Giải SGK Địa lý 10 Chương 3: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí
Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
-
4163 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao miền ven Đại Tây Dương của Tây Bắc châu Phi cũng nằm ở vĩ độ như ờ nước ta, nhưng có khí hậu nhiệt đới khô, còn nước ta lại có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều?
Trả lời:
- Tây Bắc châu Phi có khí hậu nhiệt đổi khô vì nằm I khu vực cao áp thường xuyên, gió chủ yếu là gió mậu dịch, ven bờ lại có dòng biển lạnh.
- Nước ta nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, không bị cao áp ngự trị thường xuyên.
Câu 2:
Dựa vào kiến thức đã học và hình 13.1 (trang 51 SGK), giải thích tình hình phân bố mưa ở các khu vực: Xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.
Trả lời:
Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ.
- Khu vực Xích đạo lượng mưa nhiều nhất do khí áp thấp, nhiệt độ cao; khu vực chủ yếu là đại dương và rừng xích đạo ẩm ướt, nước bốc hơi mạnh.
- Hai khu vực chí tuyến mưa ít do khí áp cao, tỉ lệ diện tích lục địa tương đôi lớn.
- Hai khu vực ôn đới mưa trung bình, khí áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào.
- Hai khu vực địa cực mưa ít nhất, do khí áp cao, do không khí lạnh, nước không bốc hơi lên được.
Câu 3:
Dựa vào hình 13.2 (trang 52 SGK và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích tình hình phân bố mưa nên các lục địa theo vĩ tuyến 4B từ Đông sang Tây
Trả lời:
Lượng mưa phân bố không đều trên các lục địa theo vĩ độ 40o B từ Đông sang Tây:
- Bờ biên ven các lục địa mưa nhiều do có tính chất đại dương, càng vào sâu trong lục địa lượng mưa giảm.
- Ven biển ở Bắc Mỹ và châu Âu, do có dòng biển nóng đi qua nên mưa nhiều hơn ven biển các lục địa khác.
Câu 4:
Hãy trình bày những nhãn tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
Lời giải:
- Khí áp
+ Các khu khí áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp ngưng tụ thành giọt sinh ra mưa. Các vùng áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất.
+ Ở các khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không cổ gió thổi đến, nên mưa rất ít hoặc không có mưa. Vì thế, dưới các khu cao áp còn chí tuyến thường là những hoang mạc lớn.
- Frông
+ Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Dọc các frông nóng (khối khí nóng đẩy lùi khối khí lạnh) cũng như frông lạnh (khối khí lạnh đẩy lùi khối khí nóng , không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây ra mưa trên cả frông nóng và frông lạnh.
+ Miền có Frông, nhất là miền có dải hội tụ nhiệt đới đi qua, thường mưa nhiều. Đó là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.
- Gió
+ Những vùng sâu trong các lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít; mưa ở đây chủ yếu do sự ngưng kết hơi nước bốc hơi từ hồ, ao, sông và rừng cây bốc lên.
+ Miền có gió mậu dịch ít mưa, vì gió này chủ yếu là gió khô.
+ Miền có gió mùa mưa nhiều, vì gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào đem theo nhiều hơi nước.
- Dòng biển
+ Bờ đại dương gần nơi có dòng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều, vì không khí trôn dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào bờ gây mưa.
+ Bờ đại dương gần nơi có dòng biển lạnh đi qua mưa ít, vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được.
- Địa hình
+ Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều. Tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa.
+ Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.
Câu 5:
Dựa vào hình 13.1 (trang 51 SGK), hãy trình bày và giải thích tình hình lượng mưa thay đổi theo vĩ độ.
Lời giải:
- Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ: Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo, nhiều ở hai vùng ôn đới ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam, tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam, càng ít khi càng về hai cực Bắc và Nam.
- Lượng mưa không đều do ảnh hưởng của đại dương: Mưa nhiều hay ít tuỳ thuộc vị trí gần đại dương hay xa đại dương và dòng biển nóng hay dòng biển lạnh chảy ven bờ. Ở nhiệt đới, bờ đông lục địa, mưa nhiều hơn ở bờ tây; ở ôn đới, bờ tây mưa nhiều hơn bờ đông. Càng vào sâu trong nội địa, mưa càng ít.
Câu 6:
Dựa vào hình 13.2 (trang 52 - SGK) và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích tình hình phân bố lượng mưa trên các lục địa từ vĩ tuyến 30oB từ Đông sang Tây.
Gợi ý câu trả lời:
Lượng mưa phân bố không đều trên các lục địa dọc vĩ tuyến 30oB:
- Trên lục địa Bắc Mĩ: phía Đông lượng mưa lớn hơn (1001 - 2000 mm/năm) do ảnh hưởng của dòng biển nóng, phía Tây lượng mưa nhỏ (< 500 mm/năm) do ảnh hưởng của dòng biển lạnh.
- Khu vực Bắc Phi và Tây Nam Á lượng mưa rất thấp (201 - 500 mm/năm, có nơi < 201 mm/năm) do chịu sự thống trị thường xuyên của áp cao chí tuyến, diện tích lục địa lớn, ven biển phía Tây Bắc chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh.
- Phía Đông thuộc khu vực Nam Á, Đông Á có lượng mưa lớn (> 1000 mm/năm) do nằm trong vùng hoạt động của gió mùa.