Soạn văn 11 Cánh diều Anh hùng tiếng đã gọi rằng có đáp án
-
129 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải giàu nghĩa khí. Qua đó, nêu bật và khẳng định cảm hứng nhân văn, nói lên khát vọng tự do của con người thời đại.
Câu 2:
Cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về mình và khi nói về Từ Hải có gì đáng lưu ý?
- Cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về mình: tự ti.
- Cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về Từ Hải: khiêm nhường, nhỏ nhẹ, chân thành, đầy tình nghĩa.
Câu 3:
Lời của Từ Hải nói với Thúy Kiều cho thấy Từ Hải là một người như thế nào?
- Lời của Từ Hải nói với Thúy Kiều cho thấy Từ Hải là một người chí chí nghĩa, thấu hiểu được nỗi đau riêng và ước mong của Kiều.
Câu 4:
Chú ý hành động và kì tích của Từ Hải.
- Hành động và kì tích của Từ Hải: “gió quét mưa sa”, “đạp đổ năm tòa cõi Nam”,” sấm ran trong ngoài,..góp phần hoàn thiện chân dung anh hùng Từ Hải.
Câu 5:
Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần.
- Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm 2 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến …là tam cam lòng): Cuộc trò chuyện giữa Từ Hải và Thúy Kiều.
+ Phần 2 (phần còn lại): khẳng định vẻ đẹp anh hùng đích thực của Từ Hải trong cuộc chiến công.
Câu 6:
Có gì đáng lưu ý trong cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về mình và khi nói về Từ Hải? Cách xưng hô đó giúp em hiểu gì về Thúy Kiều? Qua cuộc đối thoại giữa hai nhân vật, em thấy Từ Hải là một người như thế nào?
- Khi Thúy Kiều khi nói về Từ Hải, nàng lại mang một sắc thái khác. Tự nhận mình hèn mọn, nhỏ bé, Kiều tôn vinh Từ Hải như một bậc cứu nhân độ thế, rửa sạch oan khiên. Bằng những lời ước lệ, thậm xưng, Từ Hải trong tâm trí Kiều đã hiện lên trong tám vóc vũ trụ, phi phàm: "Trộm nhờ sấm sét ra tay", "Dế đem gan óc đền nghì trời mây".
- Qua cuộc đối thoại giữa hai nhân vật, em thấy Từ Hải hiện lên như một người anh hùng lí tưởng tuyệt đẹp, xem hành động ra oai “sấm sét” của mình giúp Kiều báo ân báo oán là “việc nhà”, là chuyện gia đình…cùng là để Kiều sớm gặp lại gia đình, gặp lại song thân. Chúng ta đã có thể thấy nhân cách anh hùng của Từ Hải là một sự hài hoà tuyệt vời giữa khiêm nhường và xuất chúng, giữa cốt cách hào hoa quốc sĩ và phẩm cách anh hùng, giữa lòng trung hậu nhân từ và sự ngang tàng đấy uy vũ...
Câu 7:
Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích).
- Hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích:
+ Lí tưởng: Từ Hải giúp Kiều báo ân, báo oán là một việc làm đầy nghĩa khí như các anh hùng hảo hán xưa nay vẫn coi trọng. Với Từ hải, không thể dung tha mọi “bất bằng” tội ác ở đời “anh hùng tiếng đã gọi rằng/ giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”. Câu nói vang lên đĩnh đạc, hào hùng thể hiện một lí tưởng anh hùng tuyệt đẹp, như một lời tuyên chiến với mọi cái ác, cái bất công ở đời.
+ Lời nói: đanh thép, ngang tàng, ngang nhiên thách thưc, tự coi minh là "quốc sĩ", nghĩa là kẻ sĩ tầm cỡ quốc gia, lại gọi mình là "anh hùng".
+ Hành động, kì tích: tiến quân như vũ bão “trúc chẻ mái tan”, binh uy chấn động “sấm ran trong ngoài”. Từ Hải dựng lên một triều đình đối địch làm chủ “một góc trời”, có tổ chức quy củ “gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”, xuất quân đánh đâu thắng đấy “gió quét mưa sa”, “đạp đổ năm tòa cõi Nam”. Dưới con mắt của Từ Hải, bọn vua quan triều đình chỉ là “loài giá áo túi cơm”, ngang nhiên thách thức ‘trước cờ ai dám tranh cương/ năm năm hùng cứ một phương hải tần”. Qua đó, ta thấy Từ Hải oai phong lẫm liệt như một anh hùng thần thoại, một dũng sĩ trong sử thi, hiện lên trong hào quang chiến trận, lừng lẫy trong chiến công.
Câu 8:
Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng thể hiện chủ đề gì và có vị trí như thế nào trong tác phẩm Truyện Kiều?
- Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng ca ngợi lí tưởng anh hùng thông qua nhân vật Từ Hải – một con người chí tình chí nghĩa, sống và chiến đấu vì lí tưởng và khát vọng tự do, lẽ công bằng. Thông qua đó, thể hiện khát vọng tự do, ước mơ công lí của Nguyễn Du. Nhân vật Từ Hải là một khám phá đầy sáng tạo của Nguyễn Du: từ một hảo hán trong “Kim Vân Kiều truyện” trở thành một anh hùng đích thực trong “Truyện Kiều”.
Câu 9:
So sánh nghệ thuật miêu tả nhân vật ở các đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng và Trao duyên.
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật ở đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng: sử dụng các từ Hán Việt để góp phần miêu tả cốt cách phi thường của nhân vật Từ Hải đã khắc họa thành công một hình tượng con người mang tầm vóc vũ trụ kì vĩ.
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật ở đoạn trích Trao duyên: sử dụng những từ ngữ chọn lọc, tinh tế, ngôn ngữ kể, độc thoại nội tâm nhân vật có sức thuyết phục cao đã xây dựng thành công diễn biến tâm lí phức tạp, giằng xé, đau khổ của Kiều.