ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Môn thi: ĐỊA LÍ (Đề 6)
-
3218 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Lợi ích to lớn do người nhập cư mang đến cho Hoa Kì là:
Đáp án C
Người nhập cư đem lại nguồn tri thức, vốn và lực lượng lao động lớn mà không mất tri phí đào tạo. SGK Địa lí 11, CB, trang 39.
Câu 2:
Để tăng sản lượng lương thực ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là:
Đáp án B
Để tăng sản lượng lương thực ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là: đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.
Câu 3:
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta là do:
Đáp án C
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta là do ảnh hưởng của vị trí (nơi đầu tiên và cuối cùng chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc) và các dãy núi hướng vòng cung (đón gió và tạo điều kiện cho sự xâm nhập sâu của gió mùa Đông Bắc).
Câu 4:
Thời gian qua, mức gia tăng dân số ở nước ta giảm do
Đáp án A
Thời gian qua, mức gia tăng dân số ở nước ta giảm do kết quả của chính sách dân số và kế hoạch hoả gia đình. Ví dụ, chính sách: mỗi cặp vợ chồng chỉ có hai con
Câu 5:
Ngành kinh tế biển nào dưới đây không xuất hiện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Đáp án A
Do vùng biển không có tiềm năng dầu khí nên khai thác dầu khí không xuất hiện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 6:
Cho bảng số liệu:
MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2016
(Đơn vị: Triệu đô la Mỹ)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta, giai đoạn 2010 - 2016, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Đáp án C
Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ và bảng số liệu, ta có từ khóa “tốc độ tăng trưởng”.
Biểu đồ đường là thích hợp nhất.
Câu 7:
Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp năng lượng trang 22 kết hợp với trang 10 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi nằm trên sông nào sau đây?
Đáp án B
Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi là một tổ hợp thủy điện nằm trên sông La Ngà thuộc lưu vực sông Đồng Nai. Nhà máy được đặt trên địa phận tỉnh Bình Thuận, có công suất 300 MW.
Câu 8:
Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng 1 ở miền khí hậu phía Bắc phổ biến là:
Đáp án C
Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 (biểu đồ nhỏ), nền nhiệt độ trung bình tháng 1 ở miền khí hậu phía Bắc phổ biến là dưới 18°C.
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp nào sau đây có ngành công nghiệp luyện kim màu?
Đáp án C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 (Công nghiệp chung), xác định kí hiệu ngành luyện kim màu và các trung tâm công nghiệp. Các trung tâm CN có gành công nghiệp luyện kim màu là: Thái Nguyên, TP Hồ Chí Minh.
Vũng Tàu, Hà Nội, Thủ Dầu Một không có ngành luyện kim màu.
Câu 10:
Vùng Đồng bằng sông Hồng phải đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ là do:
Đáp án A
Vùng Đồng bằng sông Hồng có diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người thấp, có mật độ dân số cao, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, nên khả năng mở rộng diện tích hết sức khó khăn, do đó, cần phải đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ để sử dụng hợp lí đất nông nghiệp và tăng sản lượng.
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết đỉnh núi nào sau đây cao nhất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
Đáp án B
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, xác định kí hiệu các đỉnh núi và độ cao.
Độ cao của các đỉnh núi như sau:
Kon Ka Kinh: 1484m
Ngọc Linh: 2598m (Cao nhất)
Chu Yang Sin: 2405m
Lang Bian: 2167m
Câu 12:
Nước ta cần phải đẩy mạnh đánh bắt thủy sản xa bờ vì:
Đáp án B
Việc đánh bắt thủy sản xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa.
Câu 13:
Loại cây ăn quả đặc trưng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Đáp án A
Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh nên thích hợp trồng các cây cận nhiệt đới, ôn đới. Đặc trưng là: mận, đào, lê, chè, hồi, quế,…
Câu 14:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết cây chè được trồng chủ yếu ở những vùng nào sau đây?
Đáp án B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, xác định kí hiệu cây chè. Chè được trồng chủ yếu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
Câu 15:
Cho bảng số liệu:
XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA PHI-LIP-PIN, GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015?
Đáp án A
Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu câu hỏi, tính cán cân xuất nhập khẩu qua các năm:
Năm 2010: -3,6 tỷ đô la Mỹ
Năm 2012: -8,1 tỷ đô la Mỹ
Năm 2014: -10,1 tỷ đô la Mỹ
Năm 2015: -19,5 tỷ đô la Mỹ (lớn nhất)
Vậy, Các năm đều có giá trị nhập siêu.
Giá trị nhập siêu năm 2010 nhỏ hơn năm 2012.
Giá trị nhập siêu năm 2015 lớn hơn năm 2014.
Câu 16:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết ở Duyên hải Nam Trung Bộ, trâu được nuôi ở các tỉnh nào sau đây?
Đáp án B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, xác định kí hiệu trâu. Trâu được nuôi nhiều ở: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
Câu 17:
Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện trong các khu vực:
Đáp án C
Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện trong các khu vực vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.
Câu 18:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Lào?
Đáp án A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, xác định đường biên giới Việt – Lào. Các tỉnh giáp biên giới Việt Lào bao gồm: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum.
Câu 19:
Năng lượng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, phải đi trước một bước là do:
Đáp án D
Năng lượng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, phải đi trước một bước là do: ngành này có nhiều lợi thế (Nguồn nguyên liệu phong phú và đa dạng, cơ sở vật chất) và là động lực để thúc đẩy các ngành khác (Cung cấp nguồn năng lượng phục vụ hoạt động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội của cả nước)
Câu 20:
Phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng vì:
Đáp án D
Phải đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng vì:Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vùng kinh tế phát triển nhất cả nước nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng là điều tất yếu, tạo động lực phát triển kinh tế cho cả nước, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.
Câu 21:
Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là
Đáp án B
Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là đường sắt Thống Nhất (1726km). Là tuyến đường sắt bắt đầu từ thủ đô Hà Nội và kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chạy gần song song với quốc lộ 1A, đi qua nhiều vùng kinh tế..
Câu 22:
Để phát triển công nghiệp, vấn đề cần quan tâm nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:
Đáp án B
Cơ sở năng lượng (điện) chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp cũng như các hoạt động kinh tế khác của DHNTB. Để phát triển công nghiệp, vấn đề cần quan tâm nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:giải quyết tốt vấn đề năng lượng (Tham khảo thêm SGK Địa lí 12CB, Trang 163).
Câu 23:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng hiện nay là do:
Đáp án B
Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng hiện nay là do: sự mở cửa, hội nhập và phát triển mạnh nền kinh tế thị trường. (Nhu cầu đi ại, thông tin liên lạc, giao lưu cao).
Câu 24:
Ý nào dưới đây không đúng khi nói về dân số và lao động của vùng Đồng bằng sông Hồng?
Đáp án D
Vùng ĐBSH là vùng đông dân nhất nước ta, có nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm và trình độ sản xuất. Do là vùng có truyền thống sản xuất nông nghiệp nên dân cư tập trung nhiều ở nông thôn. D sai.
Câu 25:
Vùng biên mà ranh giới ngoài của nó chính là biên giới trên biển của quốc gia, được gọi là
Đáp án C
Vùng biên mà ranh giới ngoài của nó chính là biên giới trên biển của quốc gia, được gọi là: Lãnh hải. (Tham khảo thêm SGK Địa lí 12CB, Trang 15).
Câu 26:
Bắc Trung Bộ có thể mạnh để chăn nuôi gia súc là do:
Đáp án C
Bắc Trung Bộ có thể mạnh để chăn nuôi gia súc là do: có vùng đồi trước núi. (Tham khảo thêm SGK Địa lí 12CB, Trang 157).
Câu 27:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây không thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Đáp án D
Các khu kinh tế cửa khẩu thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ là: Lào Cai (Lào Cai), Móng Cái (Quảng Ninh), Thanh Thủy (Hà Giang).
Cầu Treo (Hà Tĩnh) thuộc Bắc Trung Bộ.
Câu 28:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết đỉnh lũ trên sóng Hồng vào tháng nào sau đây?
Đáp án C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 (Phần biểu đồ đường), xác định đường thể hiện lưu lượng nước sông Hồng, đỉnh lũ rơi vào tháng 8 (VIII).
Câu 29:
Cho biểu đồ:
CƠ CẤU SẢN LƯỢNG LỦA PHÂN THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2016
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta, giai đoạn 2005 - 2016?
Đáp án D
Dựa vào biểu đồ, ta có 1 số nhận xét sau về tỉ trọng lúa:
- Lúa mùa giảm: từ 22,5% (năm 2005) xuống 21,1% (năm 2016)
- Lúa đông xuân giảm: từ 48,4% (năm 2005) xuống 44,5% (năm 2016)
- Lúa hè thu và thu đông tăng: từ 29,1% (năm 2005) lên 34,4% (năm 2016)
=> Nhận xét lúa đông xuân tăng, lúa mùa tăng là không đúng
Câu 30:
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện ở:
Đáp án D
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện ở: tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm. (Tham khảo thêm SGK Địa lí 12CB, Trang 40).
Câu 31:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết trong cơ cấu xuất khẩu của nước ta, mặt hàng nào sau đây có tỉ trọng lớn nhất?
Đáp án D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24 (phần biểu đồ bát úp, phần nửa tròn ở trên). Mặt hàng có tỉ trọng lớn nhất là công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (chiếm 42,6%).
Câu 32:
Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp chủ yếu và lâu dài là:
Đáp án C
Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp chủ yếu và lâu dài là: Xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở nông thôn để tạo ra nhiều việc làm cho người dân.
Câu 33:
Đặc điểm tự nhiên có ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành vùng chuyên canh chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
Đáp án A
Đặc điểm tự nhiên có ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành vùng chuyên canh chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là: khí hậu nhiệt đới trên núi có mùa đông lạnh. (Thích hợp với sự phát triển cây chè).
Câu 34:
Phát biểu nào sau đây không đúng với Đông Nam Á lục địa?
Đáp án A
Đông Nam Á lục địa không có nhiều đảo và quần đảo núi lửa. Nên A sai.
Câu 35:
Hàm lượng phù sa của sông ngòi nước ta lớn là do:
Đáp án D
Hàm lượng phù sa của sông ngòi nước ta lớn là do quá trình xâm thực bào mòn mạnh mẽ ở đồi núi, làm cho các vật liệu ở miền núi bị rửa trôi.
Câu 36:
Cho biểu đồ về dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015:
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Đáp án D
Biểu đồ cột kết hợp đường thể hiện 2 đối tượng khác nhau, 2 đơn vị khác nhau (sản lượng dầu thô và điện). Biểu đồ thể hiện: Sản lượng dầu thô và sản lượng điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015.
Câu 37:
Loại gió có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta là:
Đáp án A
Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến, quanh năm chịu ảnh hưởng của gió Tín Phong (gió Mậu Dịch). Nhưng do chịu tác động lớn của gió mùa nên gió Tín Phong bị lấn át.
Câu 38:
Các huyện đảo thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:
Đáp án A
Các huyện đảo thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là: Hoàng Sa (Đà Nẵng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa (Khánh Hòa), Phú Qúy (Bình Thuận)
Câu 39:
Căn cứ vào bản đồ Thủy sản (năm 2007) trang 20 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất cả nước?
Đáp án B
Căn cứ vào bản đồ Thủy sản (năm 2007) trang 20 của Atlat Địa lí Việt Nam, xác định kí hiệu nuôi trồng thủy sản (cột màu xanh). Tỉnh có sản lượng NUÔI TRỒNG lớn nhất là An Giang (263914 tấn)
Câu 40:
Trong những năm qua, nội bộ ngành nông nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng:
Đáp án D
Trong những năm qua, nội bộ ngành nông nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản. Năm 1990, tỉ trọng ngành nông nghiệp là 83,4% đến năm 2005 chỉ còn 71,5%. Cùng những năm đó, tỉ trọng ngành thủy sản tăng từ 8,7% lên 24,8%. Nếu xét riêng nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) thì tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, còn tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.