Bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải
-
1501 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hãy tìm ví dụ chứng minh rằng những tiến bộ, của ngành vận tải đã có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới.
Trả lời:
- Những tiến bộ cùa giao thông vận tải làm cho tốc độ vận tải người và hàng hóa tăng lên, chi phí thời gian cho vận chuyển giảm xuống, đồng thời làm cho các chi phí vận chuyến giảm đáng kể, trong khi mức độ tiện nghi, an toàn tăng lên. Vì vậy, các cơ sở sản xuất đạt tại các vị trí gần các tuyến vận tải lên, các đầu mối giao thông vận tải cũng đồng nghĩa là gần nguồn nguyên liệu và gần nơi tiêu thụ. Việc giảm đáng kể chi phí vận tải ở nhiều nước đã có ảnh hưởng sâu sắc tới bức tranh phân bố của nhiều ngành sản xuất, nhất là các ngành đòi hỏi nhiều chi phí vận tải trong cơ cấu giá thành sản phẩm.
- Do sự tiến bộ của giao thông vận tải, nên dân cư không cần tập trung nơi công sở (nơi họ làm việc.) hay gần các trung tâm thành phố, nơi cung cấp các dịch vụ đa dạng. Họ có thể ở xa hơn tại các vùng ngoại thành, cách xa nơi làm việc hàng chục km mà vẫn đi về hàng ngày. Chính điều này làm cho các thành phố lớn có thể phát triển rộng trên không gian và phát triển nhanh. Còn ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, cũng nhờ có giao thông vận tải mà có thể di dân với quy mô lớn đến khai khẩn tài nguyên...
Câu 2:
Em hãy kể một số loại phương tiện vận tải đặc trưng của vùng hoang mạc, của vùng băng giá gần Cực Bắc.
Trả lời:
- Ở vùng hoang mạc: lạc đà (thô sơ) và các phương, tiện hiện đại (ô tô, trực thăng,.,).
- Ở vùng băng giá gần Cực Bắc: xe quệt (thô sơ) và các phương tiện hiện đại (tàu phá băng nguyên tử, trực thăng...).
Câu 3:
Theo em, thì mạng lưới sông ngòi đày đặc của nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến ngành giao thông vận tải?
Trả lời:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho ngành vận tải đường sông (chính vì thế ở nước ta vân tải đường sông có khối lượng vận chuyển hàng hóa đứng thứ hai sau đường bộ).
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc không thuận lợi cho vận tải đường ô tô và đường sắt, đòi hỏi phải làm nhiều cầu, phà... và dễ gây tắc nghẽn giao thông trong mùa lũ. Điều này rất rõ đối với các tuyến đường chạy theo hướng Bắc - Năm (quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất).
Câu 4:
Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở các hoang mạc nhiệt đới có ảnh hưởng đến ngành giao thông vận tải như thế nào?
Trả lời:
- Ở hoang mạc không có điều kiện phát triển ngành vận tải đường sông và đuờng sắt.
- Vận tải bằng ô tô ở hoang mạc cũng trở ngại do cát bay, bão cát sa mạc. Phương tiện vận tải phải có thiết kế đặc biệt để chống lại cái nóng dữ dội và để tránh ăn mòn do cát bay.
- Vận tải bằng trực thăng ở hoang mạc có ưu việt.
- Vận tải bằng gia súc (lạc đà) là phổ biển.
Câu 5:
Dựa vào sơ đồ (trang 140 - SGK) và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của công nghiệp tới sự phát triển và phân bố cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.
Trả lời:
- Sự phát triển các trung tâm công nghiệp lớn và sự tập trung hóa lãnh thổ sản xuất công nghiệp sẽ làm tăng nhu cầu vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu và sản phẩm, làm mở rộng vùng cung cấp nguyên, nhiên liệu và vùng tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, phát triển các trung tâm công nghịệp lớn và sự tập trung hóa lãnh thổ công nghiệp sẽ làm tăng khối lượng hàng, hóa vận chuyển và luân chuyển, làm tăng cự li vận chuyển.
Câu 6:
Em hãy liệt kê các loại phương tiện vận tải khác nhau tham gia vào giao thông vận tải thành phố.
Trả lời:
- Xe ô tô, xe bus, tàu điện ngầm, xích lô,...
Câu 7:
Tại sao người ta nói: Để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước?
Lời giải:
- Giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giữa miền núi với đồng bằng, nhờ thế sẽ giúp phá được thế "cô lập", "tự cấp tự cung" của nền kinh tế.
- Sẽ có điều kiện khai thác các tài nguyên thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành được các nông, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị, thúc đẩy sự thu hút dân cư từ đồng bằng lớn miền núi.
- Như vậy, sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tê ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hóa, giáo dục, y tế) cũng có điểu kiện phát triển.
Câu 8:
Chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên ảnh hường chủ yếu đến công việc xây dựng, khai thác mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải.Chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên ảnh hường chủ yếu đến công việc xây dựng, khai thác mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải.
Lời giải:
Một số dẫn chứng:
- Ở các đảo quốc (Nhật Bản, Anh. In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin,...) ngành hàng hải có vai trò to lớn.
- Ở vùng hoang mạc: lạc đà (thô sơ) và các phương tiện hiện đại (ô tô, trực thăng...).
- Ở vùng băng giá gần cực Bắc: xe quệt (thô sơ) và các phương tiện hiện đại (tàu phá bãng nguyên tử, trực thăng...).
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho ngành vận tải đường sông nhưng không thuận lợi cho vận tải đường ố tô và đường sắt, đòi hỏi phải làm nhiều cầu, phà... và dễ gây tắc nghẽn giao thông trong mùa lũ.
- Ở hoang mạc không có điều kiện phát triển ngành vận tải đường sông và đường sắt. Vận tải bằng ô tô ở hoang mạc cũng trở ngại dọ cát bay, bão cát sa mạc. Phương tiện vận tải phải có thiết kế đặc biệt để chống lại cái nóng dữ dội và để tránh ăn mòn do cát bay, Vận tải bằng trực thăng ở hoang mạc có ưu việt. Vận tải bằng gia súc (lạc đà) là phổ biến.
Câu 9:
Chứng minh rằng các điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải.
Lời giải:
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.
+ Trước hết, các ngành kinh tế khác là khách hàng của ngành giao thông vận tải. Tình hình phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển kinh tế của các vùng, quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định mật độ mạng lưới giao thông vận tải, các loại hình vận tải, hướng và cường độ của các luồng vận chuyển.
Ví dụ: Sự phát triển các trung tâm công nghiệp lớn và sự tập trung hóa lãnh thổ sản xuất công nghiệp sẽ làm tăng nhu cầu vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu và sản phẩm, làm mở rộng vùng cung cấp nguyên, nhiên liệu và vùng tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, phát triển các trung tâm công nghiệp lớn và sự tập trung hóa lãnh thổ công nghiệp sẽ làm tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển, làm tăng cự li vận chuyển.
+ Sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí vận tải, công nghiệp xây dụng cho phép duy trì và tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành giao thông vận tải.
- Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
Câu 10:
Hãy tính cự li vận chuyển trung bình về hàng hóa của một số loại phương tiện vận tải ở nước ta năm 2003 theo bảng số liệu (trang 141 - SGK).
Gợi ý:
Cự li vận chuyển trung bình = Khối lượng luân chuyển : Khối lượng vận chuyển
Phương tiện vận tải | Cự li vận chuyển trung bình (km) |
Đường sắt | 325,0 |
Đường ôtô | 53,5 |
Đường sông | 93,0 |
Đường biển | 1994,9 |
Đường hàng không | 2348,9 |
Tổng số | 2299,1 |
(Lưu ý: Đơn vị, một cái là nghìn tấn, một cái là triệu tấn.km, các bạn nên đổi Khối lượng luân chuyển về nghìn tấn.km)