Thỉnh thoảng: 2, 4
Hiếm khi:
Câu 12:
Bạn H. đã lên trung học cơ sở nhưng vẫn mong được học ở tiểu học. Em đề xuất biện pháp giúp bạn H. hoà nhập với môi trường học tập mới.
Đề xuất biện pháp giúp bạn H. hoà nhập với môi trường học tập mới là:
- Chủ động kết bạn, làm quen với những bạn học cùng lớp, cùng trường.
- Tham gia các hoạt động ngoại khoá.
- Chia sẻ với bố mẹ, thầy cô và anh chị để tìm cách giải quyết.
Câu 13:
Những từ/cụm từ chỉ những đặc điểm, đức tính, sở thích, khả năng mà em yêu thích ở bản thân mình là:
- Hoà đồng, vui vẻ, biết yêu thương, biết lắng nghe,…
Câu 14:
Học sinh thực hành làm các sản phẩm để thể hiện hình ảnh của bản thân.
Gợi ý:
Học sinh thiết kế sản phẩm thể hiện hình ảnh đáng tự hào của bản thân và trình bày theo các tiêu chí sau:
- Nội dung: sở thích, khả năng, tính cách đặc trưng nào đó,…
- Phong cách trình bày: tự tin, tương tác với các bạn,…
- Ngôn ngữ: lưu loát, rõ ràng và có biểu cảm,…
Câu 15:
- Thuận lợi:
+ Các bạn và thầy cô cởi mở giúp em đỡ ngại ngùng và giao tiếp tốt hơn.
+ Em đã biết được sở thích của mình và dự định sẽ theo đuổi nó.
+ Em đã xây dựng được thời gian biểu hợp lí.
- Khó khăn:
+ Em còn chưa kiểm soát được cảm xúc cá nhân tốt.
+ Nhiều bạn trong lớp còn khép mình, chưa muốn chơi với em.
+ Em còn chưa áp dụng được phương pháp học tập cho nhiều môn học.
Câu 16:
Đánh dấu X vào mức độ phù hợp với em.
TT |
Nội dung đánh giá |
Hoàn toàn đồng ý |
Đồng ý |
Không đồng ý |
1 |
Em thấy lo lắng về những thay đổi của cơ thể mình. |
x |
|
|
2 |
Em tự hào về những sở thích và khả năng của mình. |
|
x |
|
3 |
Em biết điều chỉnh bản thân để phù hợp với môi trường giao tiếp. |
|
x |
|
4 |
Em đã biết cách hoà đồng cùng các bạn trong lớp. |
|
x |
|
5 |
Em mạnh dạn hỏi thầy cô khi không hiểu. |
|
|
x |
6 |
Em có nhiều bạn. |
|
x |
|
7 |
Em đã quen với cách học ở trung học cơ sở. |
|
|
x |
8 |
Em biết kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn. |
x |
|
Câu 17:
Học sinh ghi lại những nhận xét của bạn bè về cá nhân em.
- Hoà đồng, biết yêu thương, biết chia sẻ.
- Còn hay nóng giận.
Câu 18:
Học sinh ghi lại những nhận xét của bố mẹ, anh chị về cá nhân em.
- Trưởng thành hơn, biết giúp đỡ mọi người.
- Đã làm quen và thích nghi với môi trường mới.
Câu 19:
Em cần tiếp tục rèn luyện những kĩ năng như:
- Tập trung trong giờ học.
- Kiểm soát cảm xúc cá nhân.