Giải VTH Ngữ Văn 6 KNTT Thực hành đọc trang 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48
-
528 lượt thi
-
32 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trả lời:
- Khi thốt lên “Xem người ta kìa!”, người mẹ muốn con: “làm sao để bằng người, không thua em kém chị, không làm xấu mặt gia đình, dòng tộc, không để ai phải phàn nàn, kêu ca điều gì.”
Câu 2:
Đặc điểm của một số đoạn văn trong văn bản Xem người ta kìa!:
a) Đoạn văn từ ………………. đến ……………………: dùng lời kể để nêu vấn đề.
b) Đoạn văn từ ………………. đến ……………………: là lời diễn giải của người viết về vấn đề.
c) Đoạn văn từ ………………. đến ……………………: dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề.
Trả lời:
a) Đoạn văn từ Giờ đây mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn lên” đến “Có người mẹ nào trên đời không ước mong điều đó?”: dùng lời kể để nêu vấn đề.
b) Đoạn văn từ “Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực” đến “Là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười”: là lời diễn giải của người viết về vấn đề.
c) Đoạn văn từ “Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng” đến “nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người”: dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề.
Câu 3:
Trả lời:
- Cái lí ở đây là:
+ Mặc dù trên đời này, mỗi người là một cá thể riêng biệt, nhưng giữa mọi người vẫn có những điểm giống nhau.
+ Cho nên noi theo những điều tốt, những ưu điểm, những mặt mạnh của một ai đó để tiến bộ là điều rất cần thiết.
Câu 4:
Trả lời:
- Những ví dụ để làm sáng tỏ là: Các bạn trong lớp ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao: Ngoại hình, giọng nói, thói quen, sở thích khác nhau.
+ Người thích vẽ, người ưa ca hát, nhảy múa, tập thể thao….
+ Tính cách: sôi nổi, nhí nhảnh, kín đáo, trầm tư,…
- Bài học về cách sử dụng bằng chứng trong văn nghị luận: bằng chứng phải cụ thể, xác thực, tiêu biểu, phù hợp.
Câu 5:
Trả lời:
+ vấn đề cần bàn bạc.
+ lí lẽ của người viết.
+ bằng chứng để chứng minh.
Câu 6:
Trả lời:
Ai cũng có cái riêng của mình. Trong cuộc sống, ngoài sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng, mỗi chúng ta cần phải ý thức được cái riêng, giá trị của bản thân mình. Khi ý thức được giá trị của bản thân là khi biết được điểm mạnh, điểm yếu của chính mình. Lúc ấy chúng ta sẽ biết làm thế nào để phát huy tối đa những khả năng, sở thích vốn có của mình và sửa chữa những khuyết điểm còn tồn tại. Đồng thời khi đã biết những điểm mạnh của bản thân cũng giúp chúng ta tự tin trong hành động, luôn luôn cố gắng để đạt tới cái đích mà mình đã lựa chọn. Ngược lại, nếu đến chính giá trị của bản thân mình chúng ta cũng không hiểu thì thật khó để lựa chọn được con đường đúng đắn, thiếu tự tin với chính quyết định của mình. Hành trình để khẳng định cái riêng của mình còn đòi hỏi mỗi người cần nỗ lực, cố gắng hết mình để tìm thấy giá trị đích thực của bản thân chúng ta.
Câu 7:
Hãy điền các thông tin vào bảng sau:
STT |
Câu |
Vị trí của trạng ngữ |
Chức năng của trạng ngữ |
1 |
Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng. |
|
|
2 |
Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn. |
|
|
3 |
Dù có ý định tốt đẹp, những người thân yêu của ta đôi lúc cũng không hẳn đúng khi ngăn cản, không để ta được sống với con người thực của mình. |
|
|
Trả lời:
STT |
Câu |
Vị trí của trạng ngữ |
Chức năng của trạng ngữ |
1 |
Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng. |
“Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ” → Đầu câu |
Trạng ngữ chỉ thời gian. |
2 |
Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn. |
“Giờ đây” → Đầu câu |
Trạng ngữ chỉ thời gian. |
3 |
Dù có ý định tốt đẹp, những người thân yêu của ta đôi lúc cũng không hẳn đúng khi ngăn cản, không để ta được sống với con người thực của mình. |
“Dù có ý định tốt đẹp” → Đầu câu |
Trạng ngữ chỉ điều kiện. |
Câu 8:
Sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ và câu đã lược bỏ trạng ngữ:
STT |
Câu có trạng ngữ |
Câu lược bỏ trạng ngữ |
Sự khác nhau về nội dung |
1 |
Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”. |
Mẹ còn nói: “Người ta cười chết”. |
|
2 |
Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. |
Mọi người giống nhau nhiều điều lắm |
|
3 |
Tuy vậy, trong thâm tâm, tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ. |
Tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ. |
|
Trả lời:
STT |
Câu có trạng ngữ |
Câu lược bỏ trạng ngữ |
Sự khác nhau về nội dung |
1 |
Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”. |
Mẹ còn nói: “Người ta cười chết”. |
Trạng ngữ chỉ thời gian. |
2 |
Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. |
Mọi người giống nhau nhiều điều lắm |
Trạng ngữ chỉ thời gian. |
3 |
Tuy vậy, trong thâm tâm, tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ. |
Tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ. |
Trạng ngữ chỉ điều kiện. |
Câu 9:
Trả lời:
STT |
Câu có trạng ngữ |
Thêm trạng ngữ cho câu |
1 |
Hoa đã bắt đầu nở. |
Mùa xuân đến, hoa đã bắt đầu nở. |
2 |
Bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước. |
Chủ nhật, bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước. |
3 |
Mẹ rất lo lắng cho tôi. |
Trời đã tối nên mẹ rất lo lắng cho tôi. |
Câu 10:
a. Trong ba cách giải thích thành ngữ chung sức chung lòng:
- đoàn kết, nhất trí
- quyết tâm cao độ
- giúp đỡ lẫn nhau
cách giải thích đúng là …………………
b. Trong ba cách giải thích thành ngữ mười phân vẹn mười:
- tài giỏi
- vẹn toàn, không có khiếm khuyết
- đầy đủ, toàn diện
cách giải thích đúng là ………………….
Trả lời:
a. Trong ba cách giải thích thành ngữ chung sức chung lòng:
- đoàn kết, nhất trí
- quyết tâm cao độ
- giúp đỡ lẫn nhau
cách giải thích đúng là đoàn kết, nhất trí.
b. Trong ba cách giải thích thành ngữ mười phân vẹn mười:
- tài giỏi
- vẹn toàn, không có khiếm khuyết
- đầy đủ, toàn diện
cách giải thích đúng là toàn vẹn, không có khiếm khuyết.
Câu 11:
Nghĩa của thành ngữ trong các câu sau:
STT |
Câu |
Thành ngữ |
Nghĩa của thành ngữ |
1 |
Tôi đã hiểu ra, mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kìa!” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị . |
thua em kém chị |
|
2 |
Nhớ các bạn trong lớp tôi mỗi người một vẻ, sinh động biết bao. |
mỗi người một vẻ |
|
3 |
Người ta thường nói học trò “ nghịch như quỷ ”, ai ngờ quỷ cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào! |
nghịch như quỷ |
|
Trả lời:
STT |
Câu |
Thành ngữ |
Nghĩa của thành ngữ |
1 |
Tôi đã hiểu ra, mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kìa!” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị . |
thua em kém chị |
thua kém mọi người nói chung. |
2 |
Nhớ các bạn trong lớp tôi mỗi người một vẻ, sinh động biết bao. |
mỗi người một vẻ |
mỗi người có những điểm riêng, khác biệt, không ai giống ai. |
3 |
Người ta thường nói học trò “ nghịch như quỷ ”, ai ngờ quỷ cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào! |
nghịch như quỷ |
vô cùng nghịch ngợm, nghịch một cách tai quái, quá mức bình thường. |
Câu 12:
Trả lời:
- Với văn bản này, kể chuyện không phải là mục đích chính mà rút ra bài học mới là điều quan trọng.
- Giả sử lược bỏ hết những lời bàn luận, ý nghĩa của câu chuyện sẽ không còn rõ ràng. Văn bản có tên là “Hai loại khác biệt” và tên đó không phải toát ra từ câu chuyện mà lấy từ chính lời bàn luận của tác giả.
Câu 13:
Cách thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và J hoàn toàn khác nhau, cụ thể là:
Trả lời:
- Một bên, số đông các bạn trong lớp tạo sự khác biệt bằng cách ăn mặc quái lạ, kì dị, làm những trò lố,…
- Một bên (duy nhất chỉ có J) vẫn ăn mặc bình thường như mọi ngày khi đến trường, nhưng thể hiện sự khác biệt bằng phong thái điềm tĩnh, thái độ nghiêm túc, lễ độ nhưng dõng dạc khi trả lời những câu hỏi của giáo viên, tự tin bắt tay thầy giáo khi tiết học kết thúc, …
Câu 14:
Lí do để người viết cho rằng sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp là “vô nghĩa”:
Trả lời:
- Khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt bề ngoài, có tính chất dễ dãi, không cần huy động khả năng gì đặc biệt. Đó có thể là cách ăn mặc, kiểu tóc, những động tác lạ mắt, sự sôi động ồn ào gây chú ý,… Vì dễ, cho nên hầu như ai muốn cũng có thể bắt chước.
Câu 15:
Trả lời:
- Khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt bên ngoài, đa số là bắt chước số đông nên không có ý nghĩa gì.
Câu 16:
Trả lời:
- J đến trường, ăn mặc như bình thường. Nhưng cậu đã làm điều bất ngờ: Đứng lên trả lời các câu hỏi. Khi phát biểu, cậu nói một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trong hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây.
Câu 17:
Trả lời:
- Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có trí tuệ, biết nhận thức về các giá trị, phải có các năng lực cần thiết, có bản lĩnh, sự tự tin,… Những năng lực và phẩm chất quý giá ấy không phải ai cũng có được.
Câu 18:
Trả lời:
- Bài viết đúc kết những suy nghĩ của tác giả về một kỉ niệm tuổi học trò. Chỉ những người non trẻ mới tìm cách thể hiện sự khác biệt bằng những trò lố, những hành vi kì quặc, quái đản như thế. Bài học được rút ra từ đó có ý nghĩa thiết thực trước hết với các bạn học sinh.
Câu 19:
Trả lời:
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Tôi không muốn người khác nhìn vào mình và chỉ thấy mình lập dị, khác loài, vô ích,... mà muốn được công nhận như một người đem lại những giá trị trong cuộc sống. Để khác biệt rất đơn giản nhưng để khác biệt có nghĩa lại vô cùng khó khăn. Để làm được điều này, trước hết con người không được thỏa mãn bởi những thứ quá đơn giản và tầm thường. Chúng ta cần tìm kiếm những điều có nghĩa lý hơn với bản thân cũng như xã hội. Ví dụ như nếu bạn học giỏi một cách xuất chúng, bạn sẽ thành ngôi sao. Nhưng nếu bạn chọn cách khác biệt bằng lối sống sa đọa, không lành mạnh, sự chú ý bạn nhận được không phải ngưỡng mộ mà là tức giận hay thương hại. Mỗi người đều có quyền lựa chọn người mà mình muốn trở thành. Với tôi, tôi muốn trở thành người khác biệt có ý nghĩa.
Câu 20:
Chọn từ phù hợp để đặt vào chỗ trống trong các câu:
STT |
CHỌN TỪ PHÙ HỢP CHO CÂU |
1 |
a. Bị cười, không phải mọi người đều.... giống nhau. (phản ứng, phản xạ, phản đối, phản bác) |
2 |
b. Trên đời, không ai.... cả. (hoàn tất, hoàn toàn, hoàn hảo, hoàn chỉnh) |
3 |
c. Đi đường phải luôn luôn... để tránh xảy ra tai nạn. (nhìn ngó, dòm ngó, quan sát, ngó nghiêng) |
4 |
d) Ngoài... của bản thân, tôi còn được bạn bè, thầy cô thường xuyên động viên, khích lệ. (sức lực, tiềm lực, nỗ lực.) |
Trả lời:
STT |
CHỌN TỪ PHÙ HỢP CHO CÂU |
1 |
a. Bị cười, không phải mọi người đều phản ứng giống nhau. (phản ứng, phản xạ, phản đối, phản bác) |
2 |
b. Trên đời, không ai hoàn hảo cả. (hoàn tất, hoàn toàn, hoàn hảo, hoàn chỉnh) |
3 |
c. Đi đường phải luôn luôn quan sát để tránh xảy ra tai nạn. (nhìn ngó, dòm ngó, quan sát, ngó nghiêng) |
4 |
d) Ngoài nỗ lực của bản thân, tôi còn được bạn bè, thầy cô thường xuyên động viên, khích lệ. (sức lực, tiềm lực, nỗ lực.) |
Câu 21:
So sánh nghĩa của câu khi thay đổi cấu trúc:
STT |
CÂU GỐC |
CÂU THAY ĐỔI CẤU TRÚC |
NGHĨA CỦA CÂU THAY ĐỔI CẤU TRÚC SO VỚI CÂU GỐC |
1 |
Tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế; có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi. |
Có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi; tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế. |
|
2 |
Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là "căn bệnh" hết cách chữa. |
Tuy nhiên, đây không phải là "căn bệnh" hết cách chữa và càng không phải là điều quá nghiêm trọng. |
|
Trả lời:
STT |
CÂU GỐC |
CÂU THAY ĐỔI CẤU TRÚC |
NGHĨA CỦA CÂU THAY ĐỔI CẤU TRÚC SO VỚI CÂU GỐC |
1 |
Tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế; có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi. |
Có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi; tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế. |
Nếu đổi cấu trúc thành câu thay đổi thì lời giải thích lại xuất hiện trước điều băn khoăn. Đặt câu thay đổi cấu trúc vào văn bản sẽ thấy không hợp lí. |
2 |
Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là "căn bệnh" hết cách chữa. |
Tuy nhiên, đây không phải là "căn bệnh" hết cách chữa và càng không phải là điều quá nghiêm trọng. |
Hai vế “điều quá nghiêm trọng” và “căn bệnh hết cách chữa” được đặt trong quan hệ tăng tiến. Đã là quan hệ tăng tiến thì vế sau phải diễn đạt tính chất ở mức cao hơn vế trước. Câu thay đổi cấu trúc đã đảo ngược tương quan này, vì đó là điều không ổn. |
Câu 22:
Khi làm bài tập làm văn, Ni-cô-la phải nhờ đến bố, bởi:
Trả lời:
- Khi làm bài tập làm văn, Ni-cô-la phải nhờ đến bố có thể do:
+ Ni-cô-la vốn học yếu về môn Văn, không tự tin khi làm bài.
+ Đề văn hơi khó, Ni-cô-la cảm thấy chật vật.
+ Trong học tập, Ni-cô-la thường có thói quen cậy dựa, không tự lực.
- Dù là lí do gì thì việc nhờ bố làm hộ bài văn cũng là điều không thể chấp nhận.
Câu 23:
Trả lời:
- Bố Ni-cô-la tỏ ra sốt sắng giúp cậu con trai làm bài văn vì:
+ Bố cho rằng giúp đỡ Ni-cô-la là một điều cần thiết và quan trọng hơn đây sẽ là lần cuối cùng bố giúp cậu. Từ lần sau bố sẽ không giúp đỡ cậu nữa.
+ Việc làm bài không chỉ để giúp đỡ Ni-cô-la mà bố còn muốn cậu thấy bố rất giỏi văn.
Câu 24:
Khi làm văn, cả bố và ông Blê-đúc đều cần biết ai là bạn thân nhất của Ni-cô-la, là vì:
Trả lời:
Cả bố Ni-cô-la và ông Blê-đúc khi muốn làm hộ bài văn đều cần biết 1 điều: ai là người bạn thân nhất của cậu bé.
+ Nếu không biết ai là người bạn thân nhất của Ni-cô-la mà bố hay ông Blê-đúc vẫn làm bài thì bài văn ấy sẽ nói về một người lạ, một người tưởng tượng, không quen biết với Ni-cô-la.
+ Vì vậy không thể đáp ứng yêu cầu của đề: “Miêu tả người bạn thân nhất của em”.
+ Cô giáo sẽ nhận ra bài văn của Ni-cô-la viết về một nhân vật tưởng tượng nào đó chứ không phải là người bạn thân nhất của cậu. Vì vậy cậu có thể sẽ bị điểm kém.
Câu 25:
Trả lời:
- Dẫu Ni-cô-la đã kể ra hàng loạt người bạn của mình, bố cậu vẫn thấy khó viết nổi bài văn vì:
+ Bố Ni-cô-la không phải là bạn của những người mà cậu nêu tên.
+ Bố không biết gì về sinh hoạt hàng ngày, tính nết, sở thích, sở trường, hoàn cảnh gia đình, và các mối quan hệ của họ.
Vì vậy viết về một người xa lạ thì khó có thể viết được.
Câu 26:
Trả lời:
- Đề bài: Tình ban: Hãy miêu tả người bạn thân nhất của em.
+ Đầu tiên phải lựa chọn trong số bạn bè một người mà mình cảm thấy thân thiết, gần gũi, thấu hiểu nhất.
+ Nhớ lại những đặc điểm riêng, những đức tính của bạn, những kỉ niệm giữa bạn với mình,….
Câu 27:
Trả lời:
- “Tôi hiểu rằng bài tập làm văn của tôi thì tốt nhất là tôi tự làm một mình” – đó là bài học mà Ni-cô-la đã rút ra được qua những gì đã xảy ra.
- Bài học này không chỉ đúng với riêng Ni-cô-la mà đúng với mọi học sinh. Chỉ có làm bài bằng sự suy nghĩ, bằng cảm xúc, trải nghiệm của bản thân thì mới bộc lộ được năng lực thực sự của mình, thấy được những điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục.
Câu 28:
Trả lời:
Bài tập làm văn khác là văn bản văn học, khác với Xem người ta kìa! và Hai loại khác biệt là hai văn bản nghị luận.
Câu 29:
Trả lời:
Nhưng tiếng cười được bàn luận trong bài viết này là tiếng cười "ta không bao giờ muốn nghe, không bao giờ chờ đợi. Những tiếng cười khiến ta phải phiền lòng, khó chịu và ước sao nó không hướng vào mình. Đó là sự cười nhạo, chê bai người khác.
Câu 30:
Đối với hiện tượng cười nhạo người khác, người viết bày tỏ thái độ:
Căn cứ đề khẳng định điều đó:
Trả lời:
- Đối với hiện tượng cười nhạo người khác, người viết bày tỏ thái độ: phê phán những nụ cười nhạo báng, mỉa mai, chê bai người khác.
- Căn cứ đề khẳng định điều đó:
+ Tác giả nhận xét trên đời này không có ai là hoàn hảo. Điều quan trọng là biết tự nhận ra điểm yếu của mình để khắc phục. Những người đi chê bai không nghĩ rằng khi họ cũng vướng phải những sai lầm đó thì họ có đáng bị chê cười hay không.
+ Sự khác biệt của mỗi người chính là yếu tố quyết định giá trị của mỗi con người. Nên không có lý do gì để đáng bị người khác cười nhạo. Nếu ai đó cũng bị cười nhạo, tác giả đặt câu hỏi liệu họ có cảm thấy dễ chịu không.
Câu 31:
Trả lời:
Mọi người đều không hoàn hảo, quan trọng là nhận ra và khắc phục. Cười cợt về điểm yếu của người khác để hả hê, tự đề cao mình là không hay. C thể sẽ bị rơi vào tình huống tương tự.
Câu 32:
Trả lời:
+ Lí do để cười: muôn hình vạn trạng.
+ Mọi người đều không hoàn hảo, quan trọng là nhận ra và khắc phục.
+ Sự khác biệt tạo ra sự đa dạng, phong phú cho cộng đồng. Cái khác, cái riêng là bản chất chứ không phải nhược điểm. Hơn thế, nó còn là yếu tố quyết định giá trị mỗi con người.
+ Phản ứng của mỗi người khi bị cười cợt là khác nhau (Có người mặc kệ, có người lặng lẽ sửa nhưng cũng có người hành vi tiêu cực).
+ Thái độ đúng đắn trước sai lầm, khuyết điểm của người khác: Nói rõ sự thật, góp ý chân thành.