Soạn văn 11 CTST Giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân có đáp án
Soạn văn 11 CTST Giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân có đáp án
-
87 lượt thi
-
1 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hãy trình bày về giá trị của một truyện thơ hoặc một bài bát mà bạn yêu thích.
Bước 1: Chuẩn bị nói
Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng người nghe
• Đề tài: Giới thiệu một tác phẩm truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân.
• Mục đích nói: Giúp người nghe hiểu được lí do lựa chọn tác phẩm và cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
• Đối tượng người nghe có thể là bạn học cùng lớp, thầy, cô giáo, thành viên trong câu lạc bộ…
Tìm ý và lập dàn ý
Tìm ý
Để tìm ý cho bài nói, bạn cần:
– Xác định tác phẩm của ai, ra đời năm nào, trong bối cảnh nào, thuộc thể loại hay loại hình nghệ thuật gì.
– Xác định thể loại của tác phẩm.
– Xác định nội dung của tác phẩm.
– Xác định những biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng.
– Nhận xét, đánh giá về tác phẩm.
Lập dàn ý
Dựa vào những ý đã tìm, bạn có thể phác thảo dàn ý theo gợi ý dưới đây:
Truyện thơ |
Bài hát |
Tác giả (nếu có), tên tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác |
Tác giả, tên tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác |
Lí do lựa chọn tác phẩm |
Lí do lựa chọn tác phẩm |
Thể loại |
Thể loại |
– Tóm tắt nội dung, cốt truyện – Giới thiệu nhân vật |
Giới thiệu nội dung, phương thức thể hiện |
- Nếu điểm nổi bật về nghệ thuật (kết cấu, hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật...) |
Nêu điểm nổi bật về nghệ thuật (tiết tấu, ca từ, hòa âm, nghệ thuật diễn xướng...) |
Khái quát chủ đề, thông điệp |
Khái quát chủ đề, thông điệp |
Ý kiến đánh giá |
Ý kiến đánh giá |
Luyện tập:
Dựa vào gợi ý trên, bạn có thể luyện nói một mình hoặc với bạn bè.
Bước 2: Trình bày bài nói
Khi trình bày bài nói, hãy nhớ một số yêu cầu cơ bản sau:
• Nói từ tốn, tự tin, với âm lượng đủ nghe.
• Tương tác với người nghe.
• Sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách chừng mực để giúp cho bài nói thêm sinh động.
• Sử dụng các phương tiện hỗ trợ để giới thiệu được tác phẩm nghệ thuật một cách trực quan sinh động.
* Bài nói mẫu tham khảo:
Xin chào thầy cô và các bạn, tôi là ….. học sinh lớp….. trường…..
Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng đã từng được lắng nghe ca khúc “Em ơi, Hà Nội phố” (thơ Phan Vũ, nhạc Phú Quang). Bài hát ấy thực sự là hoài niệm níu chân kẻ si tình.
Ca khúc phổ thơ Phan Vũ gợi cảm giác bâng khuâng, nhớ nhung về thủ đô lãng mạn nhưng cũng đầy buồn thương.
Bài hát do Phú Quang phổ nhạc năm 1986, dựa lời thơ Phan Vũ. Nhạc sĩ kể khi vào Sài Gòn sống được nửa năm, ông nhớ Hà Nội. Trong buổi trà chiều, Phan Vũ đọc cho ông nghe bài thơ Em ơi, Hà Nội phố - trường ca dài 443 câu thơ, chia làm 24 khổ. Nghe xong, Phú Quang xúc động và nói với Phan Vũ chắc chắn có một bài hát hay.
“Vẫn biết một bài ca có đáng là bao để trả món nợ ra đi, nhưng khi bài ca được viết ra, tôi đã giải thoát dù chỉ phần nào. Và dẫu chỉ là ít ỏi thì tôi cũng đã xây dựng được chút gì cho kỷ niệm về Hà Nội, nơi chứng kiến bao buồn vui của tôi trong suốt nửa cuộc đời”, nhạc sĩ bộc bạch. Ông đã chọn 21 câu thơ trong sáng tác của Phan Vũ, kết hợp cảm xúc của mình làm nên Em ơi, Hà Nội phố.
Những câu thơ Phú Quang chọn phổ nhạc gắn với hình ảnh đặc trưng của Hà Nội mà hễ mở lời, dễ dẫn dụ người nghe đồng cảm. Phú Quang rời Hà Nội năm 37 tuổi để tìm điều mới lạ cũng như muốn giã từ vài thứ phiền muộn. Ở Sài Gòn được ba tháng, ông khao khát trở về. Thế nhưng, phải 25 năm sau, ông mới quay lại Hà Nội. “Hà Nội có thể không sang trọng bằng khách sạn nào đó, không hoành tráng như thủ đô nào đó. Tôi yêu Hà Nội, tình yêu cực đoan đến nỗi khi nhìn chiếc lá, trong phút ngông cuồng tôi đã nghĩ lá ở Hà Nội xanh hơn nơi khác”, Phú Quang thú nhận.
Em ơi Hà Nội phố
Ta còn em mùi hoàng lan
Ta còn em mùi hoa sữa
Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ
Ai đó chờ ai tóc xõa vai mềm
Lời ca đầy dịu dàng mở ra thứ cảm xúc lãng mạn, tình tứ. Nhân vật chính là “em” - Hà Nội - được gọi thân mật. Hà Nội tựa như người tình, bạn tri kỷ níu chân Phú Quang. Hà Nội mơ màng và mong manh, thanh lịch. Hoàng lan, hoa sữa tồn tại như thực thể có hồn, phảng phất mùi hương rồi ăn sâu vào tiềm thức. Lối đi xưa bảng lảng bóng một người con gái.
Ta còn em cây bàng mồ côi mùa đông
Ta còn em nóc phố mồ côi mùa đông
Mảnh trăng mồ côi mùa đông
Mùa đông năm ấy tiếng dương cầm trong căn nhà đổ
Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân
Mùa đông năm 1972, Hà Nội tang tóc bởi trận dội bom của quân đội Mỹ. Nỗi mất mát đóng hình trong Em ơi, Hà Nội phố. Con chữ mộc mạc khắc sâu cảnh phố xá trơ trụi, ký ức đau thương. Hà Nội thêm cô đơn, trống vắng giữa trời đông rét buốt. Sự sống thưa thớt, bám trụ trên nền đất hoang tàn. Tiếng dương cầm như mới dứt, gây thổn thức khôn cùng. Hình ảnh chuyển hóa từ kỷ niệm của nhà thơ Phan Vũ với cô gái tên Trịnh Thị Nhàn - người ông thầm thương. Nhà Nhàn ở phố Chân Cầm. Phan Vũ si mê khúc dương cầm réo rắt và dành sự cảm mến cho cô.
Em ơi, Hà Nội phố không chỉ là lời thủ thỉ tự tình mà ẩn sâu nỗi xót xa. Phan Vũ chia sẻ: Cụm từ “ta còn em” trong từng đoạn là những hoài niệm yêu thương của tôi về Hà Nội mà đôi lần khi cần nương tựa, an ủi, tôi lại tìm về".
Ta còn em một màu xanh thời gian
Một chiều phai tóc em bay
Chợt nhòa chợt hiện
Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố
Bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường
Ta còn em hàng phố cũ rêu phong
Và từng mái ngói xô nghiêng
Nao nao kỷ niệm
Chiều Hồ Tây lao xao hoài con sóng
Chợt hoàng hôn về tự bao giờ
Vẫn còn đó Hà Nội của những hoài bão, ước mơ và hy vọng. Thế nhưng, nghệ sĩ chẳng thể trốn tránh nỗi đơn côi, phút chạnh lòng. Hình ảnh thiếu nữ ẩn hiện trong Em ơi Hà Nội phố, không rõ bóng hình, không dòng địa chỉ. Họ chợt hiện rồi chợt tan tạo cảm giác mộng mị, đủ khiến kẻ si tình vấn vương, quyến luyến. Độc bước trên con phố dài không dấu chân, kẻ sĩ hoài nhớ dãy nhà cổ tịch mịch, vẻ trầm mặc của 36 phố phường, ánh hoàng hôn buông trên sóng nước Hồ Tây.
“Em ơi, Hà Nội phố” hòa trộn giữa văn chương và hội họa. Ngôn từ chất đầy những hình khối, màu sắc tựa bức tranh. Những đường cọ chỉ chấm phá đôi nét mờ nhòa, tạo không gian lắng đọng cho người thưởng thức. “Em ơi, Hà Nội” phố đồng điệu cảm xúc của cặp nghệ sĩ Phan Vũ - Phú Quang, thể hiện tình yêu mãnh liệt và chân thành.
Phan Vũ viết “Em ơi, Hà Nội phố” trong căn gác số 4 Hàng Bún ngay sau trận trút bom. Hiện nay, tuổi ngoài 90, ông khao khát một lần trở lại Hà Nội, nơi có hương hoàng lan, hoa sữa và kỷ niệm về phụ nữ đẹp. Còn Phú Quang: “mỗi khi lòng xác xơ, tôi vội vã trở về”.
Trên đây là những lời giới thiệu về bài hát “Em ơi, Hà Nội phố”. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Mong được sự góp ý của các bạn.
Bước 3: Trao đổi, đánh giá
Trao đổi
• Lắng nghe ý kiến và câu hỏi của người nghe.
• Trả lời và giải thích rõ ràng những câu hỏi, ý kiến của người nghe. Đánh giá
Lần lượt đóng hai vai: người nói và người nghe. Bạn có thể dùng bảng kiểm ở Bài 1. Thông điệp từ thiên nhiên (Ngữ văn 11, tập một) để tự kiểm soát bài nói của mình và góp ý cho bạn khác.