Giải VBT Sinh học 7 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép
-
5444 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dựa vào kết quả quan sát trên mẫu mổ trong bài 32, nêu rõ các thành phần phần của hệ tiêu hóa mà em biết và thử xác định chức năng của mỗi thành phần
Em hãy điền các thành phần của hệ tiêu hóa và chức năng của mỗi thành phần vào bảng sau
Tên theo thứ tự hệ tiêu hóa | Chức năng |
Miệng | Đưa thức ăn vào |
Hầu | Chuyển thức ăn xuống thực quản |
Thực quản | Chuyển thực ăn xuống dạ dày |
Dạ dày | Co bóp, nghiền thức ăn |
Ruột | Tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng |
Gan | Tiết dịch mật |
Câu 2:
Dựa vào hình 33.1 SGK, hoàn chỉnh thông tin dưới đây:
Hệ tuần hoàn gồm tim và các mạch. Tim cá có 2 ngăn là: tâm nhĩ và tâm thất, nối với các vạch tạo thành một vòng tuần hoàn kín.
Khi tâm thất co tống máu vào tâm nhĩ. Từ đó chuyển qua mao mạch mang, ở đây xảy ra sự trao đổi khí, máu trở thành đỏ tươi, giàu oxi, theo động mạch chủ lưng đến mao mạch các cơ quan cung cấp oxi và các chất dinh dưỡng cho các cơ quan hoạt động. Máu từ các cơ quan theo tĩnh mạch bụng về tâm thất. Khi tâm nhĩ co dồn máu sang tâm thất và cứ như vậy máu được vận chuyển trong một vòng kín.
Câu 3:
Dựa vào hình 32.2 SGK, hãy nêu rõ các bộ phận của hệ thần kinh ở cá
Hệ thần kinh hình ống gồm 2 phần: Não (trong hộp sọ), tủy sống (trong các đốt sống)
Dựa vào hình 33.3 SGK, trình bày các thành phần cấu tạo của bộ não cá chép.
Não cá chép gồm: Tiểu não, não trước, não trung gian, não trung gian, hành khứu giác, thùy vị giác, …
Câu 4:
Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước.
Các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước là mang (là cơ quan hô hấp lấy ôxi hòa tan trong nước và thải CO2 ra môi trường nước) và bóng hơi (có tác dụng làm tăng khối lượng riêng khi cá lặn và giảm khối lượng riêng khi cá ngoi lên).
Câu 5:
Hãy tìm hiểu và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm ở hình 33.4 SGK và hãy thử đặt tên cho thí nghiệm.
Giải thích hiện tượng xảy ra ở bình A và bình B (hình 33.4 trang 109 SGK): ở bình A khi cá ngoi lên thế tích cá tăng (do bóng hơi to ra) làm mực nước trong bình A dâng lên chiều cao h1, ở bình B khi cá lặn xuống đáy thể tích cá giảm (do bóng hơi xẹp lại) làm mực nước trong bình B hạ xuống chiều cao h2.
Như vậy, thí nghiệm này là thí nghiệm “Vai trò của bóng hơi ở cá”.