Giải Tiếng Việt lớp 2 Ôn tập cuối học kì I Tuần 18
-
143 lượt thi
-
22 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tìm các từ chỉ sự vật trong câu sau :
Dưới ô cửa máy bay hiện ra nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm, núi non.
Các từ chỉ sự vật bao gồm: con người, cây cối, con vật, đồ vật,...
Các từ chỉ sự vật là: ô cửa, máy bay, nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm, núi non.
Câu 2:
Viết bản tự thuật theo mẫu đã học.
Em hãy tham khảo lại bản tự thuật của bạn Thanh Hà (Tiếng Việt 2-tập 1, trang 7) và điền đầy đủ, chính xác thông tin của mình vào bản tự thuật.
HƯỚNG DẪN VIẾT
TỰ THUẬT
Họ và tên: Lê Thu Hoài
Nam, nữ: Nữ
Ngày sinh: 14-6-2009
Nơi sinh: Lạng Sơn
Quê quán: xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
Nơi ở hiện nay: xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
Học sinh lớp: 2B
Trường: Tiểu học Chi Lăng
Chi Lăng, ngày 13 tháng 1 năm 2018
Người tự thuật
Hoài
Lê Thu Hoài
Câu 3:
Em hãy đặt câu :
Em hãy quan sát 3 bức tranh và giới thiệu về bản thân, tùy mỗi tình huống em sẽ giới thiệu với các thông tin khác nhau.
- Tranh 1 : Cháu chào cô ạ ! Cháu tên là Vân Anh, bạn cùng lớp với Ngọc. Cô cho cháu hỏi Ngọc có ở nhà không ạ ?
- Tranh 2 : Cháu chào bác ạ ! Cháu tên là Đức, cháu là con bố Hoàng. Bác cho cháu mượn cái kìm nhé.
- Tranh 3 : Em chào cô ạ. Em là học sinh lớp 2B. Cô có thể cho lớp chúng em mượn lọ hoa trong buổi học ngày hôm nay được không ạ ?
Câu 4:
Dùng dấu chấm ngắt đoạn sau thành 5 câu rồi viết lại cho đúng chính tả.
Em hãy đọc diễn cảm, ngắt hơi đúng và điền đúng dấu chấm. Chú ý: sau dấu chấm phải viết hoa.
Đầu năm học mới, Huệ nhận được quà của bố. Đó là một chiếc cặp rất xinh. Cặp có quai đeo. Hôm khai giảng, ai cũng phải nhìn Huệ. Với chiếc cặp mới Huệ thầm hứa học chăm, học giỏi cho bố mẹ vui lòng.
Câu 5:
Thi tìm nhanh một số bài tập đọc trong sách Tiếng Việt 2, tập một theo mục lục.
Em tìm các bài tập đọc bằng cách theo dõi cột phân môn và nội dung trong phần mục lục.
Tập đọc : Câu chuyện bó đũa, trang 112 (Chủ điểm Anh em)
- Tập đọc : Hai anh em, trang 119 (Chủ điểm Anh em)
Câu 6:
Đoạn văn sau có 8 từ chỉ hoạt động. Em hãy tìm 8 từ ấy.
Em hãy đọc kĩ đoạn văn và tìm các từ chỉ hoạt động, cử chỉ của bác mèo mướp và chú gà trống. Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá. Trong bếp, bác mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm. Bác lim dim đôi mắt, luôn miệng kêu : “Rét ! Rét !” Thế nhưng, mới sớm tinh mơ, chú gà trống đã chạy tót ra giữa sân. Chú vươn mình, dang đôi cánh to, vỗ phành phạch, rồi gáy vang : “Ò … ó … o ... o !”
Đoạn văn ở bài tập 2 có những dấu câu sau : dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm than, dấu ba chấm.
Câu 7:
Trên đường, chú công an gặp một em nhỏ đang khóc. Chú hỏi :
- Vì sao cháu khóc ?
Em nhỏ trả lời :
- Cháu không tìm thấy mẹ.
Nếu em là chú công an, em sẽ hỏi thêm những gì để đưa em nhỏ về nhà ?
Em hãy đóng vai chú công an và hỏi em bé những thông tin cần thiết như: Tên bố mẹ, địa chỉ, số điện thoại của bố mẹ.
- Cháu tên là gì ?
- Bố mẹ cháu tên lả gì ?
- Địa chỉ nhà cháu ở đâu ?
- Cháu có có thể đọc cho chú số điện thoại của bố mẹ (người thân) mình không ?
Câu 8:
Tìm từ ngữ chỉ hoạt động trong mỗi tranh dưới đây. Đặt câu với từ ngữ đó
Em quan sát hoạt động của các bạn nhỏ trong mỗi bức tranh và đặt câu hoàn chỉnh.
(1) Tập thể dục
Các bạn đang tập thể dục.
(2) Vẽ
Hai bạn nhỏ đang vẽ tranh.
(3) Học
Bạn Nam ngồi học ngay ngắn.
(4) Cho gà ăn
Bé cho gà ăn thóc.
(5) Quét sân
Lan đang quét sân giúp mẹ.
Câu 9:
Ghi lại lời của em :
Em nói lời mời, nhờ, đề nghị với thái độ lịch sự và lễ phép với người lớn.
a) Mời cô hiệu trưởng đến dự buổi họp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 ở lớp em.
- Thưa cô, thay mặt cho lớp 2E, em kính mời cô tới tham dự buổi liên hoan chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 ạ vào 2 giờ chiều nay ạ.
b) Nhờ bạn khênh giúp cái ghế.
- Bạn có thể khênh giúp mình cái ghế này được không ?
c) Đề nghị các bạn ở lại họp Sao Nhi đồng.
- Vào cuối buổi học, đề nghị các bạn ở lại họp Sao Nhi đồng.
Câu 10:
Kể chuyện theo tranh, rồi đặt tên cho câu chuyện :
Em hãy quan sát hoạt động của mỗi nhân vật trong bức tranh và kể lại câu chuyện :
- Quang cảnh xe cộ trên đường phố.
- Bà cụ muốn đi đâu ?
- Bạn nhỏ làm gì để giúp đỡ bà ?
- Tranh 1 :
Một bà cụ đang đứng trên vỉa hè. Có vẻ như bà đang muốn sang đường nhưng đường phố nhiều xe quá, bà cứ ngập ngừng một hồi lâu.
- Tranh 2 :
Thấy vây, cậu bé bước tới và hỏi bà :
- Cháu có thể giúp gì cho bà ạ ?
- Chào cháu. Bà đang muốn sang phía bên kia đường nhưng xe cộ đông đúc quá.
Cậu bé nhanh nhảu đáp :
- Vậy thì cháu sẽ dẫn bà sang đường ạ
- Tranh 3 :
Cậu bé nắm lấy tay bà cụ rồi bước chầm chậm xuống lòng đường. Cụ nở nụ cười ấm áp, hiền từ vì cậu bé thật ngoan. Cuối cùng cậu đã giúp bà qua đường an toàn.
→ Em có thế đặt tên câu chuyện là : Một việc làm tốt, Giúp bà, Sang đường...
Câu 11:
Em đến nhà bạn để báo cho bạn đi dự Tết Trung thu nhưng cả gia đình bạn đi vắng. Hãy viết lại lời nhắn tin cho bạn.
Em nhớ để lại thông tin như: thời gian và địa điểm tổ chức Tết Trung thu để bạn được biết.
9 giờ, 16 – 9
Nga ơi,
Tớ đến nhà nhưng gia đình cậu lại đi vắng. Tớ đến thông báo với cậu 17 giờ chiều mai tới trường dự Tết Trung thu nhé. >
Câu 12:
Tìm các từ chỉ đặc điểm của người và vật trong những câu sau đây :
Các từ chỉ đặc điểm như: màu sắc, tính chất, hình dáng,... của sự vật.
Các từ chỉ đặc điểm của người và vật trong mỗi câu đó là:
a) Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá.
b) Mấy bông hoa vàng tươi như những đốm nắng đã nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát.
c) Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, Bắc đã đứng đầu lớp.
Câu 13:
Cô giáo (thầy giáo) lớp 1 của em đã chuyển sang dạy ở một trường khác. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, em hãy viết bưu thiếp chúc mừng cô (thầy).
Em viết bưu thiếp cho với tình cảm yêu thương cùng những lời chúc tốt đẹp dành cho thầy cô.
HƯỚNG DẪN VIẾT
19 – 11 – 2018
Cô Lan yêu quý !
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, em kính chúc cô mạnh khỏe và hạnh phúc và công tác tốt.
Học trò cũ của cô
Ngọc
Lê Minh Ngọc
Câu 14:
Nói lời đáp của em :
a) Khi bà bảo em giúp bà xâu kim.
b) Khi chị bảo em giúp chị nhặt rau nhưng em chưa làm bài xong.
c) Khi một bạn ở lớp nhờ em giúp bạn làm bài trong giờ kiểm tra.
d) Khi bạn mượn em cái gọt bút chì.
Tùy vào mỗi tình huống, em đáp lại với thái độ lịch sự, nhã nhặn và lễ phép với người lớn.
a) Khi bà bảo em giúp bà xâu kim.
- Vâng, cháu xâu giúp bà luôn đây ạ.
b) Khi chị bảo em giúp chị nhặt rau nhưng em chưa làm bài xong.
- Chị chờ em một chút nhé. Làm xong bài rồi em sẽ giúp chị ngay.
c) Khi một bạn ở lớp nhờ em giúp bạn làm bài trong giờ kiểm tra.
- Xin lỗi, mình không thể giúp bạn được.
d) Khi bạn mượn em cái gọt bút chì.
- Bạn cầm lấy đi.
Câu 15:
Viết khoảng 5 câu nói về một bạn lớp em.
- Bạn ấy tên là gì ?
- Bạn có đặc điểm gì nổi bật ?
- Bạn học tập ra sao ?
- Em mong muốn tình bạn đó sẽ thế nào ?
Trong lớp, em rất quý mến bạn Hoàng Anh. Đó là một cậu bạn thông minh, nhanh nhẹn và luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè. Hoàng Anh rất chăm học. Ngoài ra, bạn ấy còn chơi đàn pi-a-no rất giỏi. Em mong muốn tình bạn của chúng em sẽ ngày càng lâu dài và bền chặt.
Câu 16:
Cò và Vạc
Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu, bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe.
Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc đành chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.
Ngày nay, lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên bụi tre giở sách ra đọc.
TRUYỆN CỔ VIỆT NAM
Dựa theo nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây :
Cò là một học sinh như thế nào?
a) Yêu trường, yêu lớp
b) Chăm làm
c) Ngoan ngoãn, chăm chỉ
Em hãy đọc đoạn đầu bài, chú ý chi tiết miêu tả về Cò.
c) Ngoan ngoãn, chăm chỉ
Câu 17:
Đọc thầm mẩu chuyện sau :
Cò và Vạc
Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu, bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe.
Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc đành chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.
Ngày nay, lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên bụi tre giở sách ra đọc.
TRUYỆN CỔ VIỆT NAM
Dựa theo nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây :
Vạc có điểm gì khác Cò?
a) Học kém nhất lớp
b) Không chịu học hành
c) Hay đi chơi
- Em hãy đọc đoạn đầu bài, chú ý chi tiết miêu tả Vạc.
b) Không chịu học hành
Câu 18:
Đọc thầm mẩu chuyện sau :
Cò và Vạc
Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu, bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe.
Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc đành chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.
Ngày nay, lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên bụi tre giở sách ra đọc.
TRUYỆN CỔ VIỆT NAM
Dựa theo nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây :
Vì sao ban đêm Vạc mới bay đi kiếm ăn ?
a) Vì lười biếng
b) Vì không muốn học
c) Vì xấu hổ
Em hãy đọc đoạn: Nhờ siêng năng... dám bay đi kiếm ăn.
c) Vì xấu hổ
Câu 19:
Đọc thầm mẩu chuyện sau :
Cò và Vạc
Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu, bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe.
Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc đành chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.
Ngày nay, lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên bụi tre giở sách ra đọc.
TRUYỆN CỔ VIỆT NAM
Dựa theo nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây :
Những cặp từ ngữ nào dưới đây là cặp từ ngữ cùng nghĩa ?
a) chăm chỉ - siêng năng
b) chăm chỉ - ngoan ngoãn
c) thầy yêu - bạn mến
Em tìm cặp từ có nghĩa giống nhau.
a) chăm chỉ – siêng năng
Câu 20:
Đọc thầm mẩu chuyện sau :
Cò và Vạc
Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu, bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe.
Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc đành chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.
Ngày nay, lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên bụi tre giở sách ra đọc.
TRUYỆN CỔ VIỆT NAM
Câu Cò ngoan ngoãn được cấu tạo theo mẫu nào trong 3 mẫu dưới đây ?
a) Mẫu 1: Ai là gì?
b) Mẫu 2: Ai làm gì?
c) Mẫu 3: Ai thế nào?
"ngoan ngoãn" nói về đặc điểm của Cò. Em hãy chọn mẫu câu hỏi về đặc điểm của sự vật.
c) Mẫu 3 : Ai thế nào ?
Câu 21:
Dựa vào nội dung bài chính tả trên, trả lời câu hỏi :
Em chú ý chi tiết tả những chú gà con và hoạt động chạy của chúng trong đoạn thơ. >
a) Những chú gà con trông như thế nào ?
b) Đàn gà con chạy như thế nào ?
a) Những chú gà con trông như hòn tơ nhỏ.
b) Đàn gà chạy như lăn tròn trên sân, trên cỏ.
Câu 22:
Hãy viết từ 1 đến 3 câu trên tấm bưu thiếp chúc mừng bạn em nhân dịp sinh nhật bạn.
Em viết bưu thiếp với những lời chúc tốt đẹp dành cho bạn.
Nhân dịp sinh nhật Trung, tớ chúc cậu đạt thành tích cao trong học tập và luôn mạnh khỏe, nhiều niềm vui.