Trắc nghiệm KHTN 6 Giữa học kì 2 có đáp án_ đề 6
-
2552 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Có thể dựa vào đặc điểm nào sau đây để phân biệt nhóm Động vật không xương sống và Động vật có xương sống?
Đáp án đúng là: C
Để phân biệt nhóm Động vật không xương sống và Động vật có xương sống có thể dựa vào đặc điểm xuất hiện của xương cột sống: Động vật có xương sống có bộ xương trong phát triển đặc biệt là xương cột sống.
Câu 2:
Nhóm nào thuộc Động vật không xương sống?
Đáp án đúng là: D
Châu chấu, trai sông, thủy tức, giun đất là những động vật không xương sống.
Cá chép, thỏ là những động vật có xương sống.
Câu 3:
Nhóm nào thuộc Động vật có xương sống?
Đáp án đúng là: C
Chim bồ câu, cá voi, thỏ, ếch, cá chép là những động vật có xương sống.
Giun đất, nhện, sán lá gan là những động vật không xương sống.
Câu 4:
Sứa là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Sứa là đại diện của ngành Ruột khoang.
Câu 5:
Cá cóc là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Cá cóc là đại diện của lớp Lưỡng cư, thuộc bộ Lưỡng cư có đuôi.
Câu 6:
Động vật không xương sống bao gồm
Đáp án đúng là: B
Động vật không xương sống gồm 4 ngành: Ruột khoang, Giun, Thân mềm, Chân khớp.
Cá, Thú, Chim là các lớp động vật có xương sống.
Câu 7:
Động vật có xương sống bao gồm
Đáp án đúng là: C
Động vật có xương sống bao gồm 4 lớp: Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú.
Chân khớp, Thân mềm thuộc động không xương sống.
Câu 8:
Đặc điểm đặc trưng của Thân mềm là
Đáp án đúng là: B
Đặc điểm đặc trưng của Thân mềm là cơ thể mềm, thường có vỏ đá vôi bao bọc. Tuy nhiên, có nhiều loài thân mềm như bạch tuộc,… vỏ cứng tiêu giảm hoặc không có vỏ.
Câu 9:
Đặc điểm đặc trưng của Chân khớp là
Đáp án đúng là: C
Đặc điểm đặc trưng của Chân khớp là có bộ xương ngoài bằng kitin, chân phân đốt.
Câu 10:
Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?
Đáp án đúng là: D
Nhóm Chân khớp là ngành đa dạng nhất về sống lượng loài.
Câu 11:
Da khô, có vảy sừng là đặc điểm của
Đáp án đúng là: C
Nhóm Bò sát có da khô, vảy sừng để thích nghi với điều kiện sống trên cạn.
Câu 12:
Mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng là đặc điểm của
Đáp án đúng là: D
Mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng là đặc điểm của nhóm Chim. Nhóm này có thể thích nghi với nhiều loại môi trường như trên cạn, dưới nước.
Câu 13:
Có đời sống hoàn toàn ở nước, di chuyển bằng vây và hô hấp bằng mang là đặc điểm của
Đáp án đúng là: A
Có đời sống hoàn toàn ở nước, di chuyển bằng vây và hô hấp bằng mang là đặc điểm của nhóm Cá. Nhóm Cá thích nghi với môi trường sống dưới nước.
Câu 14:
Da trần và luôn ẩm ướt, chân có màng bơi là đặc điểm của
Đáp án đúng là: B
Da trần và luôn ẩm ướt, chân có màng bơi là đặc điểm của nhóm Lưỡng cư. Đây là những đặc điểm giúp Lưỡng cư thích nghi với đời sống vừa trên cạn, vừa dưới nước; hô hấp bằng da và phổi.
Câu 15:
Có bộ lông mao bao phủ, răng phân hóa (răng cửa, răng nanh và răng hàm), đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ là đặc điểm của
Đáp án đúng là: D
Có bộ lông mao bao phủ, răng phân hóa (răng cửa, răng nanh và răng hàm), đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ là đặc điểm điển hình của những động vật thuộc nhóm Thú. Tuy nhiên, cũng có loài thú như thú mỏ vịt là loài đẻ trứng.
Câu 16:
Bọ chét là trung gian truyền bệnh gì?
Đáp án đúng là: B
Bọ chét là trung gian truyền bệnh dịch hạch. Đây là con đường phổ biến nhất: Bọ chét hút máu của vật chủ (chuột), vi khuẩn gây dịch hạch sẽ nhân lên trong dạ dày của bọ chét làm tắc nghẽn đường tiêu hóa. Khi vật chủ của bọ chét chuyển sang người, vi khuẩn sẽ theo vết đốt vào cơ thể vật chủ mới và gây bệnh.
Câu 17:
Cá voi không được xếp vào lớp Cá mà được xếp vào lớp Thú, vì
Đáp án đúng là: D
Cá voi không được xếp vào lớp Cá mà được xếp vào lớp Thú, vì:
- có lông mao bao phủ (mặc dù rất ít).
- miệng có răng phân hóa.
- đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Câu 18:
Loài nào gây hại cho lúa?
Đáp án đúng là: B
Loài gây hại cho lúa là ốc bươu vàng. Ốc bươu vàng là loài sinh vật ngoại lai xâm hại, là đối tượng ăn thực vật, thức ăn ưa thích là xà lách, mạ non, rau muống,… Đặc biệt là mạ dưới 3 tuần tuổi có thể bị ốc cắn ngang thân gây thiệt hại trên đồng ruộng, khi ốc bươu vàng phát triển ở mật độ cao có thể làm ruộng mất trắng.
Câu 19:
Giun đũa lây nhiễm vào cơ thể người bằng con đường
Đáp án đúng là: B
Giun đũa lây nhiễm vào cơ thể người bằng con đường ăn uống không hợp vệ sinh: Do ăn uống các loại thực phẩm như rau sống, thịt lợn, trâu, bò, cá, ếch, nhái, lươn, ốc và uống nước chưa nấu chín mang mầm bệnh giun tròn; qua bàn tay bẩn ở trẻ đưa vào miệng; và ăn uống không đảm bảo vệ sinh tại các quán ăn đường phố.
Câu 20:
Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào là dấu hiệu nhận biết động vật?
(1) Cơ thể cấu tạo gồm nhiều tế bào (đa bào)
(2) Có khả năng di chuyển
(3) Không có khả năng di chuyển
(4) Tự tổng hợp được chất hữu cơ nuôi cơ thể (tự dưỡng)
(5) Sử dụng chất hữu cơ có sẵn (dị dưỡng)
(6) Tế bào không có thành tế bào
(7) Tế bào có thành tế bào cellulose
Đáp án đúng là: C
Dấu hiệu nhận biết động vật:
(1) Cơ thể cấu tạo gồm nhiều tế bào (đa bào)
(2) Có khả năng di chuyển
(5) Sử dụng chất hữu cơ có sẵn (dị dưỡng)
(6) Tế bào không có thành tế bào
Câu 21:
Học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam?
Đáp án đúng là: D
Biện pháp mà học sinh có thể góp phần bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam:
- Không chặt phá cây bừa bãi, ngăn chặn nạn phá rừng. Tuyên truyền trong nhân dân bảo vệ rừng.
- Tham gia xây dựng vườn thực vật.
- Phát hiện và báo với chính quyền địa phương các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép thực vật quý hiếm.
Câu 22:
Sự đa dạng về loài phụ thuộc vào
Đáp án đúng là: D
Các sinh vật thường có xu hướng tiến hóa để thích nghi với điều kiện môi trường sống. Như vậy, môi trường sống là một nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng về loài.
Câu 23:
Phát biểu nào dưới đây là đúng?
Đáp án đúng là: C
A. Sai vì các môi trường khắc nghiệt thường có độ đa dạng loài thấp.
B. Sai vì đa dạng sinh học được biểu thị bằng nhiều đặc điểm, trong đó có sự đa dạng về số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài và đa dạng về môi trường sống của sinh vật.
C. Đúng. Sự đa dạng loài thể hiện ở số lượng các loài khác nhau.
D. Sai. Sự đa dạng loài càng cao thì sự đa dạng sinh học càng cao.
Câu 24:
Vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?
Đáp án đúng là: C
Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng vì môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, nền nhiệt tương đối ổn định nên thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của nhiều loài sinh vật. Ngược lại, đới lạnh thì nền nhiệt rất lạnh còn hoang mạc thì nền nhiệt rất nóng khiến sự tồn tại và phát triển của sinh vật gặp khó khăn.
Câu 25:
Lợi ích của đa dạng sinh học động vật ở Việt Nam là
Đáp án đúng là: D
Lợi ích của đa dạng sinh học động vật ở Việt Nam là:
- cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu.
- cung cấp sản phẩm cho công nghiệp.
- có giá trị trong văn hóa.
Câu 26:
Lựa chọn đáp án không đúng về những lợi ích của đa dạng sinh học?
Đáp án đúng là: C
Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng:
- Làm cho các loài thực vật và động vật phong phú.
- Là nguồn tài nguyên tái sinh khổng lồ cho con người.
- Góp phần bảo tồn sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên.
- Cung cấp dược liệu, lương thực, thực phẩm cho con người.
Câu 27:
Biện pháp nào sau đây giúp bảo vệ sự đa dạng sinh học?
(1) Ngăn chặn phá rừng, hạn chế việc khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
(2) Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm đặc biệt.
(3) Xây dựng các khu bảo tồn, vườn Quốc gia,… để bảo vệ các loài động thực vật, trong đó có động thực vật quý hiếm.
(4) Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
Đáp án đúng là: B
Bảo tồn đa dạng sinh học được thực hiện bằng nhiều biện pháp:
(1) Ngăn chặn phá rừng, hạn chế việc khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
(2) Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm đặc biệt.
(3) Xây dựng các khu bảo tồn, vườn Quốc gia,… để bảo vệ các loài động thực vật, trong đó có động thực vật quý hiếm.
(4) Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
Câu 28:
Vườn Quốc gia nào dưới đây nằm ở miền Nam của nước ta?
Đáp án đúng là: A
Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu rừng chứa đựng nguồn tài nguyên đa dạng sinh học quý báu không riêng của Việt Nam. Vườn quốc gia Cát Tiên trải dài trên 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước với hơn 80.000 ha được bao quanh bởi 90 km sông Đồng Nai.
Câu 29:
Đâu là nguyên nhân chính gây nên sự diệt vong của các loài động thực vật?
Đáp án đúng là: D
Nguyên nhân chính gây nên sự diệt vong của các loài động thực vật chính là do các hoạt động khai thác bừa bãi của con người.
Câu 30:
Loại thực phẩm nào sau đây được ứng dụng vai trò của vi khuẩn?
Đáp án đúng là: A
Sữa chua được tạo ra nhờ quá trình lên men của vi khuẩn lactic.
Câu 31:
Loại nấm nào dưới đây được xếp vào nhóm nấm túi?
Đáp án đúng là: B
Nấm men rượu được xếp vào nhóm nấm túi.
Nấm rơm, nấm hương, nấm mỡ thuộc nhóm nấm đảm.
Câu 32:
Những loài nấm độc thường có điểm đặc trưng nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Những loài nấm độc thường có điểm đặc trưng là: có màu sắc rất sặc sỡ, có vòng cuống nấm và bao gốc nấm.
Câu 33:
Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ ỵếu?
Đáp án đúng là: D
Quá trình chế biến rượu vang cần sự tham gia của nấm men rượu. Nấm men rượu sẽ thực hiện phân giải đường để tạo nên rượu.
Câu 34:
Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Nấm hương là loại nấm đảm.
Nấm men rượu, nấm mốc đen trên bánh mì, nấm bụng dê là loại nấm túi.
Nấm mốc gây ôi thiu là nấm tiếp hợp.
Câu 35:
Thuốc kháng sinh penicillin được sản xuất từ đâu?
Đáp án đúng là: A
Thuốc kháng sinh penicillin được sản xuất từ nấm mốc Penicillium.
Câu 36:
Ở người, bệnh nào dưới đây do nấm gây ra?
Đáp án đúng là: A
Bệnh hắc lào là một bệnh do nấm gây ra. Người bị bệnh hắc lào thường xuất hiện các vùng da có dạng tròn, đóngg vảy, có thể sưng đỏ và ngứa ngáy.
Câu 37:
Nấm sinh sản chủ yếu theo hình thức nào?
Đáp án đúng là: B
Nấm sinh sản chủ yếu bằng bào tử có thể là bào tử túi (ở nấm túi), bào tử đảm (ở nấm đảm) hoặc bào tử tiếp hợp (ở nấm tiếp hợp).
Câu 38:
Chất dinh dưỡng chủ yếu có trong các loại thức ăn làm từ nấm là
Đáp án đúng là: C
Chất dinh dưỡng chủ yếu có trong các loại thức ăn làm từ nấm là chất đạm. Nấm là một loại đạm thực vật có lợi cho sức khỏe và đặc biệt có vai trò quan trọng trong chế độ ăn của người ăn chay.
Câu 39:
Nhóm thực vật nào sau đây có đặc điểm có mạch, có hạt, không có hoa?
Đáp án đúng là: C
Hạt trần là nhóm thực vật có đặc điểm có mạch, có hạt, không có hoa.
Rêu là nhóm thực vật không có mạch, không có hạt và không có hoa.
Dương xỉ là nhóm thực vật có mạch, không có hạt và không có hoa.
Hạt kín là nhóm thực vật có mạch, có hạt, có hoa.
Câu 40:
Quan sát hình, so sánh lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất ở 2 nơi có rừng và đồi trọc.
Đáp án đúng là: C
Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở nơi đồi trọc lớn hơn do nước mưa rơi xuống mà không có vật cản, không kịp ngấm xuống dưới đất.
Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở nơi đồi có rừng nhỏ hơn do nước mưa rơi xuống có tán cây, rễ cây cản bớt sức chảy.
ng là: C
Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở nơi đồi trọc lớn hơn do nước mưa rơi xuống mà không có vật cản, không kịp ngấm xuống dưới đất.
Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở nơi đồi có rừng nhỏ hơn do nước mưa rơi xuống có tán cây, rễ cây cản bớt sức chảy.
Câu 41:
Cho sơ đổ sau:
Cây cỏ → (2) → Rắn → Diều hâu
và các sinh vật sau: Con giun, Con chuột, Con bò, Con dê, Bọ ngựa.
Có bao nhiêu sinh vật đã cho phù hợp với số (2) trong sơ đổ trên.
Đáp án đúng là: C
Vị trí (2) sẽ vừa sử dụng cỏ làm thức ăn vừa là thức ăn của rắn → Trong các sinh vật trên, vị trí (2) có thể là: con chuột, con bọ ngựa.
Câu 42:
Các đại diện của ngành Hạt kín và ngành Hạt trần có chung đặc điểm nào khiến chúng có mối quan hệ gần gũi?
Đáp án đúng là: B
Các đại diện của ngành Hạt kín và ngành Hạt trần có chung đặc điểm đều sinh sản bằng hạt khiến chúng có mối quan hệ gần gũi.
Câu 43:
Trong số các ngành thực vật, có bao nhiêu ngành sinh sản bằng bào tử?
Đáp án đúng là: B
Trong số các ngành thực vật, có 2 ngành sinh sản bằng bào tử là ngành rêu và ngành dương xỉ.
Câu 44:
Trong các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là
Đáp án đúng là: C
Thực vật có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm, điều hòa khí hậu → Trong các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là trồng cây gây rừngCâu 45:
Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của thực vật đối với nguồn đất và nước?
Đáp án đúng là: C
Đối với đất và nước, thực vật góp phần giữ đất, giữ nước; hạn chế lũ lụt, hạn hán chứ không có vai trò làm sạch đất và nước nhanh chóng.
Câu 46:
Loài sinh vật nào dưới đây không thuộc giới Nguyên sinh vật?
Đáp án đúng là: D
Phẩy khuẩn là vi khuẩn, thuộc giới Khởi sinh.
Nấm nhày, trùng roi, tảo lục thuộc giới Nguyên sinh vật.
Câu 47:
Nguyên sinh vật là
Đáp án đúng là: C
Nguyên sinh vật đa số là nhóm sinh vật có cấu tạo đơn bào, nhân thực, kích thước hiển vi. Một số ít nguyên sinh vật có cấu tạo đa bào, nhân thực, có thể quan sát bằng mắt thường.
Câu 48:
Vì sao nấm nhày lại được xếp vào nhóm ngành Nguyên sinh vật?
Đáp án đúng là: B
Nấm nhày được xếp vào nhóm ngành Nguyên sinh vật vì nó là một sinh vật đơn bào nhân thực và có khả năng di chuyển.
Câu 49:
Vật trung gian truyền bệnh sốt rét là loài động vật nào?
Đáp án đúng là: B
Muỗi Anopheles là vật trung gian truyền bệnh sốt rét: Khi muỗi mang trùng sốt rét đốt người thì mầm bệnh trong nước bọt của muỗi đi vào mạch máu, chui vào tế bào gan và bắt đầu nhân lên rất nhanh. Khi số lượng mầm bệnh đủ lớn, chúng xâm nhập vào tế bào hồng cầu trong máu của người để tiếp tục sinh sản, sau đó phá vỡ hồng cầu, chui ra ngoài rồi lại chui vào hồng cầu khác để kí sinh. Cứ như vậy, chúng phá hủy hàng loạt hồng cầu.
Câu 50:
Cơ quan di chuyển của trùng biến hình là
Đáp án đúng là: C
Trùng biến hình có hình dạng luôn thay đổi do hình thành chân giả để di chuyển và bắt mồi.