Tổng hợp đề thi thử THPTQG môn Địa lí cực hay có lời giải (P9)
-
2372 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Vùng núi nổi tiếng nhất của Mỹ La tinh là
Đáp án C
Vùng núi nổi tiếng nhất của Mỹ La tinh là dãy núi An-đet. Dãy An-đet nằm dọc ven biển phía Tây của khu vực Mỹ la tinh (SGK/24, địa lí 11 cơ bản).
Câu 2:
Mĩ la tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển
Đáp án C
Mĩ La tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc (SGK/25, địa lí 11 cơ bản)
Câu 3:
Tài nguyên khoáng sản nổi bật ở Mỹ la tinh là
Đáp án B
Tài nguyên khoáng sản nổi bật ở Mỹ La tinh là kim loại đen, kim loại quý và nhiên liệu (SGK/25, địa lí 11 cơ bản)
Câu 4:
Khu vực nào có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới?
Đáp án D
Tây Nam Á là khu vực có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn nhất thế giới. Một số nước có sản lượng dầu mỏ đứng đầu thế giới như Ả-rập Xê-úp, Iran, I-rap,…
Câu 5:
Tự nhiên nước ta phân hóa đa dạng thành các vùng khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo là do:
Đáp án B
Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo chiều kinh tuyến nên tự nhiên nước ta có sự phân hóa khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam; đường bờ biển dài, tiếp giáp biển đông rộng lớn kết hợp với sự phân bậc rõ nét của địa hình: gồm miền núi cao, đồi trung du, đồng bằng, thềm lục địa, kết hợp hướng các dãy núi => tạo nên sự phân hóa đa dạng giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo.
Câu 6:
Tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của nước ta thời kì 1990 – 2009
(Đơn vị: tỉ đồng)
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế của nước ta thời kì 1990 - 2009 là:
Đáp án A
- Dựa vào bảng số liệu: có 3 đối tượng, 4 mốc năm
- Yêu cầu đề bài: thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước
=> Biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế của nước ta thời kì 1990 – 2009.
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt - Trung?
Đáp án A
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, ta thấy cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) nằm trên đường biên giới Việt – Trung. Còn cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) nằm trên đường biên giới Việt – Lào, cửa khẩu Mộc Bài và Vĩnh Xương nằm trên đường biên giới Việt – Cam.
Câu 8:
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới vào năm:
Đáp án A
Vào năm 2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (SGK/9, địa lí 12 cơ bản).
Câu 9:
Nước nào ở Trung Á ít chịu ảnh hưởng của đạo hồi?
Đáp án D
Ở Trung Á quốc gia ít chịu ảnh hưởng của đạo hồi nhất là Mông Cổ.
Câu 10:
Trong các khái niệm sau, chọn khái niệm chính xác nhất về nhóm nước Công nghiệp mới (NICs)
Đáp án C
Nhóm nước Công nghiệp mới (NICs) là các nước đang phát triển đã hoàn thành xong quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp (SGK/7, địa lí 11 cơ bản)
Câu 11:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, hãy cho biết vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh (thành phố) nào của nước ta?
Đáp án B
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, ta thấy vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh Phú Yên của nước ta.
Câu 12:
Nguồn sinh vật trên thế giới đang bị suy giảm nghiêm trọng là do
Đáp án A
Do con người khai thác thiên nhiên quá mức nên đã dẫn đến hậu quả là nguồn tài nguyên sinh vật trên thế giới đang bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài đứng trứng nguy cơ tuyệt chủng.
Câu 13:
Nhận xét đúng nhất về một số đặc điểm kinh tế - xã hội của nhóm nước phát triển
Đáp án B
Một số đặc điểm kinh tế - xã hội của nhóm nước phát triển là giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao (SGK/6, địa lí 11 cơ bản).
Câu 14:
Tổ chức tài chính có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế toàn cầu là
Đáp án C
Tổ chức tài chính có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế toàn cầu là Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) – (SGK/10, địa lí 11 cơ bản).
Câu 15:
Điểm cực Bắc, Nam, Động, Tây phần đất liền nước ta thuộc các tỉnh:
Đáp án B
Điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây phần đất liền nước ta thuộc các tỉnh Hà Giang, Cà Mau, Khánh Hòa, Điện Biên. (SGK/13, địa lí 12 cơ bản).
Câu 16:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp phân theo ngành ở nước ta trong năm 2000 và 2008
Nhận xét nào sau đây chính xác
Đáp án B
Qua biểu đồ, rút ra những nhận xét sau:
- Tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác mỏ giảm và giảm đi 1,4%. (từ 11,2% xuống 9,8%)
- Tỉ trọng ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước có xu hướng giảm và giảm 1%. (từ 5,6% xuống 4,6%)
- Tỉ trọng công nghiệp chế biến có xu hướng tăng lên và tăng thêm 2,4%. (từ 83,2% lên 85,6%)
Như vậy, các ý A, C và D chưa chính xác. Ý B là đúng nhất.
Câu 17:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4- 5, hãy cho biết huyện đảo Cô Tô thuộc tỉnh (thành phố) nào của nước ta?
Đáp án D
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4- 5, ta thấy huyện đảo Cô Tô thuộc tỉnh Quảng Ninh của nước ta.
Câu 18:
Trên đất liền, điểm cực Bắc của nước ta ở vĩ độ:
Đáp án D
Trên đất liền, điểm cực Bắc của nước ta ở vĩ độ 23°23'B thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (SGK/13, địa lí 12 cơ bản).
Câu 19:
Cho biểu đồ sau:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây?
Đáp án B
Biểu đồ đã cho là biểu đồ đường, thể hiện 3 đối tượng, lấy năm 1982 = 100%
=> Nội dụng biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của số dân, sản lượng lúa và bình quân theo đầu người nước ta giai đoạn 1982 – 2005
Câu 20:
Khí hậu châu Phi có đặc điểm chủ yếu là
Đáp án B
Khí hậu châu Phi có đặc điểm chủ yếu là khô và nóng. Châu Phi được mệnh danh là lục địa nóng (SGK/20, địa lí 11 cơ bản).
Câu 21:
Những nguồn tài nguyên của châu Phi đang bị khai thác mạnh là
Đáp án C
Khoáng sản và rừng là những tài nguyên đang bị khai thác mạnh. Rừng bị khai phá quá mức để lấy gỗ, chất đốt và mở rộng diện tích canh tác làm cho đất đai của nhiều khu vực bị hoang hóa, nhất là ven các hoang mạc, bán hoang mạc. Việc khai thác khoáng sản nhằm mang lại lợi nhuận cao cho nhiều công ti tư bản nước ngoài đã làm cho nguồn tài nguyên này bị cạn kiệt và môi trường bị tàn phá.
Câu 22:
Đặc điểm nào là của các nước đang phát triển?
Đáp án C
Đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển là GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều (SGK/7, địa lí 11 cơ bản).
Câu 23:
Ai được hưởng lợi từ việc khai thác khoáng sản ở Châu Phi?
Đáp án A
Việc khai thác khoảng sản nhằm mang lại lợi nhuận cao cho nhiều công ti tư bản nước ngoài đã làm cho nguồn tài nguyên này bị cạn kiệt và môi trường bị tàn phá (SGK/20, địa lí 11 cơ bản).
Câu 24:
Công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được thành tựu to lớn về mặt xã hội là:
Đáp án C
Công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được thành tựu to lớn về mặt xã hội là công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều thành tựu to lớn. Các ý A, B và D là thành tựu về mặt kinh tế.
Câu 25:
Xu thế Đổi mới nền kinh tế - xã hội của nước ta không phải là:
Đáp án B
Đường lối Đổi mới được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986), đưa nền kinh tế-xã hội của nước ta phát triển theo ba xu thế:
- Dân chủ hóa đời sống-xã hội => loại D
- Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo hướng định hướng xã hội chủ nghĩa => loại A
-Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới => loại C
Như vậy, ý B không chính xác.
Câu 26:
Công cuộc đổi mới ở nước ta được manh nha từ năm:
Đáp án C
Công cuộc đổi mới ở nước ta được manh nha từ năm 1979 (SGK/7, địa lí 12 cơ bản).
Câu 27:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990- 2013
(Đơn vị: %)
Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 - 2013?
Đáp án D
Sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 – 2013 như sau:
- Tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư có xu hướng giảm mạnh (giảm 20,3%), ngành công nghiệp – xây dựng tăng nhanh nhất (tăng thêm 15,6%), ngành dịch vụ tăng (4,7%). Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa => Ý A và C đúng
- Tỉ trọng ngành dịch vụ cao nhất (43,3%), tiếp đến là ngành công nghiệp – xây dựng (38,3%) và ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất (18,4%) => Ý B đúng.
- Nhận xét D: khu vực nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất là không đúng.
Câu 28:
Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ năm:
Đáp án D
Vào năm 1995 Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ (SGK/9, địa lí 12 cơ bản).
Câu 29:
Sự biến động diện tích rừng ở nước ta giai đoạn 1943 – 2013
(Đơn vị: triệu ha)
Để vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng ở nước ta giai đoạn 1943 – 2013, biểu đồ nào là thích hợp nhất
Đáp án C
- Căn cứ vào bẳng số liệu: đơn vị tuyệt đối (triệu ha), có 4 mốc năm
- Đề bài yêu cầu thể hiên: sự biến động diện tích
=> Biểu đồ cột (cụ thể là cột chồng) là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự biến động diện tích rừng ở nước ta giai đoạn 1943 – 2013
Câu 30:
Số dân thành thị và tỉ lệ dân cư thành thị ở nước ta giai đoạn 1995 - 2005
Để vẽ biểu đồ thể hiện số dân và tỉ lệ dân cư thành thị nước ta giai đoạn 1995-2005, biểu đồ thích hợp nhất là
Đáp án A
- Căn cứ vào bẳng số liệu: có 2 đơn vị: triệu người và %
- Yêu cầu: thể hiện giá trị tuyệt đối (số dân, tỉ lệ)
=> Biểu đồ kết hợp (cụ thể là cột thể hiện dân số thành thị và đường thể hiện tỉ lệ dân cư thành thị) là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện số dân và tỉ lệ dân cư thành thị nước ta giai đoạn 1995-2005.
Câu 31:
Công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta đã đạt được thành tựu to lớn là:
Đáp án B
Công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta đã đạt được thành tựu to lớn là thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI) – (SGK/10, địa lí 12 cơ bản).
Câu 32:
Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
Đáp án A
Qua biểu đồ kết hợp bảng chú giải: biểu đồ cột, thế hiện giá trị xuất khẩu và nhập khẩu (đơn vị: tỉ USD
=> Nội dụng biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước từ năm 2000 đến năm 2015.
Câu 33:
Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên:
Đáp án D
Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên nước ta luôn có nền nhiệt độ cao, cán cân bức xạ quanh năm dương (SGK/16, địa lí 12 cơ bản).
Câu 34:
TỔNG GDP CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1985 – 2015
(Đơn vị: tỷ USD)
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2016)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1985 - 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
Đáp án D
Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu của biểu đồ: bảng số liệu có tới 7 năm, đơn vị: %
=> Biểu đồ đường là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1985 – 2015.
Câu 35:
Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do
Đáp án B
Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ Trái đất tăng lên (SGK/14, địa lí 11 cơ bản).
Câu 36:
Định hướng nào sau đây không phải là định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới?
Đáp án C
Theo SGK/11 Địa lí 12 CB, một số định hướng để đẩy mạnh công cuộc đổi mới là:
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gần với phát triển nền kinh tế tri thức.=> loại A
- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc dân để tăng tiềm lực kinh tế quốc dân => loại B
- Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững. => loại D
=> loại đáp án A, B, D
Như vậy, thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục dân số- kế hoạch hóa gia đình không phải định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới
Câu 37:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, sắp xếp các bãi tắm nổi tiếng sau từ Bắc vào Nam?
Đáp án A
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các bãi tắm nổi tiếng lần lượt từ Bắc vào Nam là Trà Cổ (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Mỹ Khê (Đà Nẵng).
Câu 38:
Liên kết khu vực được đánh giá là thành công nhất trong lịch sử là
Đáp án A
Liên minh châu Âu – EU là liên kết khu vực được đánh giá là thành công nhất trong lịch sử (tổ chức thương mại hàng đầu thế giới, thiết lập được khối thị trường chung, có vai trò lớn đối với nền kinh tế thế giới…..)
Câu 39:
Ý nghĩa văn hóa - xã hội của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam là tạo điều kiện:
Đáp án D
Ý nghĩa văn hóa - xã hội của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam vị trí liền kề với nhiều nét văn hóa tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội và mối giao lưu lâu đời
=> tạo điều kiện cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước Đông Nam Á (SGK/17, địa lí 12 cơ bản).
Câu 40:
Hậu quả lớn nhất của toàn cầu hoá kinh tế là
Đáp án A
Hậu quả lớn nhất của toàn cầu hoá kinh tế là gia tăng khoảng cách giàu nghèo (SGK/11, địa lí 11 cơ bản).