Giải VBT Sinh học 7 Bài 45: Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim
-
5338 lượt thi
-
4 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hãy trình bày tóm tắt những nội dung chính của băng hình
Băng hình nói về tập tính kiếm ăn các kiểu cấu tạo phù hợp để kiếm mồi, cách di chuyển, tập tính sinh sản và bảo vệ con.
Câu 2:
Kiếm ăn: dựa vào các thông tin được xem trong băng hình. Em hãy điền các thông tin vào bảng sau:
Nhóm chim | Loại mồi | Cách kiếm ăn liên quan đến cấu tạo và tập tính |
Nhóm ăn tạp | Quả, thịt,… | Thức ăn thay đổi theo lứa tuổi hay mùa: - Chim non ăn côn trùng, chim lớn ăn hạt và quả (Sẻ, Chào mào...). - Sáo mỏ ngà về mùa hè ăn côn trùng, giun, ve bét..., về mùa đông lại ăn hạt và quả. |
Nhóm ăn chuyên: - Ăn thịt - Ăn xác chết - Ăn hạt - Ăn quả |
Chuột, kiến Xác chết Kê, thóc, … Nhãn, vải,… |
- Mắt của các loài chim này rất tinh, chân có vuốt khoẻ, sắc, mỏ quặp cong và rất sắc. - Kích thước khá lớn, sống trên vùng núi cao, có chân khoẻ, cánh khoẻ - Mỏ ngắn và khoẻ - Tập trung ở vùng nhiệt đới |
Câu 3:
Hãy nêu các cách thức di chuyển của chim
Lớp chim có các hình thức di chuyển khá đa dạng, song có thể chia thành 3 hình thức chính:
- Di chuyển bằng cách bay: có kiểu bay đập cánh (sẻ, bồ câu, cú, quạ) và bay lượn (hải âu, diều hâu, cắt,…)
- Di chuyển bằng cách đi, chạy: đà điểu, nhóm gia cầm, chim cút, quốc,…
- Di chuyển bằng cách bơi: chim cánh cụt.
Câu 4:
Hãy nêu những tập tính kiếm ăn và sinh sản của chim
Tập tính kiếm ăn của chim khá đa dạng:
- Thời điểm hoạt động: loài kiếm ăn ban đêm (cú mèo, cú lợn, vạc,…), loài kiếm ăn ban ngày (phần lớn các loài chim).
- Đặc điểm mồi: nhóm ăn tạp, nhóm ăn mồi sống, nhóm ăn xác chết, nhóm ăn hạt, nhóm ăn mật hoa, nhóm ăn quả,…
Tập tính sinh sản của các loài chim khác nhau ở mỗi loài:
- Tập tính giao hoan: khoe mẽ, đánh nhau giành bạn tình, làm tổ đợi con cái,…
- Tập tính giao phối: mùa giao phối khác nhau.
- Tập tính làm tổ, đẻ trứng: làm tổ dưới đất, làm tổ trên cây, đi đẻ nhờ ở tổ loài khác,…
- Tập tính ấp trứng và nuôi con: chim bố mẹ thay nhau ấp trứng và cùng chăm sóc con non hoặc chỉ có con mái ấp trứng hoặc để loài khác “nuôi hộ” con non,…