IMG-LOGO

Bài 26: Ứng dụng của nam châm

  • 4888 lượt thi

  • 4 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tại sao khi đóng công tắc K để dòng điện chạy vào trong mạch điện 1 thì động cơ M ở mạch điện 2 làm việc?

Xem đáp án

Lời giải

Vì khi trong mạch 1 có dòng điện thì nam châm điện hút thanh sắt và đóng mạch điện 2. Khi đó có dòng điện qua động cơ M ở mạch điện 2 nên động cơ M làm việc.


Câu 2:

Nghiên cứu sơ đồ hình 26.4 SGK để nhận biết các bộ phận chính của hệ thông chuông báo động và cho biết:

- Khi đóng cửa, chuông có kêu không? Tại sao?

- Tại sao chuông lại kêu khi cửa bị hé mở?

Xem đáp án

Lời giải

- Khi đóng cửa, mạch điện 1 kín, có dòng điện qua nam châm điện N. Nam châm sẽ hút được miếng sắt non S → mạch điện 2 bị ngắt → chuông sẽ không kêu.

- Chuông kêu vì cửa mở đã làm mạch điện 1 hở, nam châm điện mất hết từ tính, sẽ nhả miếng sắt non làm miếng sắt rơi xuống và tự động đóng mạch điện 2 → có dòng điện chạy qua chuông làm chuông kêu.


Bắt đầu thi ngay