Soạn văn 11 CTST Ôn tập trang 82 có đáp án
-
104 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Kẻ bảng sau vào vở, nêu các đặc điểm của thể loại truyện thơ được thể hiện qua các đoạn trích:
|
Lời tiễn dặn |
Tú Uyên gặp Giáng Kiều |
Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu |
Cốt truyện |
|
|
|
Nhân vật |
|
|
|
Người kể chuyện |
|
|
|
Ngôn ngữ |
|
|
|
Nhận xét chung |
|
|
|
Trả lời:
|
Lời tiễn dặn |
Tú Uyên gặp Giáng Kiều |
Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu |
Cốt truyện |
- Sử dụng cốt truyện dân gian: nói về tình yêu và cuộc sống hôn nhân với mô hình Gặp gỡ - tại biến- đoàn tụ. |
- Sử dụng cốt truyện dân gian: nói về câu chuyện tình yêu với mô hình Gặp gỡ - tại biến- đoàn tụ. |
- Sử dụng cốt truyện dân gian với mô hình nhân quả. |
Nhân vật |
- Được xây dựng theo khuôn mẫu chung tình, luôn sắt son chung thủy. |
- Được xây dựng theo khuôn mẫu chung tình, luôn sắt son chung thủy; là cô gái xinh đep nết na. |
- Được xây dựng theo khuôn mẫu đại diện cho cái tốt, cái đẹp. |
Người kể chuyện |
Ngôi kể thứ nhất |
Ngôi kể thứ ba |
Ngôi kể thứ ba |
Ngôn ngữ |
- Ngôn ngữ có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. - Có sử dụng ngôn ngữ nói: + Đa dạng về ngữ liệu. + Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ. + … |
||
Nhận xét chung |
- Cả ba văn bản đều mang nét đặc sắc và tiêu biểu chính của thể loại truyện thơ. - Gửi gắm những thông điệp và ý nghĩa tốt đẹp đến với người đọc và người nghe. - … |
Câu 2:
Lời của các nhân vật từ câu “Bữa sau sư phụ mới hay” đến câu “Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều” (trích Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu) có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Dựa vào đầu bạn nhận xét như vậy?
Lời của các nhân vật từ câu “Bữa sau sư phụ mới hay” đến câu “Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều” (trích Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu) có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói, dựa vào:
- Có sử dụng khẩu ngữ góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm và thái độ của người nói.
- Sử dụng trợ từ và các từ ngữ chêm chen…
Câu 3:
Khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bài hát), bạn cần lưu ý những điều gì?
Khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bài hát), chúng ta cần lưu ý những điều sau:
- Sử dụng những lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm (truyện thơ hoặc bài hát) đó.
- Về nội dung bài viết cần nêu và nhận xét được một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ/ bài hát dựa trên những lí lẽ xác đáng và bằng chứng tiêu biểu, hợp lí được lấy từ tác phẩm.
- Về hình thức bài viết cần đảm bảo các yêu cầu của kiểu bài nghị luận như lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết văn bản và kết hợp các thao tác lập luận hợp lí. Và đảm bảo bố cục 3 phần.
Câu 4:
Khi giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân chúng ta cần chú ý:
- Sắp xếp các lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục để người nghe có hứng thú.
- Lựa chọn các đặc điểm về nội dung, nghệ thuật sắc để giới thiệu và làm sáng truyện thơ/ bài hát.
Câu 5:
Qua niềm khát khao đoàn tụ trong các văn bản Lời tiễn dặn, Tú Uyên gặp Giáng Kiều, Người ngồi đợi trước hiên nhà, bạn hiểu gì về bi kịch và vẻ đẹp của con người trong hoàn cảnh xa cách?
Qua niềm khát khao đoàn tụ trong các văn bản Lời tiễn dặn, Tú Uyên gặp Giáng Kiều, Người ngồi đợi trước hiên nhà ta thấy: bi kịch và vẻ đẹp của con người trong hoàn cách xa cách gây cho con người rất nhiều khó khăn và thử thách, nó đưa con người tới nhiều nỗi đau đớn về thể xác, tinh thần. Tuy nhiên cũng qua đó, ta nhìn thấy được tấm lòng của những con người trong sáng, sống hiền hậu, phúc đức, son sắt và tình yêu thủy chung của con người với con người trong sự khốc liệt của cuộc sống.