Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Bài 21. Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ x đến đầu thế kỉ XVI có đáp án
Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Bài 21. Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ x đến đầu thế kỉ XVI có đáp án
-
144 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quan sát hình 21.3, dựa vào đoạn tư liệu 21.5 - trang 93, 94 trong SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST) và hoàn thành các nội dung:
- Trình bày những diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
- Nêu những điểm khác biệt căn bản về tình hình phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI so với giai đoạn trước đó (từ thế kỉ I đến thế kỉ VII). Vì sao lại có sự khác biệt này?
Yêu cầu số 1: diễn biến chính trị của vùng đất phía Nam
- Ở khu vực Nam Trung Bộ:
+ Đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI, trên vùng đất thuộc vương quốc Chăm-Pa, chiến tranh thường xuyên xảy ra giữa Chăm-pa, Cam-pu-chia, Đại Việt.
+ Đầu thế kỉ XVI, lãnh thổ Cham-pa chỉ còn từ phía nam đèo Cả đến sông Dinh (Bình Thuận).
- Ở khu vực Nam Bộ:
+ Thế kỉ VII, vương quốc Phù Nam bị Chân Lạp xâm chiếm, vùng đất Nam Bộ thuộc quyền cai quản triều đình Chân Lạp.
+ Vào thời kì Ăng-Co, triều đình Cam-pu-chia chỉ tập trung phát triển vương quốc ở khu vực Biển Hồ, vùng đất Nam Bộ bị bỏ hoang từ đó.
+ Thế kỉ X - XV, vùng Nam Bộ Việt Nam ngày nay gần như không có dấu chân người.
+ Cuối thế kỉ XVI, nhiều nhóm người Việt tới khai phá vùng đất Nam Bộ.
Yêu cầu số 2:
- Sự khác biệt:
+ Từ thế kỉ I – VII: vùng đất Nam Bộ đặt dưới sự cai trị của vương quốc Phù Nam. Trong các thế kỉ III – V, Phù Nam là đế quốc hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
+ Từ thế kỉ X – XVI: Trên danh nghĩa vùng đất Nam Bộ đặt dưới sự cai trị của nước Chân Lạp (Campuchia). Tuy nhiên, trên thực tế, triều đình Ăng-co hầu như không thể quản lí được vùng đất này. Đất đai bị bỏ hoang, dân cư thưa thớt.
- Nguyên nhân của sự khác biệt:
+ Tình trạng biển lấn, xâm nhập mặn diễn ra mạnh mẽ khiến nhiều vùng đất đai bị ngập úng, khó canh tác
+ Triều đình Chân Lạp khó quản lí và kiểm soát vùng đất Nam Bộ (do người Khơ-me có tập quán canh tác ở những vùng đất đai cao; triều đình Chân Lạp thường xuyên phải đối phó với các cuộc tấn công từ bên ngoài,…)
+ Sự dịch chuyển của tuyến đường thương mại quốc tế khiến cho vùng đất Nam Bộ mất đi vị trí trung tâm
Câu 2:
Hoàn thành bảng thống kê dưới đây về khái quát tình hình chính trị của Vương quốc Chăm-pa.
Giai đoạn |
Tình hình nổi bật |
Thế kỉ X - thế kỉ XIII |
|
Thế kỉ XIII - nửa sau thế kỉ XIV |
|
Nửa sau thế kỉ XIV - thế kỉ XV |
|
Giai đoạn |
Tình hình nổi bật |
Thế kỉ X - thế kỉ XIII |
- Thường xuyên xảy ra chiến tranh giữa Chăm-pa, Cam-pu-chia, Đại Việt. |
Thế kỉ XIII - nửa sau thế kỉ XIV |
- Cuối thế kỉ XIII, Chăm-pa và Đại Việt cùng kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, thiết lập mối quan hệ hòa hiếu.
|
Nửa sau thế kỉ XIV - thế kỉ XV |
- Nửa sau thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ XV xung đột giữa hai nhà nước phong kiến Chăm-pa, Đại Việt tái diễn, dẫn đến sự sáp nhập các vùng Chiêm Động (Quảng Nam), Cổ Lũy (Quảng Ngãi), Vi-giay-a (Bình Định) vào Đại Việt. - Đầu thế kỉ XVI, lãnh thổ Cham-pa chỉ còn từ phía nam đèo Cả đến sông Dinh (Bình Thuận). |
Câu 3:
Hoàn thành bảng thống kê dưới đây về tình hình kinh tế, văn hóa của vùng đất phía Nam.
Kinh tế |
Văn hóa |
|
|
Kinh tế |
Văn hóa |
- Nông nghiệp: + Việc trồng lúa giữ vai trò chủ đạo trong đời sống của nhân dân Chăm-pa và những lớp dân di cư từ Đại Việt vào phía Nam. + Vào thế kỉ X, nghề đánh cá tiếp tục phát triển. - Thủ công nghiệp: một số nghề thủ công duy trì và phát triển: đồ gốm, dệt vải, đóng thuyền,.. - Thương nghiệp: các công đồng cư dân ven biển còn buôn bán sản vật, trao đổi hàng hóa với thương nhân nước ngoài. |
- Từ Quảng Bình đến Phú Yên, người Việt, Chăm cùng sinh sống hòa thuận, tạo nên cộng đồng cư dân mới, hòa nhập về văn hóa. + Người Việt duy trì tín ngưỡng truyền thống; tiếp thu và tôn trọng tín ngưỡng của người Chăm + Nhiều đền, tháp Chăm trở thành nơi thờ cúng chung của cả người Việt và Chăm. |
Câu 4:
Hãy cho biết tại sao trong một thời gian dài, triều đình Chân Lạp không thể quản lí và kiểm soát được vùng đất Nam Bộ.
- Trong một thời kì dài, triều đình Chân Lạp không thể quản lí và kiểm soá được vùng đất Nam Bộ là vì:
+ Với truyền thống quen khai thác các vùng đất cao, với dân số ít, người Khơ-me khi đó không có khả năng tổ chức khai thác vùng đồng bằng rộng lớn mớ bồi lấp, còn ngập nước và sình lầy.
+ Việc khai khẩn đất đai trên vùng đất gốc - Lục Chân Lạp đang đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực.
+ Tình trạng chiến tranh diễn ra thường xuyên giữa Chân Lạp với Chăm-pa: Chân Lạp chỉ dồn sức phát triển ở khu vực Biển Hồ, trung lưu sông Mê Công và mở rộng ảnh hưởng sang phía tây.
Câu 5:
Nêu nhận xét về việc cuối thế kỉ XVI có những nhóm người Việt đến khẩn hoang lập những làng người Việt đầu tiên ở vùng đất Nam Bộ.
- Việc cuối thế kỉ XVI có những nhóm người Việt đến khẩn hoang lập những làng người Việt đầu tiên ở vùng đất Nam Bộ đã:
+ Góp phần khai phá, tạo nên sự trù phú, sầm uất hơn cho vùng đất này.
+ Tạo cơ sở và chứng cứ lịch sử cho quá trình đấu tranh khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại vùng đất Nam Bộ.