Chủ nhật, 29/09/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Văn Soạn văn 11 KNTT Thực hành đọc: Tiếp xúc với tác phẩm có đáp án

Soạn văn 11 KNTT Thực hành đọc: Tiếp xúc với tác phẩm có đáp án

Soạn văn 11 KNTT Thực hành đọc: Tiếp xúc với tác phẩm có đáp án

  • 54 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nội dung chính của văn bản?
Xem đáp án

Văn bản đề cập đến vấn đề tiếp xúc tác phẩm nghệ thuật thông qua bức tranh Em Thúy của Trần Văn Cẩn.


Câu 2:

Nội dung các khái niệm đời sống vật thể và đời sống hình tượng được tác giả sử dụng trong văn bản

Xem đáp án

- Đời sống vật thể: tồn tại vật thể như một đời sống đồ vật. Ví dụ bức tranh Em Thúy là một tấm vải, khổ 45 x 60 cm, rằng nó được vẽ bằng màu dầu, kiểu hội họa bác học châu Âu, rằng nó có khung bằng gỗ,… đó là đồ vật.

- Đời sống hình tượng: tồn tại tinh thần như một hình tượng nghệ thuật của giá trị thẩm mĩ, thể hiện nội dung của tác phẩm. Ví dụ ở bức tranh Em Thúy, hiện tượng phân hóa này không xảy ra trên bức tranh. Hiện tượng này xảy ra trong ý thức tôi, ở cái khả năng trừu tượng hóa của đầu óc con người.


Câu 3:

Vấn đề giá trị chủ quan của tác phẩm

Xem đáp án

- Cái tiêu chuẩn “phản ánh đúng hiện thực”, cái tầm quan trọng của đề tài và khách thể, đối với mĩ thuật, nên hiểu như thế nào? Không nhất thiết phải thấu hiểu đề tài và khách thể là gì, rồi mới hiểu được tác phẩm.

- Khi đổi chủ đề và tên gọi thì giá trị thẩm mĩ hay ý nghĩa nội dung cũng không hề thay đổi, vì bản chất hiện thực vẫn vậy, vẫn là một.

- Bản chất hiện thực ở một tác phẩm không hề là cái kết cấu vật thể của đề tài, hình thù, tên gọi mà chính là cái hiện thực hình tượng.


Câu 4:

Vai trò của người xem, người đọc trong việc giúp hình tượng nghệ thuật trường tồn

Xem đáp án

- Hiện thực và nội dung của tác phẩm còn sinh nở vô hạn trong đầu óc và con mắt người xem. Một tác phẩm hàm súc bao giờ cũng dành cho trí tưởng tượng của người xem một cách tự do hé mở, chờ đợi ở người xem bù đắp sự chủ quan.

- Người xem, người đọc giúp hình tượng nghệ thuật trên đó được thức tỉnh, sống lại và sống thêm một cuộc đời mới.


Câu 5:

Cách triển khai các luận điểm trong văn bản
Xem đáp án

- Các luận điểm trong văn bản triển khai theo một trật tự logic, các luận điểm có sự liên kết với nhau, có tính định hướng nhằm giải đáp những vấn đề nhận thức và tư tưởng đặt ra trong tác phẩm (quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng).

- Các luận điểm đi thẳng vào vấn đề, có tính nghệ thuật, hợp tình hợp lí.

 


Bắt đầu thi ngay