Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất (có đáp án)
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 5 : Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động (có đáp án)
-
646 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 4:
Hệ Mặt Trời có các đặc điểm nào dưới đây?
Đáp án C.
Hệ mặt trời có các đặc điểm chủ yếu là Mặt Trời nằm ở trung tâm và các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời quay xung quanh Mặt Trời.
Câu 5:
Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về Hệ Mặt Trời?
Giải thích : Mục I, SGK/19 địa lí 10 cơ bản.
Đáp án: A
Câu 6:
Các hành tinh trong hệ Mặt Trời có đặc điểm là
Đáp án B.
Các hành tinh trong hệ Mặt Trời có đặc điểm là chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, trừ kim tinh và Thiên Vương Tinh.
Câu 7:
Nguyên nhân Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển là do
Đáp án C.
Nguyên nhân Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển là do Trái Đất nằm cách Mặt Trời 149,6 triệu km, đó là khoảng cách lí tưởng cho sự sống và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.
Câu 8:
Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do
Đáp án D.
Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Câu 9:
Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do
Đáp án A.
Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do Trái Đất có dạng hình cầu và tự quay xung quanh trục.
Câu 10:
Ở cùng một thời điểm người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau nên có giờ khác nhau. Nguyên nhân là do
Đáp án D.
Ở cùng một thời điểm người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau nên có giờ khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do Trái Đất có dạng hình khối cầu nên lượng bức xạ nhận được từ Mặt Trời khác nhau ở mọi địa điểm trên Trái Đất.
Câu 11:
Bề mặt Trái Đất được chia ra làm
Đáp án B.
Trên bề mặt Trái Đất được chia ra làm 24 múi giờ và mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến. Các địa phương nằm trên cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, gọi là giờ múi.
Câu 12:
Giờ quốc tế (giờ GMT) được tính theo giờ của múi giờ số mấy?
Đáp án A.
Giờ quốc tế (giờ GMT) được tính theo giờ của múi giờ số 0 đi qua đài thiên văn Grin-Uýt ở ngoại ô Luân Đôn, Anh.
Câu 13:
Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là
Đáp án C.
Đường đổi ngày quốc tế, hay đường thay đổi ngày quốc tế, là một đường tưởng tượng dùng để làm ranh giới giữa múi giờ UTC+14 và UTC-12, đi gần với kinh tuyến 1800 kinh Đông từ Bắc Cực, qua eo biển Bering, Thái Bình Dương, cho đến Nam Cực, được quy định bởi Hội nghị quốc tế về kinh tuyến họp tại Washington năm 1884.
Câu 14:
Nếu đi từ phải tây sang phải đông, khi đi qua kinh tuyến 180o người ta phải
Giải thích : Mục II, SGK/21 địa lí 10 cơ bản.
Đáp án: A
Câu 15:
Nếu đi từ phía đông sang phía tây, khi đi qua kinh tuyến 180o người ta phải
Đáp án D.
Người ta quy định lấy kinh tuyến 180o qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông, khi đi qua kinh tuyến 1800 ta phải lùi lại 1 ngày lịch và ngược lại đi từ đông sang tây qua kinh tuyến 1800 ta phải tăng thêm 1 ngày lịch.
Câu 16:
Theo quy định, những địa điểm nào được đón năm mới đầu tiên trên Trái Đất?
Giải thích : Do Trái Đất chuyển động từ Tây sang Đông và quy định lấy kinh tuyến 1800 qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế nên các địa phương ở các địa điểm nằm trên kinh tuyến 180o sẽ được đón năm mới đầu tiên trên Trái Đất.
Đáp án: B
Câu 17:
Theo quy định, những người sống ở múi giờ nào chuyển sang một ngày mới đầu tiên trên Trái Đất?
Đáp án C.
Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông - > Các khu vực giờ ở phía Đông múi giờ gốc có giờ sớm nhất -> Theo quy định ở múi giờ số 12 sẽ đón ngày mới đầu tiên trên Trái Đất.
Câu 18:
Nếu múi giờ số 12 đang là 2 giờ ngày 15 – 2 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là mấy giờ, ngày bao nhiêu?
Giải thích: Việt Nam (múi giờ số 7) cách múi giờ 12 là 5h về phía Tây nên ở Việt Nam sẽ chậm 5h. Vậy, khi ở múi giờ 12 là 2h thì ở Việt Nam là 24 + 2 – 5 = 21h ngày hôm trước (tức ngày 14/2).
Đáp án: D
Câu 19:
Khi giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31 – 12 năm 2015 thì ở Việt Nam là
Giải thích : Việt Nam mũi giờ số 7 còn GMT múi giờ số 0, cách nhau 7 múi giờ về phía Đông nên khi GMT là 24h thì Việt Nam là 24 + 7 = 31h (tức là Việt Nam lúc đó sẽ thêm 1 ngày và 7h). Vậy, khi giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31 – 12 năm 2015 thì ở Việt Nam là 7h ngày 1 – 1 năm 2016.
Đáp án: D
Câu 20:
Nguyên nhân sinh ra lực Côriolit là
Đáp án B.
Do Trái Đất tự quay trục, mọi vật thể chuyển động trên Trái Đất đều chịu tác động của lực gây ra chuyển động ban đầu và lực do sự tự quay theo hướng từ tây sang đông của Trái Đất. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính) => Lực làm lệch hướng đó gọi là lực Côriôlit.
Câu 21:
Do lực Côriolit, vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng nhiều nhất khi
Đáp án A.
Do lực Côriolit, vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng nhiều nhất khi chuyển động theo phương kinh tuyến (ở bán cầu Bắc vật chuyển động lệch về bên phải, ở bán cầu Nam vật chuyển động lệch về bên trái theo hướng chuyển động ban đầu).
Câu 22:
Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực corrilit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành
Giải thích : Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động nên ở bán cầu Bắc gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam).
Đáp án: B
Câu 23:
Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Côriolit, gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành
Giải thích: Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động nên ở bán cầu Bắc gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc).
Đáp án: C
Câu 24:
Ở bán cầu Nam, chịu tác động của lực Côriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành
Giải thích: Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động nên ở bán cầu Nam gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam).
Đáp án: A
Câu 25:
Ở bán cầu Nam, chịu tác động của lục Côriolit, gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành
Giải thích : Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động nên ở bán cầu Nam gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành gió Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc).
Đáp án: D